PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ Ý KIÊN ĐE XưẤT,

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và theo dõi phản ứng có hại của kháng sinh tại bệnh viện xanh pôn từ năm 1996 2000 (Trang 44)

- Hàng năm số lượng bệnh nhân điều trị nội trú tại khối ngoại là lớn nhất, gấp

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ Ý KIÊN ĐE XưẤT,

I. KẾT LUẬN:

Từ những kết quả thu được trên chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1- Số bệnh nhân điều trị tại BVXP tăng nhanh qua các năm từ 1996-2000,

nhưng số ngày điều trị trung bình cho bệnh nhân điều trị nội trú giảm dần : năm 1996 là 11,0 ngày đến năm 2000 giảm còn 9,7 ngày.

2- BVXP đã xử dụng 9 nhóm KS với khoảng 30 loại KS, trong đó có 10 loại thuộc 4 nhóm KS thường được sử dụng với số lượng lớn (Beta-lactam, Aminosid, Imidazol và Sunfamid ). Các KS khi đưa vào điều trị đã được HĐT & ĐT bàn bạc, cân nhắc để lựa chọn KS phù hợp với trình độ thầy thuốc, mô hình bệnh tật, khả năng kinh phí cho phép của bệnh viện.

3- Tỷ lệ bệnh nhân có sử dụng KS chiếm khoảng 63,5% so với tổng số bệnh nhân điều trị nội trú.

4- Tỷ lệ bệnh nhân có sử dụng 2KS phối hợp trở lên giảm dần. Năm 1996 là 52,9%, đến năm 2000 còn 42,9%.

5- Tỷ lệ bệnh nhân phải thay đổi KS trong đợt điều trị giảm dần qua các năm từ 1996- 2000. Đặc biệt các trường hợp phải thay KS 3 lần trở lên trong đợt điều trị giảm mạnh, số loại KS trung bình sử dụng trong một ca điều trị cũng giảm dần: năm 1996 số loại KS trung bình được sử dụng trong một ca điều trị là 3,6 loại đến năm 2000 còn 2,5 loại.

6- Chi phí dành cho KS chiếm khoảng một phần ba tổng kinh phí mua thuốc của Bệnh viện. Kinh phí KS cao nhất là năm 1997 với gần 1,9 tỷ đồng chiếm 40,2% tổng kinh phí mua thuốc, các năm sau đó kinh phí mua KS giảm dần. Do vậy tỷ lệ tiền KS so với tổng tiền thuốc nhờ đó cũng giảm dần từ năm 1997 đến năm 2000.

7- Bác sĩ, Dược sĩ, Y tá đã quan tâm theo dõi và xử lý kịp thời các trường hợp ADR do thuốc đặc biệt là KS. Trong 5 năm vừa qua từ năm 1996-2000,

BVXP đã gửi lên trung tâm ADR quốc gia tổng cộng 45 báo cáo. Số báo cáo gửi lên nhiều nhất là năm 1996 (11 báo cáo), ít nhất năm 1999 (6 báo cáo).

8- Tỷ lệ ADR do KS là cao nhất (64,4%), tiếp đến là nhóm hạ sốt giảm đau (22,2%). Nhóm KS gây ADR nhiều nhất là nhóm Beta-lactam trong đó Ampicilin là nhiều nhất (9 báo cáo chiếm 30,9%)

9- Biểu hiện của phản ứng có hại của thuốc tại BVXP khá đa dạng từ những biểu hiện nhẹ như dị ứng, mẩn đỏ tới nhưng dấu hiệu của sốc phản vệ. Tuy nhiên đa số các trường hợp có dị ứng da (89,7%).

ADR có thể xảy ra với bất kỳ đường dùng nào của thuốc. Tại BVXP tỷ lệ xảy ra ADR do đường uống là cao nhất (51,7%). Có 7 trường hợp xảy ra ADR do dùng đường tiêm và một trường hợp do thử test.

Thời gian xuất hiện ADR thường là trong vòng 30 phút sau khi dùng thuốc (44,8%). Tiếp đến là trong 24 giờ (31,0%) và trong đợt điều trị là (20,7%)

10- Độ tuổi gặp ADR nhiều nhất là từ 15 đến 40 (34,5%) tại BVXP tỷ lệ nam gặp ADR nhiều hơn nữ (58,6% và 41,4%).

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và theo dõi phản ứng có hại của kháng sinh tại bệnh viện xanh pôn từ năm 1996 2000 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)