Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tiêu thụ nấm ăn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện thạch hà hà tĩnh luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 26 - 45)

- Nhân tố sản xuất: Sản xuất với lượng vừa phải, cơ cấu sản phẩm nấm ăn thích hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, giá sản phẩm nấm ăn ngày càng hạ và chất lượng nấm tươi, chất lượng nấm chế biến ngày càng tăng, bên cạnh đó phải chú ý đến khâu cung ứng phải kịp thời.

- Thị trường tiêu thụ nấm : Thị trường tiêu thụ nấm chịu ảnh hưởng bởi quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu như các thị trường khác. Nó là sự

kết hợp chặt chẽ giữa hai khâu sản xuất và tiêu thụ. Nếu thị trường chấp nhận thì quy mô của sản xuất sẽ duy trì và phát triển mở rộng.

- Giá cả sản phẩm nấm ăn: Được xem như một tín hiệu đáng tin cậy, phản ánh tình hình biến động của thị trường. Vì vậy luôn luôn phải quan tâm đến giá bán, tránh tình trạng làm mất khách hàng.

- Chất lượng sản phẩm: Để tạo điều kiện cho quá trình tiêu thụ phải tăng cường chất lượng các loại sản phẩm nấm ăn, đảm bảo theo đúng quy trình kyc thuật.

- Hành vi người tiêu dùng: khi thu nhập của người tiêu dùng cao họ có nhu ầu tiêu thụ những sản phẩm nấm chất lượng cao, tuy nhiên không phải lúc nào điều này cũng đúng vì nó bị giới hạn bởi đặc tính, thói quen tiêu dùng nấm ăn và đặc tính sinh học của các loại nấm ăn.

- Sự cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường: hiện nay vấn đề này chưa được đặt ra trong tiêu thụ nấm ăn.

- Sự hoàn thiện các kênh phân phối sản phẩm, công tác tiếp thị quảng cáo cũng ảnh hưởng rõ rệt đến quá trìh tiêu thụ nấm ăn. Nếu kênh phân phối nào hoàn hảo thì lượng nấm ăn lưu thông ngày càng nhiều, công tác quảng cáo và tiếp thị tốt khách hàng biết đến sản phẩm nấm ăn nhiều hơn, tạo điều kiện cho cả quá trình tiêu thụ. - Chính sách của Nhà nước trong hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên Thế Giới

Sản lượng nấm ăn trên thế giới ngày một tăng, trước năm 1975 tổng sản lượng chưa tới 1.000.000 tấn /năm, đến năm 1994 tổng sản lượng nấm là 4.910.000 tấn /năm trong đó nấm mỡ 1.850.000 tấn/năm chiếm khoảng 37,6%, nấm hương 826.200 tấn(16,8%), nấm rơm 798.800 tấn (6,1%). Các nước sản xuất nấm ăn chủ yếu năm 1994 là Trung Quốc 2.712.700 tấn (trong đó lãnh thổ Đài Loan là 718.000 tấn ) chiếm 53,70%, Mỹ 393.000 tấn (7,61%), Nhật 360.100 tấn (7, 34%), Pháp 185.000 tấn, Hà Lan 88.500 tấn , Ý 71.000 tấn, Canada 46.000 tấn, Anh 28.500 tấn, indonesia 118.800 tấn, Hàn Quốc 92.000 tấn. Sản lượng nấm của các nước chủ yếu là nấm mỡ, còn nấm hương do Trung Quốc, Hàn Quốc, sản xuất. [7]

Trung Quốc hiện nay là nước sản xuất nấm lớn nhất thế giới, sản lượng năm 1958 vào khoảng 50.000 tấn, năm 1986 khoảng 500.000 tấn, năm 1991 đạt khoảng

1.000.000 tấn chiếm khoảng 60% sản lượng nấm toàn thế giới. Đặc biệt tỉnh Phúc Kiến năm 1995 đã sản xuất được khoảng 80 vạn tấn, chiếm khoảng 26,67% sản lượng nấm của Trung Quốc và chiếm 6,4% sản lượng của thế giới. [7]

Các nước Bắc Mỹ và Tây Âu tiêu thụ nấm nhiều nhất (tính theo bình quân đầu người trong một năm). Giá 1 kg nấm tươi (nấm mỡ) bao giờ cũng cao hơn giá 1 kg thịt bò. Nhiều nước như Mỹ, Nhật Bản, Italia, Đài Loan, Hồng Kông... phải nhập khẩu nấm từ Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam. [1, tr.11]

Những năm 80 của thế kỷ 20, tổng lượng nấm giao dịch trên thị trường thế giới từ 300.000-350.000 tấn/năm. Bình quân mỗi người dân Âu Mỹ dùng 2-3 kg nấm ăn, người Nhật và Đức dùng 4 kg.

Những năm 90 của thế kỷ 20, với thị trường Mỹ, mỗi năm nhập từ Phúc Kiến (Trung Quốc) từ 23.000 - 26.000 tấn nấm mỡ đóng hộp; thị trường Nhật Bản mỗi năm nhập 11.000-13.000 tấn nấm mỡ đóng hộp...Hồng Kông là nơi tập trung và trung chuyển nấm hương khô cho toàn cầu. [1, tr.11]

Thị trường tiêu thụ nấm ăn lớn nhất trên thế giới hiện nay là: Mỹ, Nhật Bản, vùng lãnh thổ Đài Loan, các nước châu Âu. Giá 1 kg nấm mỡ tươi trung bình là 6-10 USD (tương đương 100.000 - 160.000 đồng Việt Nam). Và hàng năm các nước này phải nhập khẩu nấm muối và nấm đóng hộp từ Trung Quốc và một số nước khác với giá khoảng 1,3 - 1,5 USD/kg (khoảng 21.000 - 25.000 đồng Việt Nam). Tại các nước này, do khó khăn về nguồn nguyên liệu sản xuất và giá công lao động rất đắt nên nghề nuôi trồng nấm được chuyển dịch dần sang các nước khác.[1, tr12]

1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở Việt Nam

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu và phát triển sản xuất nấm ăn bắt đầu từ những năm 1970. Từ năm 1984, đã có một số trung tâm nghiên cứu, sản xuất; xí nghiệp, công ty sản xuất, kinh doanh nấm được thành lập như: Trung tâm Nghiên cứu nấm ăn thuộc Đại học Tổng hợp Hà Nội; Trung tâm sản xuất giống nấm Tương Mai - Hà Nội; Xí nghiệp nấm Thành phố Hồ Chí Minh; Xí nghiệp nấm thuộc Tổng Công ty Rau quả; Công ty nấm Thanh Bình (tỉnh Thái Bình); Công ty Meko…[1, tr 12-13]

Sản xuất nấm ăn trong những năm từ 1980-1996 có nhiều thăng trầm. Những năm đầu, một số tỉnh như: Hà Nội, Quảng Ninh, Hà Nam Ninh, Hải Hưng, Vĩnh Phú, Hà Bắc, Thái Bình, Hà Tây, Hải Phòng, Thanh Hoá... đã đầu tư hàng tỉ đồng để

nghiên cứu và sản xuất nấm. Nhờ vậy sản lượng nấm qua từng năm tăng rất nhanh: từ xung quanh 30 tấn/năm những năm trước 1998, đến năm 1993 sản lượng nấm đã lên tới 250 tấn/năm, phong trào sản xuất nấm lan rộng hầu hết các tỉnh phía Bắc. Nhưng từ năm 1994 sản lượng nấm giảm xuống nghiêm trọng (chỉ còn 50-60 tấn) và chỉ còn lại một vài tỉnh sản xuất (Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hà Nội...). Sau đó năm 1997, sản xuất nấm bắt đầu phục hồi với sản lượng 120 tấn, ngay năm sau (năm 1998) sản lượng đã tăng lên 1.000 tấn, và 2 năm sau đó (1999 và 2000) mỗi năm tăng sản lượng gấp 5 lần năm trước. Sản lượng các loại nấm của Việt Nam hiện đạt trên 100.000 tấn/năm. Trong 10 năm trở lại đây, việc nghiên cứu và sản xuất nấm phát triển nhanh và có những bước tiến đáng kể; trồng nấm được xem như là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao và phát triển rộng ở vùng nông thôn Việt Nam. [1, tr13]

Sản phẩm nấm của Việt Nam được tiêu thụ tại thị trường nội địa và chế biến thành dạng hộp, muối, khô để xuất khẩu sang một số nước châu Âu, châu Á và châu Mỹ. Các tỉnh phía Bắc xuất nấm mỡ muối, đóng hộp sang thị trường Nhật Bản, Italia, Đài Loan, Đức với số lượng thống kê chưa đáng kể; còn các tỉnh phía Nam hàng năm xuất khẩu hàng chục ngàn tấn nấm rơm muối, đóng hộp sang thị trường Mỹ, Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan...

Thị trường tiêu thụ sản phẩm nấm ăn trong nước chiếm phần đáng kể trong sản lượng nấm sản xuất ở Việt Nam. Khu vực miền Bắc tiêu thụ nấm mỡ, nấm sò, nấm rơm tươi khoảng 50.000 tấn/năm (thành phố Hà Nội có ngày cao điểm đã tiêu thụ hết trên 30 tấn nấm mỡ, nấm sò). Các tỉnh miền Trung và Nam bộ tiêu thụ nấm rơm hàng ngàn tấn/năm. Sản phẩm nấm đã qua chế biến cũng từ Trung Quốc tràn vào thị trường Việt Nam như: sản phẩm nấm hương khô, mộc nhĩ khô, nấm mỡ đóng hộp...[1, tr14].

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề phát triển sản xuất, tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện Thạch Hà.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

tiêu thụ nấm ăn gồm: nấm rơm, nấm mỡ, nấm sò và nấm mộc nhĩ.

- Phạm vi về không gian: Các xã đang sản xuất nấm ăn điển hình của huyện Thạch Hà gồm: Thạch Ngọc, Thạch Tân, Thạch Xuân.

- Số liệu thu thập: Số liệu nghiên cứu từ năm 2008 – 2010, khảo sát năm 2010 (điều tra, phỏng vấn) hoặc mấy tháng đầu năm 2011.

- Phạm vi về thời gian: thời gian nghiên cứu từ 21/02/2011 đến 13/05/2011. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá tình hình phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện Thạch Hà - Tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn - Những kết luận rút ra sau phân tích tình hình sản xuất nấm ăn của huyện Thạch Hà

- Định hướng và những giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Trong mấy năm gần đây nghề trồng nấm ở tỉnh Hà Tĩnh phát triển nhanh về số hộ, đặc biệt là trên địa bàn huyện Thạch Hà, nó đã tạo thành phong trào rộng khắp trong các xã, thị trấn trong toàn huyện, phong trào đã có những bước khởi sắc từ việc cung cấp nguyên liệu đầu vào (rơm rạ, bông, mùn cưa,…) đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm và bước đầu đã hình thành các vùng trồng có quy mô, lượng nấm hàng hoá cung cấp cho thị trường.

Chọn 3 xã điển hình để đánh giá tốc độ phát triển cũng như kết quả và hiệu quả cảu quá trình sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trong nông hộ.

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu

a. Thu thập số liệu thứ cấp: Phương pháp kế thừa số liệu

Các tài liệu tổng kết các công trình nghiên cứu của trung tâm công nghệ sinh học thực vật, các công trình liên quan đến đề tài nói chung và trên địa bàn huyện nói riêng.

Thu thập các số liệu thông qua sách báo, tạp chí và các cơ quan liên quan thuộc huyện Thạch Hà (phòng thống kê, phòng nông nghiệp, phòng tài nguyên và môi trường và các báo cáo hàng năm của UBND huyện).

Tiến hành điều tra chuyên khảo hẹp về một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật về nấm ăn, kết hợp với phương pháp chuyên gia.

Các tài liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài được thu thập như sau:

Số liệu Nơi thu thập

Thông tin chung về nấm ăn: Giá trị dinh dưỡng, tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên thế giới và ở Việt Nam, một số chỉ tiêu kỹ thuật của nấm ăn.

Sách báo, tạp chí, tài liệu hội thảo về nấm ăn. Tài liệu của Trung tâm nấm Thạch Hà, Viện Di truyền Nông nghiệp và một số địa phương như Ninh Bình, Bắc Giang, nguồn tài liệu trên mạng internet…

Tình hình cơ bản của địa bàn Niên giám thống kê huyện, thông qua phòng thống kê. UBND huyện Thạch Hà Tình hình phát triển sản xuất nấm ăn qua

các năm.

Trung tâm chuyển giao KH & CN huyện (Trung tâm nấm Thạch Hà)

Một số báo cáo trong hội thảo về nấm ăn

Tình hình tiêu thụ nấm ăn.

Trung tâm chuyển giao KH & CN huyện (Trung tâm nấm Thạch Hà )

Các hộ sản xuất- tiêu thụ, tư thương, nhà hàng.

b. Thu thập số liệu sơ cấp: thông qua biểu mẫu điều tra

- Chọn mẫu điều tra

Bằng phương pháp chọn mẫu điển hình, căn cứ vào thực tế sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn, chúng tôi tiến hành điều tra một số hộ như sau:

Khu vực xã Thạch Tân: điều tra 10 hộ Khu vực xã Thạch Ngọc: điều tra 50 hộ Khu vực xã Thạch Xuân: điều tra 30 hộ

Những hộ điều tra tại các xã này là thường là những hộ tham gia sản xuất nấm có thời gian dài và tương đối ổn định trong 3 năm trở lại đây và vẫn tiếp tục sản xuất. Các xã khác nhau có số hộ điều tra khác nhau cũng dựa trên mức độ ổn định và thời gian được công nhận trở thành làng nấm.

Khảo sát thị trường tiêu thụ nấm ăn: thông qua các tổ chức kinh tế, nhà hàng, tư thương tham gia tiêu thụ nấm ăn trong huyện. Điều tra ngẫu nhiên về các đối tượng tiêu dùng các sản phẩm nấm ăn.

- Phiếu điều tra: được xây dựng để có thông tin chung về nhân khẩu, lao động, giới, tuổi..., những chỉ tiêu về tình hình đầu tư chi phí sản xuất cũng như tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện của từng hộ. Hoặc thông tin về tình hình sản xuất, chế biến tiêu thụ nấm ăn của các hộ trên địa bàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các phiếu điều tra khảo sát tình hình tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện bao gồm các thông tin: số lượng nấm ăn (theo từng chủng loại) đã được tiêu thụ trong các quán ăn, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn huyện, cũng như những yêu cầu về chất lượng sản phẩm nấm ăn…

Xây dựng những phiếu điều tra để điều tra về đối tượng tiêu dùng sản phẩm nấm ăn tại huyện Thạch Hà, chủ yếu là những câu hỏi gợi mở để đối tượng phát biểu ý kiến riêng mình về sự tiêu dùng sản phẩm nấm ăn tại huyện Thạch Hà.

- Phương pháp điều tra

+ Phương pháp phỏng vấn:

* Phỏng vấn bán cấu trúc: Phỏng vấn theo các câu hỏi rộng hơn và mở theo cách không chính thức và thoải mái với người được hỏi, có thể dùng các câu hỏi thăm dò để tìm hiểu chi tiết, để thu thập các thông tin cụ thể, định tính, định lượng về các vấn đề có liên quan đến đề tài…

* Phỏng vấn trực tiếp các hộ sản xuất nấm ăn, các đối tượng tiêu dùng sản phẩm nấm ăn về tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ăn của hộ gia đình và của địa phương theo bảng hỏi đã chuẩn bị.

* Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn một số cán bộ chuyên môn ở Trung tâm chuyển giao KH & CN huyện, Trung tâm nấm Thạch Hà nơi trực tiếp triên khai chương trình nấm ăn để có thông tin cụ thể hơn về tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trong vùng để tìm hiểu sâu và rộng hơn vấn đề mình nghiên cứu.

+ Phương pháp thảo luận: Lập nhóm thảo luận gồm 6-12 người đại diện của các hộ trồng nấm, thảo luận một các tự do, không gò bó, đưa ra các chủ đề thoả luận, cùng nhau đánh giá những thuận lợi, khó khăn và nêu giải pháp. Tất cả được ghi chép lại.

2.3.3. Phương pháp xử lý thông tin

Với hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị trước ghi trong phiếu điều tra, chúng tôi thu thập số liệu, thông tin cần thiết, tổng hợp và xử lý thông tin bằng chương trình máy tính (phần mềm Excel). Trong quá trình tổng hợp số liệu của các hộ sản xuất và tiêu

thụ nấm ăn chúng tôi thực hiện phân tổ hộ nông dân theo quy mô sử dụng nguyên liệu; phân tổ theo từng loại nấm : nấm rơm, nấm mỡ, nấm sò, nấm mộc nhĩ; phân tổ theo trình độ người lao động thực hiện các biện pháp kỹ thuật khác nhau; phân tổ theo năng suất nấm tính trên một tấn nguyên liệu.

2.3.4. Phương pháp phân tích số liệu

Trên cơ sở số liệu đã thu thập được, tiến hành tổng hợp số liệu, phân tích đánh giá bằng phương pháp phân tổ thống kê. Số hộ sản xuất được phân tổ theo các tiêu thức: Quy mô nguyên liệu sử dụng trong năm, trình độ thực hiện các biện pháp kỹ thuật thông qua năng suất nấm tính trên một tấn nguyên liệu, theo sản phẩm nấm ăn từng loại.

Dùng phương pháp thống kê mô tả và so sánh để tiến hành mô tả hiện tượng, so sánh, đối chiếu biết được sự biên động cảu hiện tượng qua các năm đi tới kết luận. Tính toán các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả sản xuất nấm ăn.

Qua thực hiện phân tổ, so sánh được các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả sản về quy mô sử dụng nguyên liệu khác nhau trong các nông hộ. So sánh trình độ người lao động trong thực hiện các biện pháp kỹ thuật khác nhau ảnh hưởng đến năng suất nấm trong hộ.

2.5. Điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu [ 10]

2.5.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý: Thạch Hà là một huyện của tỉnh Hà Tĩnh, nằm bao quanh thành phố Hà Tĩnh, cách Thủ đô Hà Nội 350km; cách thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) 45km, theo quốc lộ 1A, về hướng Tây Bắc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện thạch hà hà tĩnh luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 26 - 45)