3.1 Việc biết về thuốc kháng sinh của người dân
Chúng tôi tiến hành khảo sát về kiến thức chung của người dân về thuốc kháng sinh, c ả 250 ngưòi được hỏi với câu hỏi: Ông(bà) đã bao giờ nghe nói về thuốc kháng sinh chưa. Kết quả trả lời được tổng kết qua bảng:
Bảng 23: Thực trạng biết về thuốc kháng sinh Biết về thuốc kháng sinh Thị trấn Lim Xã Phú Lâm Tần số (n=150) Tỷ lệ(%) Tần số (n=100) Tỷ lệ(%) Đã nghe 135 90,00 78 78,00 Chưa nghe 15 10,00 22 22,00
Biểu đồ 12: Thực trạng biết về thuốc kháng sinh
100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 Tỷ lệ(%) 90 10
Đã nghe Chưa nghe
Biết về thuốc kháng sinh
□ Thị trấn Lim EXã Phú Lâm
Nhận xét:
Như vậy có tới 10% số người ở thị trấn Lim và 22%, ở xã Phú Lâm trả lời chưa bao giờ nghe về thuốc kháng sinh. Tỷ lệ không biết thuốc kháng sinh ở
xã Phú Lâm cao hơn ở thị trấn Lim, sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê (P< 0,05). Nhưng những người không biết này vẫn tham gia sử dụng thuốc kháng sinh một cách bình thường, chưa nói đến việc biết về nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh, tỷ lệ này sử dụng sai thuốc sẽ chiếm tỷ lệ cao, làm cho tình trạng kháng thuốc trong cộng đồng ngày càng tăng và ngày một phức tạp.
Tất cả những ngưòi trả lời là đã nghe vê thuốc kháng sinh được phỏng vấn tiếp để tìm hiểu sâu về những kiến thức về thuốc kháng sinh của họ:
3.2 Nguồn thông tin để biết về thuốc kháng sinh:
Bảng 24: Nguồn thông tin để biết thuốc kháng sinh
Nguồn thông tin
Thị trấn Lim Xã Phú Lâm Tần số (n=135) Tỷ lệ(%) Tần số (n=78) Tỷ lệ(%) Nhân viên y tế 42 31,11 28 35,89 Người bán thuốc 28 20,74 9 11,53
Người quen bảo 21 15,55 22 28,23
Qua sách báo 24 17,79 4 5,12
Thầy thuốc tư 20 14,81 15 19,23
Nhận xét:
Vậy nguồn thông tin để biết thuốc kháng sinh của người dân còn rất phong phú, không tập trung vào một nơi đúng nhất mà còn có nhiều nguồn tin không chính thức, không biết có chính xác hay không. Tỷ lệ biết thuốc kháng sinh do người quen bảo chiếm tới 15,55% ở thị trấn Lim và 28,23% ở xã Phú Lâm . Điều này cũng là thực trạng về thông tin thuốc kháng sinh chưa được phổ biến tới người dân, do đó ảnh hưởng tới việc sử dụng thuốc kháng sinh.
3.3 Nhận biết thuốc kháng sinh của người dân.
Để kiểm tra thực tế tình hình biết về thuốc kháng sinh chúng tôi đưa ra một số loại thuốc kháng sinh thông dụng để người dân nhận biết. Kết quả như sau:
Bảng 25: Nhận biết thuốc kháng sinh
Các thuốc Thị trấn Lim Xã Phú Lâm
Tần số Tỷ lệ(%) Tần số Tỷ lệ(%) Ampicillin 81 60,00 46 58,97 Amoxicilin 65 48,14 37 47,43 Paracetamol 10 7,4 9 11,53 Panadol 16 11,85 12 15,38 Decolgen 19 14,07 11 14,10 Terpin-Codein 9 6,66 6 7,69 Co-Trimoxazol 20 14,81 15 19,23 Nhận xét:
Như vậy số người biết Ampicilin chiếm tỷ lệ cao nhất (60% ở thị trấn Lim và 58,97% ở xã Phú Lâm), Amoxicilin cũng được nhiều người biết đến với tỷ lệ 48,14% ở thị trấn Lim và 47,43% ở xã Phú Lâm, có 30 trong số 150 người ở
thị trấn Lim và 20 trong số 78 người ở xã Phú Lâm biết cả Ampicilin và Amoxicilin. Có 4 trong số 150 người ở thị trấn Lim và 2 trong số 78 người ở xã Phú Lâm biết cả 3 thuốc Ampicilin, Amoxicilin và Co-trimoxazol. Bên cạnh đó một số người phát biểu là biết thuốc kháng sinh nhưng lại cho rằng
Paracetamol, Panadol, Decolgen, Terpin-Codein cũng là thuốc kháng sinh. Điều này cho thấy việc biết thuốc kháng sinh thường dùng của người dân còn chưa được cao.
3.4 Việc biết về sự kháng thuốc của vi khuẩn
Kết quả của việc sử dụng thuốc kháng sinh không đúng sẽ dẫn tói sự kháng thuốc của vi khuẩn. Sự hiểu biết về vấn đề này của người dân tại điểm nghiên cứu được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 26: Việc biết về sự kháng thuốc của vi khuẩn
Biết về kháng thuốc Thị trấn Lim Xã Phú Lâm Tần số (n=135) Tỷ lệ(%) Tần số (n=78) Tỷ lệ(%) Đã nghe 9 6,67 5 6,41 Chưa nghe 126 93,33 73 93,59 Nhận xét:
Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ người biết về sự kháng thuốc là rất thấp, ở thị trấn Lim là 6,67%, ở xã Phú Lâm là 6,41% trong số những người đã nghe về thuốc kháng sinh. Chính vì không hiểu biết mà người dân sử dụng thuốc kháng sinh lan tràn không thấy được sự nguy hiểm của nó. Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽ ngay cả những kiến thức cơ bản nhất về thuốc kháng sinh người dân còn chưa nắm chắc, mặt khác người dân còn bận nhiều công việc không có thời gian để tìm hiểu sách báo và các tài liệu về sử dụng thuốc.
Trong số 14 người biết về sự kháng thuốc của vi khuẩn thì có 5 trường hợp trả lời nguyên nhân của sự kháng thuốc ỉà do sử dụng thuốc kháng sinh không đúng.
Trong số người đã nghe về thuốc kháng sinh chúng tôi tiến hành phỏng vấn để tìm hiểu về khả năng biết về bệnh của họ. Bởi lẽ biết thuốc rồi nhưng phải biết về bệnh thì việc sử dụng thuốc mới có hiệu quả. Kết quả như sau:
Bảng 27: Việc biết về bệnh nhiễm trùng
Biểu hiện Thị trấn Lim Xã Phú Lâm
Tần số Tỷ lệ(%) Tần số Tỷ lệ(%)
Sốt cao >39 độ 38 28,14 17 21,79
Tại chỗ tổn thương xưng tấy, có mủ
88 65,18 54 69,23
Sốt nhẹ 12 8,88 11 14,10
Ho đơn thuần 18 13,33 18 23,07
Sốt >39 độ hoặc tại chỗ tổn thương xưng tấy, có mủ
15 11,11 9 11,53
Nhận xét:
Kết quả cho thấy vẫn có tới 8,88% ở thị trấn Lim và 14,1% ở xã Phú Lâm coi sốt nhẹ cũng là nhiễm trùng và 13,33%% ở thị trấn Lim và 23,07% ở xã Phú Lâm cho rằng ho đơn thuần cũng là nhiễm trùng. Những người này không hiểu về bệnh nhiễm trùng và nếu họ có biết về cách sử dụng thuốc kháng sinh thì họ cũng vẫn sử dụng sai thuốc kháng sinh. Như vậy cả kiến thức về bệnh của người dân cũng vẫn còn kém. Đây cũng là vấn đề ảnh hưởng tới việc sử dụng sai thuốc kháng sinh.
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT
l.KẾT LUẬN *
1.1 Thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh.
1.1.1 Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh còn rất lạm dụng, nhiều người sử dụng thuốc kháng sinh mà không hề có kiến thức về thuốc kháng sinh. Số người sử dụng thuốc kháng sinh đũng bệnh chỉ chiếm 68,01% ở thị trấn Lim và 57% ở xã Phú Lâm. Còn lại 31,99% ở thị trấn Lim và 43% ở xã Phú Lâm dùng thuốc kháng sinh sai bệnh, trong đó có tới 18,66% ở thị trấn Lim và 24% ở xã Phú Lâm sử dụng thuốc kháng sinh cho cảm cúm, sổ mũi. Nguyên nhân là do người dân thiếu kiến thức về sử dụng thuốc kháng sinh.
1.1.2 Việc sử dụng thuốc kháng sinh không có đơn diễn ra quá phổ biến. Đặc biệt là việc sử dụng thuốc kháng sinh thuộc danh mục thuốc phải kê đơn và bán theo đơn mà không cần đơn chiếm tói 64,78% ở thị trấn Lim và 67,75% ở xã Phú Lâm. Người bán thuốc chạy theo lợi nhuận sẵn sàng bán bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào mà người dân yêu cầu mà không cần đơn bất chấp qui chế kê đơn và bán thuốc theo đơn. Điều này làm cho việc lạm dụng thuốc kháng sinh ra tăng trong cộng đồng.
1.1.3 Thời gian dùng thuốc kháng sinh của những người không có đơn còn rất tuỳ tiện. Có tới 73,96% ờ thị trấn Lim và 75,02% ở xã Phú Lâm ngừng ngay sử dụng thuốc kháng sinh khi vừa có dấu hiệu khỏi. Có tới 5,04% ở thị trấn Lim và 7,95% ở xã Phú Lâm chỉ dùng thuốc kháng sinh 1-2 ngày, trái ngược hoàn toàn với nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh. Liều lượng thuốc kháng sinh được người dân tự động điều chỉnh trong các trường hợp bệnh nặng nhẹ
khác nhau. Đây là việc làm rất nguy hiểm của người dân mà cần phải được khuyến cáo và ngăn chặn ngay.
1.1.4 Một số người mua thuốc kháng sinh theo đơn còn chưa tuân thủ đúng theo đơn, mua không đủ các loại thuốc trong đơn, mua không đủ số lượng thuốc trong đơn còn diễn ra khá phổ biến.
Những thực trạng trên của việc sử dụng thuốc kháng sinh của người dân tại một số xã, thị trấn trong huyện Tiên Du- Bắc Ninh là một điều báo động về tình hình lạm dụng thuốc kháng sinh, sử dụng thuốc kháng sinh không đúng nguyên tắc, làm gia tăng tỷ lệ vi khuẩn kháng lại thuốc kháng sinh
1.2 Thực trạng kiến thức vê thuốc kháng sinh của ngưòi dân.
1.2.1 Thực trạng kiến thức về thuốc kháng sinh, về bệnh của người dân còn rất hạn chế. Có tới 10% ở thị trấn Lim và 22% ở xã Phú Lâm chưa hề nghe về thuốc kháng sinh. Sự nhận thức về bệnh nhiễm trùng cũng còn rất kém
1.2.2 Nguồn thông tin về thuốc kháng sinh còn kém, thông tin để hiểu biết về thuốc kháng sinh tới người dân không có hệ thống, nhiều nguôn thông tin không có độ tin cậy cao, không có cơ sở y tế đứng ra phổ biến cho người dân về thuốc kháng sinh.
1.2.3 Tỷ lệ người nhận biết sai thuốc kháng sinh thông thường còn lớn. Có 11,85% ở thị trấn Lim và 15,38% ở xã Phú Lâm cho rằng Panadol là thuốc kháng sinh, 14,07% ở thị trấn Lim và 14,10% ở xã Phú Lâm cho rằng Decolgen là thuốc kháng sinh. Từ thực trạng hiểu sai về thuốc kháng sinh ở
Từ những hiểu biết sai lệch hoặc không hiểu biết gì về thuốc kháng sinh mà người dân vẫn tự sử dụng theo các nguồn thông tin không chính thức là rất nguy hiểm, vi khuẩn sẽ nhờ đó mà kháng lại thuốc kháng sinh một cách nhanh chóng trong cộng đồng.
2. ĐỂ XUẤ T.
Trước thực trạng việc sử dụng thuốc kháng sinh còn lan giải như tại huyện Tiên Du nói riêng và trong cộng đồng nói chung. Ngành y tế, sở y tế, trung tâm y tế phải cùng có kế hoạch hành động thống nhất thì mới có thể khắc phục được tình trạng hiện tại như hiện nay tại huyện Tiên Du cũng như trong toàn cộng đồng
2.1 Cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục bằng các cuộc họp hướng dẫn về sử dụng thuốc của trạm y tế xã, thị trấn, phát thanh các chương trình hướng dẫn sử dụng thuốc và chăm sóc sức khoẻ trên đài truyền thanh xã, phát các tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, các tờ rơi nhận biết các loại thuốc, thông tin về một số loại thuốc, trong đó có thuốc kháng sinh tại các điểm bán thuốc. Cảnh báo sự nguy hiểm của việc dùng sai thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh.
2.2 Tăng cường kiểm tra qui chế kê đơn và bán thuốc theo đơn tại các điểm bán thuốc. Có hình phạt đích đáng với những cơ sở vi phạm.
2.3 Tổ chức những khoá đào tạo, hướng dẫn miễn phí cho người bán thuốc, người kê đơn. Thực hiện đúng y đức của người thầy thuốc, kê đơn phải đảm bảo khả năng sử dụng hiệu quả của đơn thuốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đàm Trung Bảo dịch (1997) “Phép màu của kháng sinh đang hồi sinh”
Tạp chí dược học, số 2/1997, Tr. 33-38
2. Đàm Trung Bảo dịch (1999) “Thị trường thuốc hiện nay, hiện tình và chiều hướng phát triển”, Tạp chí dược học, số 5/1999, Tr. 21-23
3. Nguyễn Thanh Bình (2001), Dịch tễ dược học, Trường Đại Học Dược Hà NộiVEl-29-103
4ÍGs.Bs. ì)ào Văn Chinh- Ds Phan Bá Hùng (1997), “Sử dụng an toàn và hợp lý thưđc kháng sinh”, Tạp chí dược học, số 3/1997, Tr. 20- 25
5. Nguyễn Thị Chinh (2000) “Nghiên cứu phương pháp giáo dục hướng người dân tới việc sử dụng hợp lý - an toàn thuốc kháng sinh tại Mễ Trì- Từ Liêm - Hà Nội”, Khoá luận tốt nghiệp Dược Sỹ Đại Học khoá 50
6. Lê Đăng Hà - Phạm Văn Ca (1999), “Tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh chính ồ các nước Đông Nam ắ năm 1997”, Thông tin sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh, số 3-4/ 1999
7. Bùi Khắc Hậu và cs (2002) “Nghiên cứu tính nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn phân lập được ở bệnh viện Đống Đa - Hà Nội từ 6/ 2000- 2/2001”,
Tạp chí Y học thực hành, số 11/ 2002, Tr. 53-56
8. Bùi Khắc Hậu và cs (2002), “Nghiên cứu tính kháng thuốc kháng sinh của S. aureus phân lập từ vết mổ nhiễm trùng”, Tạp chí y học thực hành, số
9/2002, Tr. 54-56
9. Phạm Văn Hiển - Lê Thị Phương - Lê Văn Hưng (2002), “Giám sát tính kháng kháng sinh của lậu cầu tại Viện Da Liễu TW từ 1996- 2000”, Nội san Da Liễu, số 2, Tr. 34-43
10. Nguyễn Xuân Hùng (2002), ‘Tinh hình kháng kháng sinh gần đây và những giải pháp ngăn ngừa”, Tạp chí dược học, số 7/2002, Tr. 6-7
11. Hoàng Thị Kim Huyền (2000), Dược Lâm Sàng Đại Cương, Nhà xuất bản y học, Tr. 171- 182
12. Hoàng Tích Huyền (2000), Hướng dẫn sử dụng kháng sinh, Nhà xuất bản y học, Tr. 21- 30
13. Nguyễn Văn Khoa (1997), “Biến động về vi khuẩn vào đầu những năm 2000”, Tạp chí dược học, số 2/1997, Tr. 20- 22
14. (ốs) Phạm Khuê (1999), Hướng dẫn điều trị bằng kháng sinh một số bệnh thường gặp, Nhà xuất bản y học, Tr. 17-25
15. Ts. Nguyễn Vi Ninh (2000), “Tình hình cung ứng và sử dụng kháng sinh ở Việt Nam và những giải pháp nhằm đưa việc sử dụng kháng sinh hợp lý an toàn, hiệu quả”, Hội thảo sử dụng kháng sinh hợp lý an toàn 28- 2912000'
16. Pascal Brudon (2000), “ Sáng kiến của WHO nhằm đối phó vói các vấn đề kháng kháng sinh”, Hội thảo sử dụng kháng sinh hợp lý an toàn 28- 2912000
17. Đặng Hạnh Phức (1997), “Tổ chức y tế giới cảnh báo về cuộc khủng hoảng nhiễm khuẩn trên toàn cầu” Thông tin dược lâm sàng, số 5, Tr. 154-155. 18. Đặng Hạnh Phức (1999), “Salmonella Typhimurium đa kháng”, Thông tin dược lâm sàng, số 4, Tr. 5-6.
19. PGS. TS Trịnh Văn Quỳ (2000), “Chất lượng thuốc kháng sinh lưu hành trên thị trường trong những năm gần đây”, Tạp chí dược học, số 4/2000,Tr 7-8 20. Trần Thị Thu Thuỷ - Nguyễn Phương Châm (2001), “ Hướng dẫn đáo tạo từ xa về sử dụng kháng sinh hợp lý”, Tạp chí dược học, Số 10/2001, Tr 9-11. 21. Trần Thị Thu Thuỷ (1997), “ Tình hình khám chữa bệnh, cung ứng thuốc cho người nghèo, vùng nghèo và biện pháp giải quyết”, Tạp chí dược học, Số
1/1997
22. Nguyễn Thị Thu Thuỷ (1999), “ Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong cộng đồng”, Khoá luận tốt nghiệp dược sỹ đại học khoá 49.
23./PGS.jLê Văn Truyền (2000), “ Vi khuẩn kháng kháng sinh, một thách thức đối von y tế và y học”, Hội thảo sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn 28- 291212000.
24. Nguyễn Thị Vinh (2000), “Bệnh thương hàn và kháng sinh”, Thông tin dược lâm sàng, số 3, Tr. 13-14
25. Bộ y tế - Cục Quản Lý Dược- Lĩnh vực ADPC (2000), “Kết quả giám sát kháng thuốc của các chủng vi khuẩn gây bệnh ở Việt Nam năm 2001”, Thông tin kháng thuốc của vi khuẩn, số 9, Tr. 3-8
26. Bộ y tế (1996), Chiến dịch vận động sử dụng kháng sinh hợp lý - an toàn với người tiêu dùng, Dự án ADPC Việt Nam - Thuỵ Điển
27. Bộ môn Quản Lý và Kinh Tế Dược (2002), Pháp Chế Hành Nghề Dược,
Trường Đại Học Dược Hà Nội, Tr. 214- 217
28. Bộ môn Công nghiệp Dược (2001), Kỹ thuật sản xuất dược phẩm, Trường Đại Học Dược Hà Nội, Tập 1, Tr. 147
29. Vụ Điều Trị - Bộ y tế (2000), “Tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị”, Hội thảo sử dụng kháng sinh trong hợp lý - an toàn 28- 29/2/2000