BÀO TỬ (Spore)

Một phần của tài liệu VI KHUẨN VÀ VIRUT. TAI LIEU CAO HOC (Trang 27)

− Bào tử là một hình thức tiềm sinh của vi khuẩn. Khi gặp điều kiện khó khăn, vi khuẩn có khả năng hình thành bào tử. Bào tử được hình thành bên trong tế bào, có khi to hơn kích thước tế bào làm tế bào phình ra so với bình thường. Ví dụ như ở Clostridium, khi hình thành bào tử, tế bào hình thành hình dùi trống hoặc hình thoi. Bào tử có 3 lớp vỏ bọc, những lớp vỏ bọc này tránh cho bào tử những tác động của môi trường như: nhiệt độ, pH, tác động của men, v.v.... Ở nhiệt độ 1000C trong khi các tế bào dinh dưỡng bị tiêu diệt thì bào tử Bacillus cereus có thể chịu được 2,5 phút, Bacillus subtilis thậm chí chịu được 180 phút. Bào tử của vi khuẩn gây ngộ độc ở 1800C vẫn sống được tới 10 phút. Trong phenol 5% tế bào dinh dưỡng chết ngay trong khi bào tử có thể sống được đến 15 ngày.

− Sở dĩ bào tử có thể có khả năng chịu được những điều kiện khó khăn vì nó có cấu tạo khác với tế bào. Nước trong bào tử phần lớn ở trạng thái liên kết, trong khi đó nước trong tế bào ở trạng thái tự do. Các enzym trong tế bào phần lớn ở trạng thái không hoạt động. Các thành phần hoá học khác của bào tử cũng khác với tế bào dinh dưỡng. Thí dụ như ở bào tử có hàm lượng ion Ca++ cao hơn v.v...

− Nguyên nhân của việc hình thành bào tử cho đến nay còn có nhiều tranh cãi. Một số cho rằng tế bào hình thành bào tử khi gặp điều kiện khó khăn nhằm tồn tại qua thời kỳ khó khăn đó. Nhưng một số người khác cho rằng: Sự hình thành bào tử là một hình thức đổi mới tế bào do sự kết hợp của các phần nguyên sinh chất trong quá trình hình thành bào tử mà tế bào được đổi mới, ý kiến này dựa trên một số thí nghiệm bác bỏ luận thuyết trên. Ở một số môi trường dinh

dưỡng tốt bào tử lại được hình thành nhiều hơn ở môi trường nghèo dinh dưỡng. Ở đa số vi sinh vật đất, ngay ở những điều kiện bất lợi cũng không thấy hình thành bào tử.

− Bào tử khi gặp điều kiện thuận lợi thì nảy mầm thành tế bào dinh dưỡng, bào tử thường nảy mầm ở một cực, có khi nảy mầm ở cả hai phía. Một số vi khuẩn ở những điều kiện nhất định có thể bị mất khả năng hình thành bào tử.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Nguyễn Thành Đạt, 2007, Cơ Sở Sinh Học Vi Sinh Vật, NXB Đại Học Sư Phạm. 2- Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến, Phạm Văn Ty, 2002, Vi Sinh Vật Học, NXB

Giáo dục. 3- Websites: http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi_khu%E1%BA%A9n http://thuviensinhhoc.com/chuyen-de-sinh-hoc/vsv/3532-virus http://thuviensinhhoc.com/chuyen-de-sinh-hoc/vsv/3532-virus?start=1 http://thuviensinhhoc.com/chuyen-de-sinh-hoc/vsv/3547-dac-diem-cau-tao-te-bao-vi- khuan http://thuviensinhhoc.com/chuyen-de-sinh-hoc/vsv/3547-dac-diem-cau-tao-te-bao-vi- khuan?start=1 http://vietsciences.free.fr/khaocuu/nguyenlandung/virus01.htm

Một phần của tài liệu VI KHUẨN VÀ VIRUT. TAI LIEU CAO HOC (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w