Hàm lượng POP trong lần chiết 3

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệpnghiên cứu ảnh hưởng của một số chất hoạt động bề mặt đến hiệu quả chiết rửa đất ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật khó phân hủy (POP) (Trang 55)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.2.3.Hàm lượng POP trong lần chiết 3

Kết quả chiết rửa lần thứ ba với hàm lượng các dung môi khác nhau được giới thiệu trong hình 3.5, ta thấy trong dung môi D I -25 và E25 hàm lượng BHC lớn nhất, các hợp phần còn lại có hàm lượng rất nhỏ. Ở dung môi B2.5 và B5 thì hợp phần DDD có hàm lượng lớn nhất, và DDE có làm lượng rất nhỏ.

Ở dung môi M30 thì hợp phần DDE có hàm lượng lớn nhất và hàm lượng BHC nhỏ nhất. Còn đối với dung môi M40 thì hàm lượng DDT lại lớn nhất và nhỏ nhất là hàm lượng DDD.

3.2.4. Hợp phần BH C trong các lần chiết

Ket quả chiết rửa hợp phần BHC trong các dung môi khác nhau ở các lần chiết được thể hiện trong hình 3.6, ta thấy hàm lượng BHC trong dung môi D l-2 5 ; E25; B2.5; B5; và M40 đều tăng dần từ lần chiết 1 đến lần chiết 3. Riêng dung môi E25, hàm lượng BHC ở lần chiết 2 tăng mạnh so với lần chiết 1, còn ở dung môi M40 thì hàm lượng BHC ở lần chiết 3 tăng mạnh so với lần chiết 2

Ngược lại với các dung môi trên, hợp phần BHC trong dung môi M30 có hàm lượng giảm dần từ lần 1 đến lần 3.

Qua đó cho ta thấy hợp phần BHC có hàm lượng cao nhất trong dung môi M40 và thấp nhất trong dung môi D I -25.

3.2.5. Hợp phần DDD trong các lần chiết

Ket quả chiết rửa hợp phần DDD toong các dung môi khác nhau ở các lần chiết được thể hiện trong hình 3.7, ta thấy rằng hàm lượng DDD trong các dung môi đều tăng từ làn chiết 1 đến lần chiết 3. Riêng dung môi B2,5 và B5 hàm lượng DDD tăng mạnh ở lần chiết 3

Từ hình 3.7 cho thấy hợp phần DDD có hàm lượng cao vượt trội hơn hẳn trong dung môi B2.5 và B5

3.2.6. Hợp phần DDE trong các lần chiết

Kết quả chiết rửa hợp phần DDE trong các dung môi khác nhau ở các lần chiết được thể hiện trong hình 3.8, ta thấy cũng giống như hợp phần в н е và hợp phần DDD thì hợp phần DDE có hàm lượng tăng dần từ lần chiết 1 đến lần chiết 3 trong tất cả các dung môi.

Và dung môi M30 có hàm lượng DDE cao nhất, nó tăng mạnh trong lần chiết thứ 3.

3.2.7. Hợp phần D D T trong các lần chiết

Ket quả chiết rửa hợp phần DDT trong các dung môi khác nhau ở các lần chiết được thể hiện trong hình 3.9. Nhìn chung hàm lượng DDT tăng ít qua các lần chiết ở các dung môi D l-2 5 ; B5. Dung môi B2,5 hàm lượng DDT ở lần chiết 1 và 2 tăng ít nhưng tăng mạnh ở lần chiết thứ 3.

Hợp phần DDT có hàm lượng cao nhất toong dung môi M40, ở đây hàm lượng DDT tăng mạnh ở lần chiết thứ 2.

Ngược lại với các dung môi trên thì ở dung môi M30 hàm lượng DDT giảm dần từ lần chiết 1 đến lần chiết 3. Trong dung môi E25 hàm lượng DDT giảm nhẹ ở lần chiết 2, rồi lại tăng dần ở lần chiết thứ 3

3.2.8. Hàm lượng PO P trong các lần chiết

Kết quả chiết rửa hàm lượng POP trong các dung môi khác nhau ở các lần chiết được giới thiệu trong hình 3.10, ta thấy hàm lượng POP trong các dung môi đều tăng dần qua các lần chiết. Dung môi M40 có hàm lượng POP lớn nhất và dung môi D I -25 có hàm lượng POP thấp nhất trong các dung môi.

3.2.9. Hiệu suất chiết rửa đất

Hình 3.11 giới thiệu hiệu suất của quá trình chiết rửa

Tương tự như hàm lượng POP trong các lần chiết, hiệu suất chiết rửa của các dung môi tăng dàn từ làn chiết 1 đến lần chiết 3. Dung môi đạt hiệu suất lớn nhất là M40 (20,17%) và dung môi D l-2 5 đạt hiệu suất nhỏ nhất (1,122%)

KÉT LUẬN

Sau khi xác định mức độ ô nhiễm thuốc BVTV khó phân huỷ (POP) trong đất đã thực hiện chiết rửa nước với các dung môi phụ gia D l-25, E25, M30, M40, B2.5 và B5. Từ giản phổ đồ sắc kí xác định được chủng loại và hàm lượng TBYTV có trong nước chiết. Ket quả thu được cho phép kết luận như sau:

1. Đã thực hiện chiết ba làn cho một thành phần chất thêm. Kết quả phân tích cho thấy, thành phần thu được trong dung dịch chiết DDE, DDD, DDT và в н е .

2. Khi thay đổi dung môi chiết phụ gia khác nhau thì hàm lượng POP và hiệu suất chiết rửa POP cũng thay đổi, trong đó dung môi M40 có khả năng chiết rửa tốt nhất và dung môi D I -25 có khả năng chiết rửa kém nhất.

3. Tuy nhiên hàm lượng POP chiết rửa được là thấp, cần thay đổi nồng độ cao hơn hoặc bổ sung các chất phụ gia hoạt động bề mặt khác.

Đ ề n g h ị: Cần có những nghiên cứu sâu hơn về tương quan tỉ lệ chất phụ gia và số lần chiết, và có thể nghiên cứu thêm về các dung môi và chất phụ gia khác để khả năng chiết rửa là tốt nhất.

1. Tiếng việt

1. Dương Quang Huấn, Báo cáo khoa học, Năm 2012

2. Lê Thị Thùy Dương, khóa luận tốt nghiệp, Nghiên cứu xử lỷ đẩt ô nhiễm thuốc BVTV khó phân hủy (POPs) bằng phương pháp chiết nước với phụ gia QH1, ĐHSP Hà Nội 2, 2013

3. Nguyễn Thanh Ngân, khóa luận tốt nghiệp, Nghiên cứu xử lý đất ô nhiễm thuốc BVTV khó phân hủy (POPs) bằng phương pháp chiết nước với phụ gia QH4, ĐHSP Hà Nội 2, 2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Phạm Thị Bích Ngọc, khóa luận tốt nghiệp, Nghiên cứu xử lý đất ô nhiễm thuốc BVTV khó phân hủy (POPs) bằng phương pháp chiết nước với phụ gia QH3, ĐHSP Hà Nội 2, 2013

5. Phạm Thị Lân, khóa luận tốt nghiệp, Nghiên cứu xử lý đất ô nhiễm thuốc BVTV khó phân hủy (POPs) bằng phương pháp chiết nước với phụ gia QH3, ĐHSP Hà Nội 2, 2013

6. Phan Thị Ngát, khóa luận tốt nghiệp, Nghiên cứu xử lý đất ô nhiễm thuốc BVTV khó phân hủy (POP) bằng phương pháp chiết nước với phụ gia QH2, ĐHSP Hà N ội 2, 2013

7. Trần Trọng Tuyền, luận văn thạc sĩ, Nghiên cứu quá trình khoáng hóa m ột số chất hữu cơ gây ô nhỉễmkhó phân hủy (POP) bằng bột sắt nano,2014

8.Trần Văn Hải. Những hiểu biết cơ bản về thuốc bảo vệ thực vật,

khuyennongnhean.com.vn/Noi_dung_thuoc_BVTV_30, tài liệu khuyến nông 2013/03/02.

2.1n te rn e t

9. Google / Bao cao tong hop 200_201222922219_BC_TC)NG_KET 10. Google / những hiểu biết cơ bản về thuốc bảo vệ thực vật

11.http://www.ued.edu.vn/khoahoa/file.php/l/_themem/Phan_tich_sac_ki_khi_Th_ Yung_.pdf

12. http://en.wikipedia.org/wiki/Aldrin

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệpnghiên cứu ảnh hưởng của một số chất hoạt động bề mặt đến hiệu quả chiết rửa đất ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật khó phân hủy (POP) (Trang 55)