GỖ GIA DỤNG TRÊN ĐỊA BAØN THAØNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP CHIẾN lược NHẰM THÚC đẩy sự PHÁT TRIỂN NGÀNH CHẾ BIẾN đồ gỗ GIA DỤNG TRONG THẬP NIÊN đầu THẾ kỷ 21 TRÊN địa bàn TP HCM (Trang 31)

1995 1996 1997 1998 CÁC CHỈ TIÊU Đơn vị

GỖ GIA DỤNG TRÊN ĐỊA BAØN THAØNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

THAØNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

1. Nhiệm vụ của ngành chế biến đồ gỗ gia dụng thành phố Hồ Chí Minh. 2. Mục tiêu của ngành chế biến đồ gỗ gia dụng thành phố Hồ Chí Minh.

3. Các giải pháp chiến lược nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành chế biến đồ gỗ gia dụng thành phố Hồ Chí Minh.

Giải pháp 1: Tăng trưởng thông qua việc hội nhập hàng ngang.

Giải pháp 2: Tăng trưởng hội nhập vào các tổ chức cung cấp các yếu tố đầu vào ( hội nhập về phía sau ). ¬ Hội nhập vào các tổ chức tài chánh.

¬ Hội nhập vào các tổ chức cung ứng nguyên liệu gỗ phôi.

¬ Hội nhập vào ngành sản xuất, cung ứng máy móc thiết bị chuyên ngành. ¬ Hội nhập vào các tổ chức đào tạo nguồn nhân lực.

Giải pháp 3: Tăng trưởng hội nhập vào các tổ chức thương mại, dịch vụ ( hội nhập về phía trước ) và chiến lược thâm nhập-phát triển thị trường trong và ngoài nước.

4. Một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước.

1. Nhiệm vụ của ngành chế biến gỗ gia dụng thành phố Hồ Chí Minh

Ngành chế biến gỗ chiếm một vai trò, vị trí khá khiêm tốn so với các ngành công nghiệp khác trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Hơn nữa, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu cũng như quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành chế biến gỗ có xu hướng giảm sút trong thời gian qua. Do đó, nhiệm vụ đặt ra cho ngành chế biến gỗ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong những năm của thập niên

đầu thế kỷ 21 là phải khôi phục và đẩy mạnh tốc độ phát triển ngành, xây dựng ngành công nghiệp chế biến gỗ thành một ngành có khả năng vừa kết hợp tính tiên tiến, hiện đại vừa phát huy tính tinh xảo, khéo léo của ngành nghề truyền thống, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội và tăng cường xuất khẩu. Cụ thể, bao gồm 5 nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

Tạo môi trường pháp lý ổn định, xây dựng chiến lược phát triển ngành trong thời gian dài hạn nhằm tạo lòng tin cho các nhà đầu tư trong nước cũng như ngoài nước. Đây là điều kiện cần thiết để thu hút đầu tư nước ngoài và vốn nhàn rỗi trong nhân dân thông qua việc đầu tư thành lập các công ty mới hay tham gia mua cổ phiếu của các Công ty cổ phần,…

Đẩy mạnh việc đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ chế biến gỗ hiện đại đồng thời nâng cao trình độ lực lượng lao động nhằm sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm cung cấp cho thị trường nội địa cũng như thị trường nước ngoài. Từ đó, đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ gia dụng trong nước và tăng sản lượng, kim ngạch xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu gỗ dùng để chế biến sản phẩm của các doanh nghiệp, cần phải xây dựng một quy chế, chính sách nhập khẩu gỗ hợp lý, thông thoáng nhằm tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế, mọi doanh nghiệp có thể nhập khẩu gỗ một cách dễ dàng. Mặt khác, cần phải thành lập các công ty chuyên cung cấp nguyên liệu gỗ phôi đã được xử lý ngâm, tẩm, sấy khô đạt yêu cầu chất lượng kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng gỗ, tạo niềm tin, uy tín với khách hàng tiêu thụ sản phẩm.

Thành lập Tổ chức xúc tiến thương mại đồng thời phát huy vai trò của Hiệp hội chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ,… để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc giới thiệu doanh nghiệp, giới thiệu sản phẩm, cung cấp những thông tin trong ngành, tìm kiếm khách hàng- thị trường tiêu thụ mới cũng như tăng cường khả năng hợp tác, hỗ trợ giữa các doanh nghiệp trong ngành.

Tăng cường việc tiếp cận thị trường để nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng trong nước đồng thời quảng cáo, tuyên truyền, thông tin… đến người tiêu dùng trong nước để họ tin tưởng vào chất lượng gỗ rừng trồng, gỗ vườn từ đó mới có khả năng thay đổi dần quan niệm tiêu dùng của người dân.

2. Mục tiêu của ngành chế biến gỗ gia dụng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010:

Căn cứ vào các thông tin trong môi trường kinh doanh, các nhiệm vụ đã xác định ở trên và Đề án “Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh và hiệu quả nông- lâm -sản xuất khẩu Việt nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn” ngành chế biến đồ gỗ cần đạt được các mục tiêu chủ yếu sau đây:

2.1. Thu hút -huy động vốn đầu tư, mở rộng sản xuất:

Trong năm 1998, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 7 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với 1.487 lao động. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại, thu hút nhiều lao động và có trình độ tổ chức quản lý cao, điều mà các doanh nghiệp Việt nam cần phải học hỏi nhiều. Mặt khác, hiện nay vốn nhàn rỗi trong nhân dân còn khá lớn trong khi đầu tư trong ngành còn rất thấp (5.499.918 đ/lao động), lực lượng lao động thất nghiệp trong xã hội không ít. Như chúng ta đã phân tích, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và đầu tư nước ngoài hoạt động rất hiệu quả và ngày càng nắm vai trò quan trọng trong ngành chế biến gỗ thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì thế, cần phải khuyến khích việc đầu tư mở rông quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành chế biến đồ mộc gia dụng. Cụ thể, cần phải đạt được các chỉ tiêu trong các năm như sau:

Bảng 19: Dự kiến một số chỉ tiêu cần phải đạt qua các năm.

Chỉ tiêu Đ.v.t. 2000 2005 2010 1. Trị giá mmtb/lao động 2. Lao động Tr.đồng Lao động 7 15.000 15 25.000 25 35.000 2.2. Thị trường:

¬ Thị trường nội địa: Đến năm 2010, ngành chế biến đồ mộc gia dụng thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu đáp ứng 70% nhu cầu sử dụng sản phẩm gia dụng trong gia đình như: bàn, ghế, kệ, giường, tủ,…trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời có thể cung cấp cho các tỉnh lân cận với những sản phẩm có mẫu mã đẹp, chất lượng cao, giá thành hạ. Hơn nữa, các sản phẩm đồ mộc được sản xuất bằng máy móc công nghiệp chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong tổng số sản phẩm cung cấp cho thị trường nội địa.

¬ Thị trường xuất khẩu:

- Giữ vững và phát triển các thị trường truyền thống là Đài loan, Nhật, Hàn quốc, các nước Châu Âu. - Tiếp tục tìm kiếm thị trường mới để đẩy mạnh sản lượng xuất khẩu, góp phần vào sự nghiệp Công nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hóa đất nước.

Cụ thể, ngành chế biến đồ mộc gia dụng thành phố Hồ Chí Minh phải đạt kim ngạch xuất khẩu qua các năm như sau:

Bảng 20: Dự kiến kim ngạch xuất khẩu sản phẩm mộc gia dụng qua các năm. Đơn vị tính: Triệu USD

Năm 2000 2005 2010 Kim ngạch XK 50 100 160

3. Các giải pháp chiến lược nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành chế biến đồ gỗ gia dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Trước thực trạng ngành chế biến đồ gỗ gia dụng đã được phân tích ở phần trước, căn cứ vào nhiệm vụ và mục tiêu của ngành vừa được trình bày, tôi xin đề xuất một số giải pháp chiến lược theo trình tự sau đây:

Giải pháp 1: Tăng trưởng thông qua việc hội nhập hàng ngang:

Tăng trưởng thông qua việc hội nhập hàng ngang là giải pháp chiến lược có thể giúp ngành chế biến đồ gỗ gia dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đạt được những định hướng chủ yếu sau đây:

- Tạo điều kiện thuận lợi trong việc huy động và sử dụng các nguồn vốn tiềm tàng trong môi trường kinh doanh để hình thành các Công ty cổ phần, Tổng công ty có sức mạnh tổng hợp của các cơ sở sản xuất nhỏ, các doanh nghiệp trong ngành. Đây là điều kiện cần thiết để có thể tiến hành hội nhập về phía trước và phía sau.

- Tạo điều kiện tiến hành việc trang bị máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ vẫn phải sử dụng và phát triển đội ngũ nghệ nhân chạm, trổ, khắc, cẩn,…để không mai một những kinh nghiệm cổ truyền mang màu sắc Việt nam và Châu A.Ù

- Khai thác được thế mạnh của từng cơ sở sản xuất, doanh nghiệp hiện có thông qua việc phân công chuyên môn hóa sản xuất từng loại mặt hàng.

- Có khả năng cung cấp cho thị trường trong nước cũng như ngoài nước những sản phẩm đạt chất lượng cao, mẫu mã đẹp và giá cả có thể cạnh tranh.

- Tránh được sự cạnh tranh không lành mạnh trong nội bộ ngành, không bị khách hàng ép giá như hiện nay. Như chúng ta đã phân tích ở phần trước, hiện nay toàn thành phố có 140 doanh nghiệp và 467 cơ sở sản xuất đồ mộc dân dụng với số lao động bình quân khoảng 4-5 lao động cho mỗi cơ sở. Thử hỏi, với các cơ sở sản xuất manh mún như thế này thì làm sao đạt năng suất lao động cao và cho ra những sản phẩm có chất lượng

cao, giá thành hạ. Mặt khác, hầu hết các doanh nghiệp chế biến đồ mộc gia dụng xuất khẩu thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh như Công ty Trách nhiệm hữu hạn, Tư nhân,… trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đầu tư máy móc thiết bị lạc hậu, quy mô đầu tư nhỏ do đó không có uy tín và vị thế trên thương trường. Vấn đề đặt ra là phải thành lập các Công ty cổ phần thu hút các cơ sở sản xuất hàng gỗ thủ công mỹ nghệ cũng như sản phẩm đồ gỗ gia dụng phục vụ nhu cầu trong nước đồng thời thành lập các Tổng công ty thu hút các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu có quy mô đầu tư nhỏ. Để thực hiện điều này, tôi xét thấy nên thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Tổ chức các cuộc hội nghị với sự tham dự của: - Đại diện của các cơ sở sản xuất hàng gỗ mỹ nghệ.

- Đại diện của các cơ sở sản xuất hàng gỗ gia dụng phục vụ tiêu dùng trong nước. - Đại diện của các doanh nghiệp sản xuất hàng mộc xuất khẩu.

để trình bày phương hướng thành lập các Công ty cổ phần đối với các cơ sở sản xuất hàng mộc mỹ nghệ, mộc gia dụng và thành lập Tổng công ty đối với các doanh sản xuất hàng mộc xuất khẩu. Sau đó, sẽ thống kê- phân loại các cơ sở, doanh nghiệp theo từng nhóm hàng sản xuất để xác định thế mạnh, thế yếu của từng đơn vị cụ thể về vốn, máy móc thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý, trình độ tay nghề của công nhân,…

Bước 2: Sau khi bầu xong các chức danh trong các Công ty cổ phần, Tổng công ty, bắt đầu tổ chức lại bộ máy quản lý và hoạch định việc sắp xếp, phân chia mặt hàng sản xuất như sau:

¬ Đối với các Công ty cổ phần: Cần phải tổ chức quản lý theo một quan điểm, một cơ cấu mới mà trước đây các cơ sở sản xuất nhỏ không thể thực hiện được:

- Thành lập bộ phận chuyên nghiên cứu, thiết kế mẫu mã đồ mộc gia dụng, kết hợp tính hiện đại và mang bản sắc dân tộc.

- Sắp xếp, bố trí máy móc thiết bị, nhân lực,… theo từng mặt hàng để có thể sản xuất theo chuyên môn hoá,..

- Thành lập bộ phận marketing có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, quãng cáo, cung cấp thông tin, … - Thành lập bộ phân kiểm tra chất lượng thành phẩm để tạo uy tín cho sản phẩm của mình làm ra,..v…v… ¬ Đối với các Tổng công ty: Cần phải có kế hoạch phân chia mặt hàng sản xuất cho từng doanh nghiệp

thành viên. Căn cứ vào cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, trình độ tay nghề của công nhân,… của từng doanh nghiệp thành viên mà phân chia mặt hàng sản xuất cho từng doanh nghiệp sao cho phù hợp với thế mạnh của mỗi doanh nghiệp. Như vậy, sẽ có những doanh nghiệp chuyên sản xuất một trong số các mặt hàng sau: bàn, ghế, giường, tủ, kệ,…. Ngoài ra, có thể căn cứ vào tính hiện đại của máy móc thiết bị, trình độ quản lý, trình độ tay nghề của công nhân, chất lượng sản phẩm của từng doanh nghiệp thành viên,…mà có thể phân chia thị trường xuất khẩu cho từng doanh nghiệp. Ví dụ như thị trường Nhật, Châu Aâu yêu cầu sản phẩm chất lượng cao trong khi thị trường Đài loan, Hàn quốc có thể chấp nhận những sản phẩm có chất lượng thấp hơn nhiều.

Ngoài ra, các Công ty cổ phần, Tổng công ty còn là chỗ dựa vững chắc cho các đơn vị thành viên, là cơ quan chủ quản trực tiếp đứng ra thương thảo mọi vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, tránh sự cạnh tranh không lành mạnh trong nội bộ ngành.

Giải pháp2: Tăng trưởng hội nhập vào các tổ chức cung cấp các yếu tố đầu vào (hội nhập về phía sau):

¬ Hội nhập vào các tổ chức tài chánh:

Hầu hết các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là doanh nghiệp vừa và nhỏ, đầu tư vào máy móc thiết bị còn rất thấp. Ngành chế biến gỗ hội nhập vào các tổ chức kinh doanh tiền tệ trên

thị trường bằng cách thành lập Công ty tài chính nhằm chủ động được nguồn vốn kinh doanh, huy động vốn kịp thời, luân chuyển và sử dụng vốn có hiệu quả.

Nhiệm vụ của Công ty tài chính là huy động các nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời của các doanh nghiệp trong ngành, các cá nhân,…và cho các doanh nghiệp có phương án đầu tư khả thi vay vốn và thực hiện hoạt động thuê mua tài chính ( máy móc thiết bị chuyên ngành ) với các điều kiện ưu đãi hơn các tổ chức tài chính khác trong nền kinh tế.

Phương châm hoạt động của Công ty tài chính là “ Không để cho bất cứ một doanh nghiệp chế biến gỗ nào đánh mất khách hàng vì lý do thiếu vốn nhưng có phương án kinh doanh khả thi” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tín dụng thuê mua là một hình thức tài trợ tín dụng thông qua cho thuê các loại tài sản, máy móc thiết bị,… Đây là phương thức giao dịch khá lâu đời, song nhờ sự sáng tạo ra nhiều hình thức giao dịch mới nên nó đã phát triển rất mạnh mẽ tại các nước có nền kinh tế phát triển. Ngày nay, tín dụng thuê mua chiếm khoảng 25%-30% tổng giá trị trao đổi hằng năm của thị trường mua-bán máy móc thiết bị thế giới. Ở nước ta, phương thức tài trợ tín dụng khá đặc biệt này mới ở giai đoạn khởi xướng. Về bản chất, thuê mua là sự thỏa thuận giữa bên cho thuê (nhà chế tạo hay định chế tài chính) và bên thuê ( doanh nghiệp có nhu cầu ) trong đó bên cho thuê chuyển giao tài sản cho bên thuê độc quyền sử dụng tài sản và hưởng dụng những lợi ích kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Đổi lại, người thuê có nghĩa vụ trả một số tiền cho chủ tài sản tương xứng với quyền sử dụng và quyền hưởng dụng đó.

¬ Hội nhập vào các tổ chức cung ứng nguyên liệu gỗ phôi:

Như chúng ta đã phân tích ở phần trước, thành phố Hồ Chí Minh chỉ có rừng phòng hộ, không có rừng phục vụ cho sản xuất nên nguồn nguyên liệu gỗ phôi phải phụ thuộc vào các tỉnh lân cận và nguồn gỗ nhập khẩu. Thế nhưng, nguồn nguyên liệu gỗ phôi cung cấp cho các cơ sở, doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có những vấn đề còn tồn tại như sau:

̌ Gỗ phôi cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu:

- Việc ngâm tẩm thuốc chống mọt không được các nhà cung cấp phôi quan tâm nên thường xuyên phát sinh mối-mọt trong sản phẩm đã được xuất khẩu ra nước ngoài. Điều này làm mất khách hàng cũng như uy tín

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP CHIẾN lược NHẰM THÚC đẩy sự PHÁT TRIỂN NGÀNH CHẾ BIẾN đồ gỗ GIA DỤNG TRONG THẬP NIÊN đầu THẾ kỷ 21 TRÊN địa bàn TP HCM (Trang 31)