2. 3 Kết quả điều tra:
4.6. Giải pháp hoàn thiện hệ thống luật pháp, thể chế, chính sách phát triển Logistics:
công nghệ thông tin cho phép các doanh nghiệp nhanh chóng và dễ dàng phát hiện ra những điểm yếu và sự chậm trễ trong toàn bộ quá trình lưu chuyển hàng hóa. Vì vậy cùng với chiến lược phát triển Logistics, các doanh nghiệp cần nhanh chóng thiết lập hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử đang được áp dụng trong hoạt động kinh doanh, phải hình thành thói quen sử dụng mạng điện tử nội bộ cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty/ doanh nghiệp để tránh mất thời gian, thường xuyên cập nhập số liệu về thực trạng hoạt động và nhu cầu của doanh nghiệp, công khai cụ thể khoản thu các dịch vụ cũng như là các thủ tục giấy tờ khác. Đồng thời sử dụng cán bộ chuyên theo dõi, cập nhập và xử lý các thông tin trên trang web của công ty. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần dành một khoản chi thường xuyên cho đầu tư và nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin… có như vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp mới được phát huy hiệu quả.
Hầu hết các doanh nghiệp Logistics Việt Nam mới chỉ dừng ở mức lập website và dùng website để giới thiệu về mình cùng những dịch vụ của mình. Trên trang web của các doanh nghiệp Logistics Việt Nam hầu như không có các tiện ích khách hàng cần như: công cụ theo dõi đơn hàng (track and trace), lịch tàu, e-booking, theo dõi chứng từ… Cần lưu ý: khả năng nhìn thấy và kiểm soát đơn hàng là yếu tố khách hàng quan tâm hàng đầu khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ Logistics cho mình. Sở dĩ Nike chọn APL Logistics và Maersk Logistics (Damco) vì hai công ty này có hệ thống thông tin hiện đại đủ để Nike dù ở bất cứ ở đâu và bất cứ thời điểm nào cũng có thể kiểm soát được tình hình thực hiện các đơn hàng cũng như tình trạng hàng hóa của họ.
4.6. Giải pháp hoàn thiện hệ thống luật pháp, thể chế, chính sách phát triểnLogistics: Logistics:
Yếu tố luật pháp và thể chế là điều kiện rất quan trọng để hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics của các doanh nghiệp phát triển, cũng như là khung khổ cho sự quản lý nhà nước về lĩnh vực này một cách hiệu quả. Để hoàn thiện hệ thống luật pháp, thể chế, chính sách phát triển Logistics quốc gia, cần tập trung vào các giải pháp sau:
Thứ nhất, Chính phủ cần rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật điều tiết hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics để có một hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh làm khuôn khổ cho việc quản lý nhà nước đối với loại hình dịch vụ này.
Thứ hai, thực tiễn quản lý nhà nước cũng đặt ra yêu cầu phải thành lập một cơ quan chuyên trách quản lý Logistics tại Việt Nam. Hiện nay ở Việt Nam, bộ Công Thương chịu trách nhiệm quản lý kinh doanh dịch vụ Logistics (Theo Quy định của Luật Thương mại 2005), nhưng các loại dịch vụ vận tải lại do Bộ Giao thông Vận tải quản lý, các dịch vụ liên quan đến bưu chính do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý, các dịch vụ về hải quan do Tổng cục Hải quan quản lý... Cần có một cơ quan có chức năng xâu chuỗi toàn bộ các hoạt động Logistics cũng như các yếu tố liên quan đến quá trình cung ứng các yếu tố này để quản lý nhà nước một cách có hiệu
quả. Cơ quan này có thể mang tên Ủy ban Logistics quốc gia, thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quản lý nhà nước và hoạch định chính sách cho lĩnh vực này, bao gồm:
- Nghiên cứu đề xuất các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động Logistics trong nền kinh tế;
- Thu hút và kêu gọi đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng Logistics, phối hợp với các cơ quan chức năng để hoạch định chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng Logistics;
-Tư vấn, hỗ trợ thành lập các doanh nghiệp Logistics;
- Đăng ký và cấp phép cho các doanh nghiệp kinh doanh Logistics; - Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực Logistics; - Hoạch định chính sách phát triển hệ thống Logistics của nền kinh tế; - Hợp tác với các tổ chức quốc tế, các tập đoàn quốc tế về Logistics…
Thứ ba, Chính phủ cần sớm xây dựng một chiến lược phát triển Logistics quốc gia một cách toàn diện và lâu dài. Kinh nghiệm pháp triển Logistics ở các quốc gia như CHLB Đức, Nhật Bản và Singapore cho thấy vai trò của chính phủ của các quốc gia này đóng một vai trò nổi bật trong hoạch định chiến lược phát triển Logistics quốc gia, và do đó, đóng góp quan trọng trong sự thành công của các quốc gia đó. Như đã phân tích ở chương 3, hiện nay hoạt động cung ứng dịch vụ Logistics của các doanh nghiệp Việt Nam còn ở trình độ thấp, quy mô manh mún, nhỏ lẻ, tự phát. Một trong những nguyên nhân là do Chính phủ thiếu một chiến lược toàn diện để phát triển lĩnh vực này. Chiến lược phát triển Logistics quốc gia đúng đắn sẽ giúp cho nhà nước và các doanh nghiệp sử dụng hợp lý các nguồn lực, tránh đầu tư dàn trải và kém hiệu quả và hoạt động manh mún, tự phát. Chiến lược cũng giúp cho nhà nước có những bước đi thích hợp trong việc hoàn thiện khung khổ cơ sở luật pháp và các chính sách phát triển kết cấu hạ tầng; cũng như giúp cho các doanh nghiệp có các quyết sách đúng đắn trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.
- Xác lập các nguyên tắc cơ bản của chiến lược như mục tiêu chiến lược, vai trò của khu vực nhà nước và tư nhân trong chiến lược Logistics, vai trò của thị trường và của quản lý nhà nước, vai trò của chính quyền trung ương và địa phương, các nguyên tắc và quy định liên quan đến tiếp cận thị trường. Mục tiêu chiến lược phát triển Logistics của nền kinh tế nên hướng tới là hình thành hệ thống Logistics của nền kinh tế quốc dân bền vững nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, của các doanh nghiệp, hỗ trợ tối đa cho sự phát triển kinh tế đất nước, sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế, đặc biệt là sự phát triển của thương mại và đầu tư; trong đó hai mục tiêu trọng tâm là phát triển các dịch vụ Logistics và giảm chi phí Logistics.