IX. KẾT LUẬN
3. Khuyến nghị của nhóm
Hỗ trợ phương tiện đi đến TTYT huyện cho sinh viên.
Trong buổi nghe báo cáo tại TTYT huyện, nên có tài liệu phát tay cho sinh viên hoặc trình bày qua powerpoint để sinh viên dễ theo dõi và ghi chép.
Cần cập nhật thông tin (tên, số điện thoại) chính xác của trạm trưởng Trạm y tế xã mỗi đợt thực tập
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. UBND thị trấn Yên Viên. Trạm Y tế. Báo cáo hoạt động Công tác y tế năm 2009 theo 10 chuẩn quốc gia
2. UBND thị trấn Yên Viên. Kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế năm 2010
3. Báo cáo tổng hợp tình hình khám sức khỏe học sinh huyện Gia Lâm năm học 2007- 2008 và 2009-2010
4. Đại học Y Tế công cộng (2008), Bài giảng Quản lý y tế, Nhà xuất bản Y học: Hà Nội 5. Đại học Y tế công cộng (2008). Giáo trình Các Chương trình Y tế quốc gia. Nhà xuất
bản Y học: Hà Nội
6. Sở Y Tế Hà Nội (1998). Sổ tay y tế học đường. Nhà xuất bản Y học: Hà Nội
7. Phạm Song, Đào Ngọc Phong, Ngô Văn Toàn (2001). Nghiên cứu hệ thống y tế phương pháp nghiên cứu y học. Nhà xuất bản Y học
8. Đại học Y tế công cộng (2005). Theo dõi và đánh giá các chương trình và dịch vụ y tế. Nhà xuất bản Y học: Hà Nội
9. Đại học Y tế công cộng (2006). Giáo trình thống kê tin học. Nhà xuất bản Y học: Hà Nội
10. Đại học Y tế công cộng (2006). Tổ chức, quản lý y tế và chính sách y tế
11. Đại học Y tế Công Cộng (2006), Phương pháp nghiên cứu sức khỏe Cộng Đồng, giáo trình cử nhân y tế Công Cộng, Hà Nội.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng phân công chức trách và nhiệm vụ của CBYT
STT Họ và tên
Chức
danh Nội dung công việc
Ghi chú 1 Nguyễn Thị Xuân Trạm trưởng
- Quản lý điều hành mọi hoạt động của trạm y tế.
- Lập kế hoạch hoạt động
- Tham gia khám chữa bệnh và trực tại trạm
- Phụ trách các chương trình: phòng chống HIV/AIDS, giáo dục sức khỏe, và một số chương trình khác.
- Thực hiện báo cáo giao ban định kì với UBND thị trấn và TTYT
- Theo dõi tổ Liên Cơ, Yên Hà
Đảng viên 2 Nguyễn Văn Khâm Y sỹ đa khoa
- Tham gia khám chữa bệnh và trực tại trạm
- Phụ trách chương trình: lao, tâm thần, sốt rét, sốt xuất huyết, PHCN, YTHĐ, ỉa chảy
- Theo dõi tổ Yên Tân, Tiền Phong- Công Đoàn
Đảng viên 3 Ngô Thị Vân Y tá trung học
- Làm công tác điều dưỡng và trực tại trạm
- Phụ trách chương trình TCMR, Vitamin A, VSATTP, Phòng chống rối loạn thiếu hụt iot, Phòng chống tai nạn thương tích
- Làm công tác hành chính, kế toán, thống kê báo cáo
- Theo dõi tổ Ga, Vân, Thái Bình
4 Nguyễn Thu Thủy Y sỹ sản nhi
- Tham gia khám chữa bệnh và trực tại trạm
- Phụ trách chương trình suy dinh dưỡng trẻ em, BVCSBMTE
5 Lê Yến
Nga
Y sỹ đa khoa
- Tham gia khám chữa bệnh
- Phụ trách chương trình VSLĐ, Phòng chống mù lòa, Đông Y – Thuốc nam và một số chương trình khác 6 Nguyễn Thị Kim Oanh Cán bộ dân số
- Phụ trách công tác tuyên truyền dân số-KHHGĐ
7 Nguyễn Thị Bích Phượng Điều dưỡng
- Tham gia công tác khám chữa bệnh và trực tại trạm
- Phụ trách công tác hành chính
Phụ lục 2: Phỏng vấn Cán bộ TYT
Địa điểm: TYT thị trấn Yên Viên Thời gian: Ngày 09/03/2010
Người phỏng vấn:
Nguyễn Thị Thu Trang Nguyễn Thị Hải Hà Nguyễn Quang Hải Dương Thị Thanh Lê Na
Mục tiêu:
1. Tìm hiểu về cơ cấu nhân sự tại trạm y tế thị trấn Yên Viên
2. Tìm hiểu các chương trình y tế quốc gia hiện đang được triển khai tại trạm 3. Tìm hiểu mô hình bệnh tật tại địa bàn thị trấn Yên Viên
4. Tìm hiểu các vấn đề sức khỏe còn tồn tại ở thị trấn Yên Viên và ưu tiên can thiệp trong thời gian tới
Nội dung phỏng vấn:
A .Nội dung phỏng vấn trạm trưởng TYT
1. Cô có thể cho chúng cháu biết trạm y tế thị trấn Yên Viên hiện có bao nhiêu cán bộ? Mỗi cán bộ phụ trách hoạt động gì trong trạm?
Trả lời: Trạm hiện có bảy cán bộ, trong đó có năm cán bộ y tế và hai nhân viên, một người phụ trách công tác Dân số kế hoạch hóa gia đình và một người phụ trách về hành chính. Chi tiết cụ thể về hoạt động của mỗi người cháu có thể ghi chép lại trên bảng phân công tại phòng hành chính tổng hợp.
2. Thưa cô có bao nhiêu chương trình y tế/chương trình y tế quốc gia hiện đang được triển khai tại trạm? Đó là những chương trình nào?
Trả lời: Có tổng cộng 31 chương trình đang được triển khai, trong đó có 23 chương trình y tế quốc gia và 8 chương trình y tế của huyện, chi tiết trong bản kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế năm 2010.
3. Theo cô chương trình nào được ưu tiên nhất? Vì sao?
Trả lời: Một số chương trình trọng điểm như TCMR, Bảo vệ SKBMTE, VSATTP và VSMT, vì đây đều là những chương trình lớn của quốc gia. Ngoài ra, hiện nay trạm cũng đang tập trung đến một số chương trình như chương trình y tế học đường, phòng chống lao...
4. Chương trình nào còn gặp khó khăn trong việc triển khai?
trình đạt chưa cao. Bên cạnh đó, do không có y tế thôn đội nên hoạt động CSCKBĐ và các chương trình y tế triển khai tại cụm dân cư chỉ chủ yếu phối hợp với đội ngũ cộng tác viên dân số và tổ dân phố, gây khó khăn và hạn chế trong công tác chuyên môn.
5. Thưa cô tỷ lệ người dân đến khám tại trạm là bao nhiêu? Khi bị bệnh người dân có thường đến trạm khám và lấy thuốc hay không? (có/không, vì sao?)
Trả lời: Tỷ lệ này đều có trong sổ khám chữa bệnh của trạm. Nhưng nhìn chung, khi bị bệnh người dân cũng không hay đến trạm khám lắm, nếu đến cũng thường là những trường hợp nhẹ, còn nếu nặng thì họ thường đến luôn bệnh viện.
6. Thưa cô trong thời gian vừa qua, tại địa bàn thị trấn có xảy ra vụ dịch nào không ạ? Trạm đã có những hoạt động gì để ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra?
Trả lời: Không có vụ dịch nào trong năm vừa rồi tại thị trấn. Ngay từ đầu năm thị trấn đã chủ động triển khai tích cực các biện pháp phòng chống dịch, tăng cường công tác tuyên truyền VSMT, vệ sinh phòng bệnh. Đặc biệt, còn triển khai khẩn cấp phòng chống dịch cúm H1N1, sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp...
7. Theo cô, hiện có những vấn đề sức khỏe gì đang tồn tại tại thị trấn mình?
Trả lời: Hiện các cô đang quan tâm đến vấn đề cận thị học đường vì đợt đầu năm khám sức khỏe cho học sinh mấy trường trong thị trấn thị thấy tỷ lệ tăng nhiều, cao nhất trong huyện. Ngoài ra, cô thấy bệnh về hô hấp, tiêu hóa với bệnh phụ khoa cũng nhiều. Tỷ lệ bệnh phụ khoa năm nay có giảm ít so với năm ngoái nhưng vẫn còn cao.
8. Theo cô, có những nguyên nhân nào gây nên các vấn đề đó?
Trả lời: Về vấn đề cận thị thì chủ yếu do học sinh bây giờ học nhiều, xem ti vi, điện tử nhiều. Ngoài ra cũng do tác động từ phía phụ huynh, nhà trường, một số cháu thì do cả di truyền, nói chung có rất nhiều yếu tố. Bệnh hô hấp ở đây tỷ lệ mắc cao là do bụi nhiều, đường cao tốc đi qua, các xí nghiệp trong thị trấn.
9. Theo cô, nếu tiến hành chương trình can thiệp vào một trong các chương trình trên thì nên ưu tiên can thiệp vào vấn đề nào? Vì sao?
Trả lời: Cô nghĩ nên can thiệp vào cận thị học đường vì hiện tại tỷ lệ học sinh bị cận thị đang ngày một tăng, và thị trấn lại chưa có chương trình nào can thiệp về vấn đề này.
B. Bộ câu hỏi phỏng vấn chung cán bộ TYT
1. Hiện nay các cô/chú phụ trách chương trình gì?
2. Mong cô/chú giới thiệu cho chúng cháu một số thông tin về chương trình đó? (tỷ lệ mắc bệnh, tình hình triển khai chương trình – hoạt động, chiến dịch, những kết quả đã đạt được)
3. Theo cô/chú những bệnh phổ biến nhất ở thị trấn là gì? Hay mắc ở những đối tượng nào nhất? 4. Nguyên nhân của vấn đề này là gì?
5. Ngoài những bệnh trên thì người dân ở thị trấn còn mắc những bệnh nào nữa? 6. Theo cô/chú, có những vấn đề sức khỏe nào hiện còn tồn tại trong thị trấn?
7. Vậy theo cô/chú, nên ưu tiên can thiệp vấn đề sức khỏe nào trong thời gian tới? Vì sao?
Nội dung phỏng vấn
Nguyễn Văn Khâm Ngô Thị Vân Nguyễn Thu Thủy Nguyễn Thị Kim Oanh
Câu 1: Hiện nay các cô/chú phụ trách chương trình gì? Phụ trách chương trình: lao, tâm thần, sốt rét, sốt xuất huyết, PHCN,
YTHD, ỉa chảy
Phụ trách chương trình TCMR, Vitamin
A, VSATTP, Phòng chống rối loạn loạn thiếu hụt iot, Phòng chống tai nạn thương
tích
Phụ trách chương trình suy dinh dưỡng trẻ em,
BVCSBMTE
Phụ trách công tác tuyên truyền dân số-KHHGĐ
Câu 2: Mong cô/chú giới thiệu
cho chúng cháu một số thông tin về
chương trình đó?
Chương trình phòng chống lao có 23 bệnh nhân, hiện đang quản lý 3 bệnh nhân, có 1
trường hợp lao mới
100% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng
đủ 7 loại vắc xin. Ngoài ra còn tổ chức 2
đợt chiến dịch uống
Trẻ em được theo dõi biểu đồ tăng trưởng thường xuyên. Tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm và thấp
nhất trong toàn huyện.
Tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại tương
đối cao. Tỷ lệ sinh con thứ 3 thấp, thấp nhất
– 36 tháng tuổi. chăm sóc như khám thai định kỳ, tiêm chủng. Tổ chức các đợt khám chiến dịch các bệnh phụ khoa Câu 3: Theo cô/chú những bệnh phổ biến nhất ở thị trấn là gì? Hay mắc ở những đối tượng nào nhất? Bệnh đường hô hấp, tiêu chảy dễ gặp ở mọi
đối tượng
Bệnh đường hô hấp đặc biệt là ở trẻ em
Một số bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản như viêm, loét hoặc nấm
Nhiễm khuẩn đường sinh sản
Câu 4: Nguyên nhân của vấn đề
này là gì?
Khói, bụi giao thông, nguồn nước không đảm
bảo
Do môi trường nhiều khói bụi, trẻ miễn dịch
yếu dễ mắc bệnh Do phụ nữ thiếu kiến thức về các bệnh phụ khoa và ý thức giữ gìn vệ sinh kém Do nước kém vệ sinh và do ý thức giữ gìn của phụ nữ, đàn ông cũng có trách nhiệm trong vấn đề này Câu 5: Ngoài những bệnh trên thì người dân ở thị trấn còn mắc những bệnh nào nữa? Bệnh lao, tâm thần kinh Bệnh tiêu chảy tỷ lệ cao nhưng không nghiêm trọng lắm
Bệnh liên quan tới đường hô hấp và bệnh tiêu chảy
Cảm cúm, viêm họng, tiêu chảy Câu 6: Theo cô/chú, có những vấn đề sức khỏe Vấn đề cận thị học đường và cong vẹo cột
sống ở học sinh
Vấn đề vệ sinh môi trường và cận thị học
đường
Nhiễm khuẩn đường sinh sản và vấn đề cận thị học
đường
Nhiễm khuẩn đường sinh sản và bệnh tiêu chảy
nào hiện còn tồn tại trong thị trấn?
Câu 7: Vậy theo cô/chú, nên ưu tiên
can thiệp vấn đề sức khỏe nào trong
thời gian tới? Vì sao?
Vấn đề cận thị học đường vì tỷ lệ học sinh
bị cận ngày càng tăng và ở lứa tuổi nhỏ dần. Hoặc lao do hiện tượng
kháng thuốc rất nhiều
Vấn đề vệ sinh môi trường vì đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh đường
hô hấp
Nhiễm khuẩn đường sinh sản vì tôi thấy tỷ lệ này
hiện vẫn còn cao
Bệnh tiêu chảy vì nước ở đây không sạch lắm dễ gây ra các bệnh về đường
Phụ lục 3: Phỏng vấn Cán bộ UBND
Địa điểm: UBND thị trấn Yên Viên Thời gian: Ngày 10/03/2010
Đối tượng: Phó chủ tịch UBND Thị trấn Yên Viên Người phỏng vấn:
Nguyễn Thị Thu Trang Doãn Trung Đạt
Dương Thị Thanh
Giới thiệu
Cháu chào cô, chúng cháu là sinh viên trường đại học Y Tế Công Cộng hiện đang thực tập tại thị trấn mình. Trong đợt thực tập này chúng cháu muốn lập một kế hoạch can thiệp giải quyết một vấn đề sức khỏe tại thị trấn. Vậy cháu xin phép cô cho chúng cháu được trao đổi với cô một số vấn đề liên quan để giúp chúng cháu hoàn thành đợt thực tập. Cháu xin chân thành cảm ơn cô!
Mục tiêu
1. Tìm hiểu các thông tin chung về tình hình kinh tế văn hóa xã hội của thị trấn Yên Viên
2. Xác định được vấn đề sức khỏe nổi cộm tại địa bàn thị trấn
3. Tìm hiểu về hoạt động của UBND và công tác phối hợp với trạm y tế trong việc giải quyết các vấn đề sức khỏe tại thị trấn
4. Tìm hiểu quan điểm của CB UBND về vấn đề sức khỏe ưu tiên can thiệp trong thời gian tới
Nội dung phỏng vấn:
1. Cô/chú có thể cho chúng cháu biết về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của thị trấn?
Trả lời: Các cháu có thể sang bên văn phòng chỗ chị Lan, chị ấy sẽ cho các cháu mượn Báo cáo tổng kết mới nhất, trong đó có đầy đủ thông tin về tình hình thị trấn năm vừa rồi.
2. Qua trao đổi với các cô chú bên trạm y tế và phỏng vấn một số người dân, chúng cháu được cho biết hiện thị trấn ta đang phải đối mặt với một số vấn đề sức khỏe như: vấn đề cận thị học đường, vấn đề bệnh NKĐSS ở phụ nữ, các bệnh về
đường hô hấp, bệnh tiêu hóa, vấn đề VSMT và thiếu nước sạch. Vậy theo cô/chú, trong những vấn đề nêu trên, cô chú thấy vấn đề nào là nổi cộm nhất?
Trả lời: Vừa qua cô có trao đổi với cô trạm trưởng bên TYT thì cũng thấy thời gian gần đây tình hình cận thị ở học sinh tại thị trấn là khá nhiều, cô cũng đánh giá đấy là một trong những vấn đề quan trọng. Tuy nó không phải vấn đề dịch bệnh cấp thiết gì nhưng cũng ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của cả một thế hệ tương lai. Ngoài ra, vấn đề bệnh NKĐSS và các bệnh về đường hô hấp cũng nhiều.
3. Hiện thị trấn đã và đang triển khai những hoạt động nào để giải quyết những vấn đề sức khỏe đó?
Trả lời: Nói chung đối với tất cả các vấn đề sức khỏe tại thị trấn được bên y tế báo cáo, UBND đều cùng với TYT phối hợp triển khai các biện pháp để giải quyết như tổ chức khám sức khỏe định kì, truyền thông qua loa phát thanh, hoặc khi có dịch xảy ra thì UBND cùng với TYT và một số ban ngành khác cũng thành lập một ban chỉ đạo phòng chống dịch, không để dịch lây lan rộng.
4. Vậy cụ thể đối với vấn đề cận thị ở học sinh tiểu học, UBND đã có những biện pháp gì để can thiệp?
Trả lời: Thực ra chương trình can thiệp cụ thể về vấn đề này chủ yếu vẫn là tổ chức khám sức khỏe hàng năm cho các cháu. Sau đó, TYT báo cáo lại kết quả cho ủy ban và có danh sách gửi về gia đình để bố mẹ đưa các cháu đi khám mắt.
5. Vậy quá trình triển khai đã đạt được những kết quả gì?
Trả lời: Nhìn chung hoạt động này mới dừng ở mức độ triển khai bên trường học và thông báo về cho phụ huynh. Năm học vừa rồi tỷ lệ cận thị vẫn còn tăng cao.
6. Trong quá trình triển khai các chương trình y tế, UBND có phối hợp hoạt động với những ban ngành nào?
Trả lời: Hội phụ nữ, trường học, đoàn thannh niên, mặt trận tổ quốc,.. nói chung là