2.1. Đối với các bộ, ngành liên quan
- Các bộ, ngành có liên quan phối hợp để xây dựng được các văn bản dự báo về phát triển kinh tế - xã hội và định hướng phát triển các ngành nghề truyền thống, các ngành nghề mới phục vụ cho sự nghiệp phát triển KT - XH của đất nước trong giai đoạn hiện nay; trên cơ sở nội dung của các văn bản đó, Trường Đại học Lao động - Xã hội sẽ tính toán được các chuyên ngành đào tạo cần phải có.
- Dành sự đầu tư cao hơn về kinh phí cho các hoạt động của nhà trường, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế, khuyến khích đầu tư cho giáo dục và tranh thủ các loại viện trợ, các dự án dành cho sự nghiệp phát triển giáo dục của Nhà nước nói chung và của nhà trường nói riêng.
- Cần có biện pháp chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện các nghị định của Chính phủ, chỉ thị và quyết định của Chính phủ về công tác quản lý hoạt động đào tạo.
- Cần mở rộng hơn nữa quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường đại học để các trường tự khẳng định mình và vươn lên thành các trường đại học có uy tín và đẳng cấp trong khu vực và quốc tế.
2.2. Đối với Trường Đại học Lao động - Xã hội
- Tăng cường chỉ đạo việc đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy.
- Cần tăng cường động viên cả về vật chất và tinh thần để đội ngũ giảng viên tích cực chủ động tự học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ, khuyến khích giảng viên trẻ đi đào tạo nước ngoài và quay trở về phục vụ cho nhà trường.
- Cần phân định rõ hơn trách nhiệm riêng và trách nhiệm phối hợp trong quản lý hoạt động đào tạo giữa phòng Đào tạo và các phòng ban trong nhà trường.
- Tập trung kinh phí vào việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý phụ trách hoạt động đào tạo và quản lý sinh viên, nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên.
- Cần có kế hoạch khảo sát nhu cầu đào tạo và kế hoạch đánh giá chương trình đào tạo đã có để tìm cách đổi mới chương trình đào tạo.
- Ra sức giúp đỡ lẫn nhau trong các hoạt động tập thể về văn hóa văn nghệ và trong học tập tại ký túc xá, nhằm tạo ra môi trường học tập thân thiện và tích cực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo (1998), “Một số khái niệm về quản lý giáo dục”, Trường CBQL Giáo dục và Đào tạo TW1, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Dự thảo lần thứ 14 “Chiến lược phát triển Giáo dục Việt Nam 2009 – 2020”.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 25/2006/QĐ- BGD&ĐT, “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy”
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT, “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ”
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 60/2007/QĐ-BGD ĐT, “Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên ở các cơ sở giáo dục đại học và trường trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy”
6. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Quyết định số 14/2007/QĐ- BLĐTBXH, "Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”
7. Nguyễn Phúc Châu (2010), “Quản lý nhà trường”, NXB Đại học Sư phạm. 8. Trương Văn Châu (2010), Bài giảng cao học Quản lý Giáo dục “Phương
pháp luận nghiên cứu khoa học”.
9. Chính phủ nước CHXHCN VN số 58/2010/QĐ-TTg, “Điều lệ trường đại học”.
10.Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11.Nguyễn Công Giáp (2010), Bài giảng Cao học “Quản lý nhà nước về giáo dục”
12.Trần Thị Minh Hằng (2010), Giáo trình “Tâm lý học quản lý”, Học viện Quản lý giáo dục.
13.Đặng Vũ Hoạt (1984), “Những vấn đề giáo dục học”, NXB Giáo dục, Hà Nội.
14.Harold Koontz (1996), “Những vấn đề cốt yếu của quản lý”, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
15.Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Nguyễn Quốc Chí (1999), “Khoa học tổ chức và quản lý – Một số lý luận và thực tiễn”, NXB Thống kê, Hà Nội.
16.Nguyễn Ngọc Quang (1999), “Những khái niệm cơ bản về quản lý về quản lý giáo dục – Giáo dục đào tạo”, NXB Hà Nội.
17.Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Khóa XII, số 44/2009/QH12 ngày 25/11/2009, “Luật Giáo dục Việt Nam”.
18.Nguyễn Văn Sơn (2002), Trí thức giáo dục đại học Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 19.Thái Duy Tuyên (2007), “Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới”,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
20.Hà Thế Truyền (2010), giáo trình “Quản lý đào tạo sau Trung học phổ thông”, Học viện Quản lý giáo dục, Hà Nội.
21.Hà Thế Truyền (2005) , “Hướng nghiệp và sự phân luồng học sinh phổ thông trung học”, Thông tin Quản lý giáo dục, Trường Cán bộ Quản lý giáo dục và Đào tạo (số 1/2005), Hà Nội.
22.Nguyễn Thành Vinh (2012), “Khoa học Quản lý đại cương”, NXB Giáo dục Việt Nam.
23.Viện Khoa học xã hội Việt Nam, “Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam”, http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI
Để nhận biết được thực trạng hoạt động đào tạo tại Trường Đại học Lao động - Xã hội, xin quý thầy (cô) và các bạn vui lòng cho biết đánh giá của mình về các mức độ đạt được các yêu cầu hoạt động đào tạo của Nhà trường bằng cách đánh dấu vào các cột trống bên phải các bảng dưới đây:
Phụ lục 1
Phiếu khảo sát ý kiến cán bộ quản lý và giảng viên về kế hoạch đào tạo
TT Nội dung
Mức độ thực hiện được
Tốt Khá Trung
bình Yếu Kém
1 Kế hoạch giảng dạy
2 Kế hoạch đăng ký học phần
3 Kế hoạch thi, kiểm tra lần 1, lần 2 4 Kế hoạch đăng kí học kỳ phụ
5 Sự phối hợp giữa các khoa, phòng ban với phòng đào tạo
6 Sự phối hợp giữa các khoa, trung tâm đào
tạo với trung tâm quản lý chất lượng 7 Sự phối hợp giữa phòng đào tạo với trung
tâm quản lý chất lượng
8 Kế hoạch nhận xét điều kiện học tiếp, tốt
nghiệp
Các ý kiến khác nếu có:
... ...
TT Nội dung
Mức độ đạt được Tốt Khá Trung
bình Yếu Kém
1 Thực hiện phân tích nhu cầu người học và nhu cầu sử dụng lao động 2
Chương trình đào tạo đáp ứng các yêu cầu về mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ của người học
3
Xác định rõ các khối kiến thức như kiến thức chung, kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên ngành, kiến thức tự chọn cho từng môn học, ngành học
4
Xác định rõ nội dung và các nguồn kiến thức cần trang bị cho sinh viên theo từng khối kiến thức (nêu trên) để đạt tới mục tiêu đào tạo
5 Giá trị thiết thực của nội dung các môn học
6
Định hướng được các phương pháp đào tạo chủ yếu và hình thức tổ chức cũng như kế hoạch tổng thể về đào tạo 7
Xác định được các yêu cầu và quy định về kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo trong quá trình và kết thúc khóa đào tạo
Các ý kiến khác nếu có:
... ...
TT Nội dung
Mức độ đạt được Tốt Khá Trung
bình Yếu Kém
1 Kiến thức chuyên môn của giảng viên 2 Phẩm chất đạo đức, ý thức và trách
nhiệm nghề nghiệp
3 Giảng viên giảng dạy bám sát nội dung, chương trình đào tạo
4 Giảng viên áp dụng các phương pháp dạy học tích cực có hiệu quả
5 Đánh giá kết quả học tập của sinh viên 6
Giảng viên giới thiệu, cung cấp, hướng dẫn các tài liệu tham khảo, sách chuyên khảo. Các ý kiến khác nếu có: ... ... ... ... ...
TT Nội dung
Mức độ đạt được Tốt Khá Trung
bình Yếu Kém
1 Quản lý giờ giấc ra, vào lớp của sinh viên
2
Quản lý ý thức học tập trên lớp của sinh viên (tham gia xây dựng bài, lắng nghe GV)
3
Quản lý việc tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao, các hoạt động xã hội khác và các hoạt động ngoại khóa của sinh viên để phục vụ cho hoạt động đào tạo của nhà trường.
4
Tổ chức các hoạt động theo lấy ý kiến của sinh viên để nhận biết các nhu cầu của sinh viên trong học tập, sinh hoạt và tham gia các hoạt động xã hội khác để có sự điều chỉnh trong quản lý hoạt động đào tạo.
Các ý kiến khác nếu có:
... ...
học tập của sinh viên
TT Nội dung
Mức độ đạt được
Tốt Khá TB Yếu Kém
1 Cải tiến các hình thức đánh giá quá trình học tập của sinh viên
2 Đảm bảo tính khách quan trong đánh giá kết quả học tập của sinh viên
3 Sự phối kết hợp giữa các đơn vị có liên quan tới hoạt động đánh giá
4 Ứng dụng công nghệ tin học trong hoạt động đánh giá và quản lý điểm
5 Quy trình đánh giá kết quả thi kết thúc học phần
6
Tổ chức việc ra đề kiểm tra của giảng viên và trông coi việc làm bài kiểm tra của sinh viên theo đúng quy định, trên cơ sở nội dung kiểm tra phải bám sát mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái độ của sinh viên
7
Tổ chức việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo phương thức đào tạo tín chỉ đã quy định sẵn trong chương trình đào tạo chi tiết đã có, nhằm cho điểm và phân loại chính xác sinh viên đảm bảo công khai và công bằng.
Các ý kiến khác nếu có:
... ...
tìm hiểu việc làm cho sinh viên sau khi ra trường TT Nội dung Mức độ đạt được Tốt Khá Trung bình Yếu Kém 1
Quản lý các hoạt động công bố kết quả kiểm tra, kết quả thi môn học, kết quả thi tốt nghiệp, đồng thời làm thủ tục cấp các chứng chỉ môn học, cấp văn bằng tốt nghiệp cho sinh viên theo đúng quy định của Bộ.
2
Quản lý các hoạt động tìm hiểu nhu cầu sử dụng nhân lực đã qua đào tạo của các tổ chức, doanh nghiệp trong thời điểm sinh viên tốt nghiệp và ra trường
3
Tổ chức hoạt động định hướng cho sinh viên ra trường nhận biết được nhu cầu hiện tại sử dụng nhân lực đã qua đào tạo của các tổ chức, doanh nghiệp
4
Tổ chức các hoạt động nhằm thu thập thông tin phản hồi từ đội ngũ sinh viên đã tốt nghiệp và làm việc tại các tổ chức và doanh nghiệp về các nội dung góp ý đối với hoạt động đào tạo của trường
Các ý kiến khác nếu có:
... ...