V. TÌM HIỂU VỀ JOOMLA 1 JOOMLA LÀ GÌ?
2. CÁC ĐẶC TRUNG CƠ BẢN CỦA JOOMLA
3.CÀI ĐẶT VÀ SỬ DỤNG JOOMLA
Cài đặt Joomla sẽ có 2 hình thức: cài đặt tại local host của bạn sau đó đưa lên hosting của bạn và cài đặt tích hợp trên hosting miễn phí
Cài đặt joomla cục bộ trên windown ( Cài trên local host)
Cài đặt Joomla 3.x trên Localhost
Bước 1: Tải về. Chúng ta vào trực tiếp trang chủ của Joomla! để tải về bộ cài đặt. Không nên sử dụng bộ cài đặt ở các trang web trung gian khác.
Bước 2: Tạo cơ sở dữ liệu, ở bước này ta cần tạo một cơ sở dữ liệu trống để chứa dữ liệu của Joomla! trong quá trình cài đặt. Mở trình duyệt và gõ vào địa chỉ http://localhost/phpmyadmin, điền tên (Joomla33) và chọn mã unicode (utf8_general_ci) cho cơ sở dữ liệu
Bước 3: Tạo một thư mục tên là “WebCuaToi” trong thư
mục htdocs của Xampp. Sau đó copy tập tin cài đặt đã tải về vào giải nén tại thư mục đó
Bước 4: Bắt đầu tiến trình cài đặt Joomla! 3.3. Ta mở trình duyệt web sau đó gõ vào địa chỉ http://localhost/WebCuaToi. Với “WebCuaToi” chính là tên thư mục chứa tất cả các file sau khi giải nén. Chúng ta sẽ điền các thông tin sau vào trình cài đặt Joomla!
Lựa chọn ngôn ngữ: Đây là ngôn ngữ cài đặt, chúng ta
chọn Vietnamese
Tên trang: Tên sẽ hiển thị trong tag title của HTML hay
nó cách khác nó là tiêu đề của website sẽ xuất hiện trên thanh tab-bar của browser khi người dùng truy cập trang
Mô tả: phần này sẽ hiển thị ở đoạn mô tả trang web
xuất hiện ở các website kết quả tìm kiếm.
Địa chỉ thư điện tử: email của webmaster hay admin,
dùng để gửi thư cho các user hoặc khách hàng trong website.
Tên đăng nhập quản trị: Đây là username dùng để vào
phần BackEnd (Quản lý) của Joomla!.
Mật khẩu và xác nhận mật khẩu: Password của admin
Trang ngoại tuyến: Nếu ta bật chức năng này thì sau khi cài đặt phần FrontEnd của website sẽ không vào được, chỉ Admin mới có thể vào thông qua Username và Password của quản trị đã đặt. Thông thường cài trên localhost thì ta để mặc định phần này.
Sau khi điền các thông tin ta nhấn nút “Tiếp Theo” để tiếp tục tiến trình cài đặt.
Bước 5: Cấu hình cơ sở dữ liệu, ta cần điền vào các thông tin
Loại CSDL: Có 2 loại CSDL là MySQL và MySQLi, ở đây MySQLi có sự linh động hơn về cách thức giao tiếp, kết nối, bảo mật,…và MySQL không được PHP khuyên dùng nữa. Chúng ta chọn mặc định là MySQLi ở bước này.
Tên máy chủ: Localhost. Vì đang cài đặt trên localhost.
Nếu cài trên mạng internet thì ta sẽ điền vào tên host mà ta đã mua.
Tên Đăng nhập và mật khẩu: Tên đăng nhập và mật
khẩu ở đây khác với ở Bước 4 mà chúng ta đã tạo, đây là thông tin đăng nhập vào phpMyadmin không phải thông tin đăng nhập vào phần quản lý của Joomla!. Nếu ta cài ở Localhost thì tên đăng nhập là “Root” còn mật khẩu sẽ bỏ trống không điền vào. Còn nếu cài trên host thì thông tin này sẽ do ta tạo ra trong phpMyadmin của cPanel mà người bán host cung cấp cho chúng ta.
Tên CSDL: Joomla33. Đây chính là tên CSDL được tạo ở
bước 2.
Tiền tố bảng: Phần này là phần tiền tố nằm trong tên
của các bảng của CSDL Joomla!. Lý do cho sự xuất hiện này là vì một số nhà phát triển tạo 1 CSDL nhưng chứa dữ liệu của nhiều website. Ví dụ có 2 website Joomla! trong 1 CSDL thì sẽ xuất hiện 2 bảng user, tiền tố xuất hiện là để phân biệt bảng user nào là của website nào (tbl1_user với tbl2_user). Phần này từ Joomla! 1.7 trở đi đã được tạo ngẫu nhiên, người dùng không cần phải can thiệp khi cài đặt.
Xử lý CSDL cũ: trường hợp đã tồn tại 1 CSDL của website Joomla! cũ mà ta vẫn muốn cài tiếp một website mới thì ta có hai lựa chọn là sao lưu những bảng dữ liệu của website cữ hoặc là gở bỏ nó ra khỏi hệ thống.
Sau khi điền các thông tin ta nhấn nút “Tiếp Theo” để tiếp tục tiến trình cài đặt.
Bước 6: Hoàn thành.
Ở bước này có 1 lưu ý với những người tạo Joomla! với mục đích nghiên cứu học tập về Joomla! thì ta nên cài đặt dữ liệu mẫu để website có dữ liệu, từ đó có cái nhìn tốt hơn về một website hoàn chỉnh. Phần còn lại là ta xem một lần nữa tất cả các thông tin cài đặt
Bước 7: Gỡ bỏ thư mục cài đặt, hãy chắc chắn rằng phải xóa thư mục cài đặt của Joomla! trước khi bắt đầu sử dụng nó. Ta có thể click trực tiếp trên giao diện của bước cuối này hoặc cũng có thể vào thư mục htdocs/WebCuaToi tìm thư mục installation và xóa thư mục này.
Sau khi cài đặt xong chúng ta có thể vào phần “Trang” và “Người Quản Trị”
Phần đăng nhập quản trị: (BackEnd)
– http://localhost/WebCuaToi/administrator/
Như vậy là chúng ta đã hoàn thành xong việc cài đặt Joomla 3, viết ra đây thì dài vì mình ghi lại quá trình khá chi tiết nhưng nếu bạn làm quen, cài đặt khoảng vài lần thì mình tin là chỉ 5 phút thế là xong
Chúc các bạn thành công
SỬ DỤNG JOOMLA VỀ SAU
Sau khi cài đặt xong lần đầu tiên, platform đã đi vào vận hành tốt, nếu muốn ngưng làm việc thì làm theo trình tự:
o Thoát khỏi platform
o Đóng trình duyệt
o Lần lượt nhấn nút Stop trong bảng điều khiển XAMPP để ngưng hai dịch vụ Apache
và MySql.
Khi máy chủ giả lập XAMPP đã tắt, nếu muốn sử dụng lại Joomla trên máy, phải bật lại theo trình tự:
o Mở bảng điều khiển XAMPP để bật hai dịch vụ Apache và MySql;
o Mở trình duyệt web để truy cập địa chỉ platform Joomla (thường là
HUỶ BỎ PLATFORM JOOMLA VÀ CÀI ĐẶT LẠI
Sau một thời gian sử dụng, nếu có lỗi xảy ra hay vì bất cứ lí do gì muốn huỷ bỏ toàn bộ platform Joomla trên máy, cần làm theo hai bước:
o Gỡ bỏ chương trình giả lập máy chủ XAMPP: có hai cách
Vào Start >> Programs >> Apache Friends >> XAMPP >> Uninstall
o Vào Start >> Control Panel >> Add/Remove Programs >> Chọn XAMPP trong danh sách và nhấn nút Remove.
Sau khi gỡ bỏ ở bước 1, cần xoá sạch mọi dấu vết còn lưu lại bằng cách vào ổ đĩa C:\, xoá thủ công toàn bộ thư mục cài đặt XAMPP (thường là C:\xampp).
Quá trình cài đặt lại sau đó sẽ hoàn toàn giống với từng bước như đã nêu ở trên.
Tải và Cài đặt Joomla lên Hostinger của bạn
Joomla cho phép bạn tải mã nguồn miễn phí tại
website Joomla.org. Với mã nguồn này, bạn hoàn toàn tự do làm một website mà bạn muốn (chứ không đơn thuần là viết blog)
Joomla cho phép bạn tải lên và cài đặt trên bất cứ hosting nào, bạn được cài đặt thêm tùy ý các plugin hoặc theme, bạn có thể tùy ý chỉnh sửa code của theme theo ý muốn . Tuy nhiên, bạn sẽ phải tốn fee thuê hosting và domain cho mình, nhưng bạn có thể upload trên hosting free như Hostinger.vn
CÀI CÁC THIẾT LẬP CẦN THIẾT
Sau khi cài xong Joomla thì bạn nên cài đặt các thiết lập cần thiết cho website để nó hoạt động tốt hơn
4. ỨNG DỤNG ĐÃ THỰC HIỆN
Tạo tài khoản Hostinger.vn và đăng nhập
Kết nối joomla vào database
Đăng nhập vào Joomla
Tạo các blog cá nhân và hình thành trang web