- Riêng thủy sản khai thác nội địa giảm do nguồn lợi thủy sản giảm.
HDC ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn thi: Địa lí
Môn thi: Địa lí
Thời gian làm bài:180 phút
CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM
I
1 Trình bày ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu nước ta.
- Biển Đông là vùng biển nhiệt đới nóng ẩm, là nguồn dự trữ và cung cấp nguồn nhiệt ẩm cho khí hậu nước ta, khiến lượng mưa, độ ẩm không khí nước ta lớn, tăng cường độ ẩm và mưa trên đất liền, nhất là những nơi địa hình chắn gió.
- Biển Đông làm biến tính các khối khí đi qua biển vào nước ta. + Với các khối khí mùa đông: làm giảm tính chất khô và lạnh.
+ Với các khối khí mùa hè: làm giảm tính chất nóng bức và tăng thêm ẩm.
=> Biển Đông làm khí hậu nước ta mang tính chất hải dương điều hoà.
- Thiên tai: Mỗi năm trung bình có 9-10 cơn bão xuất hiện ở biển Đông, trong đó có 3-4 cơn bão trực tiếp đổ vào nước ta.
Vào cuối mùa đông, gió mùa Đông Bắc gây mưa ở vùng ven biển Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng do:
Cuối mùa đông, gió mùa Đông Bắc di chuyển lệch ra phía đông, qua biển vào nước ta, nên đã đem theo thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn.
0.75
0.25
2 Chứng minh rằng trình độ đô thị hóa của nước ta thấp.
- Cơ sở hạ tầng đô thị còn ở mức thấp so với các với các nước trong khu vực và thế giới.
- Tỉ lệ dân thành thị thấp.
- Quy mô đô thị chủ yếu là vừa và nhỏ.
- Lối sống thành thị và nông thôn còn đan xen.
Các đô thị của Duyên hải Nam Trung Bộ tập trung ở ven biển do:
- Vị trí địa lí thuận lợi cho giao lưu buôn bán, thu hút đầu tư. - Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho giao thông và sinh sống.
- Đây là cửa ngõ của các luồng nhập cư trước đây bằng đường biển.
0.5
0.5
1 Phân tích các điều kiện thuận lợi để phát triển ngành chăn nuôi nước ta.
- Cơ sở thức ăn luôn được đảm bảo tốt hơn: + Thức ăn tự nhiên: Nước ta có nhiều đồng cỏ.
1.5
II
+ Thức ăn từ sản phẩm nông nghiệp: Sự phát triển của trồng trọt, hàng đã đảm bảo thức ăn ổn định cho chăn nuôi. Sự phát triển của ngành thuỷ sản đã cung cấp và làm thay đổi cơ cấu thức ăn cho chăn nuôi. + Thức ăn qua chế biến.
- Các dịch vụ về giống, thú y đã có nhiều tiến bộ và phát triển rộng khắp.
- Chính sách phát triển chăn nuôi: đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, khuyến khích mô hình V.A.C…
- Thị trường: ngày càng mở rộng
0.25
0.25
0.25 2 Chứng minh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có nền kinh tế phát
triển nhất trong các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta.
- Khái quát chung.
- Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình cao nhất. - Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP cả nước.
- Trong cơ cấu GDP của vùng: Công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất, nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỉ trọng rất nhỏ.
- Chiếm tỉ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu của nước ta. - Tập trung các cơ sở kinh tế quan trọng của cả nước.
(Nếu học sinh làm theo các tiêu chí trong Atlat Địa lí Việt Nam, có thể thưởng điểm nhưng tổng điểm không vượt quá khung điểm của câu hỏi)
1.5
III 1 Kể tên các nhà máy điện có công suất trên 1000MW của nước ta.
- Thủy điện: Hòa Bình.
- Nhiệt điện: Phả Lại, Phú Mỹ, Cà Mau.
1.0
2 Tại sao phải khai thác tổng hợp kinh tế biển ở Đông Nam Bộ.
- Vùng biển và bờ biển Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển.
- Việc phát triển tổng hợp kinh tế biển đã tác động mạnh đến sự phát triển của vùng, nhất là ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Việc phát triển tổng hợp kinh tế góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.
1,0
0.25
0.5
IV 1 - Xử lí số liệu:
Cơ cấu khối lượng vận chuyển hàng hóa thông qua các cảng biển nước ta do Trung ương quản lí.
Đơn vị: % Loại hàng 2000 2005 2007 2010 - Hàng xuất khẩu 24.9 25.9 25.2 28.7 - Hàng nhập khẩu 42.4 38.8 38.6 34.8 - Hàng nội địa 32.7 35.3 36.2 36.5 - Vẽ biểu đồ: Chính xác, khoa học, đẹp.
(Thiếu: tên biểu đồ, chú giải, số liệu, đơn vị trên các trục trừ mỗi yếu tố 0.25 điểm)
0.5
1.5
2 Nhận xét và giải thích:
- Nhận xét:
+ Cơ cấu khối lượng vận chuyển phân theo hàng hóa qua các cảng biển do Trung ương quản lí của nước ta có sự thay đổi nhưng không lớn.
+ Sự thay đổi diễn ra theo hướng tăng tỉ trọng hàng nội địa và xuất khẩu giảm tỉ trọng hàng nhập khẩu (dẫn chứng).
- Giải thích: Do tốc độ tăng trưởng khối lượng vận chuyển theo loại hàng khác nhau:
+ Sản xuất trong nước phát triển, tăng cường chuyên môn hóa và chính sách đẩy mạnh xuất khẩu nên tỉ trọng hàng nội địa và xuất khẩu tăng.
+ Hàng nhập khẩu giảm tỉ trọng do một phần lớn hàng hóa nhập khẩu được vận chuyển bằng loại hình giao thông khác.
1.0
0.5
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA