3.2.1. Ảnh hưởng liều lượng phân chuồng đến chiều cao thân chính
Chiều cao thân chính của bí ngồi phụ thuộc vào bản chất di truyền giống và các điều kiện cụ thể của môi trường trồng trọt (đất đai, khí hậu thời tiết, các biện pháp kỹ thuật),... Sự phát triển chiều cao cây và sự ra hoa kết qủa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, các cơ quan sinh dưỡng nhanh và khỏe mạnh tạo điều kiện tiền đề cho cơ quan sinh dục phát triển. Do vậy chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh trung thực sự sinh trưởng phát triển của cây và mối tương quan giữa sinh trưởng sinh dưỡng với sinh trưởng sinh thực.
Nếu thân chính có chiều cao lớn sẽ cho số lá và số cành trên cây nhiều tạo tiền đề cho việc tập trung chất hữu cơ và hình thành số hoa trên cây. Nếu chiều cao thân chính sinh trưởng kém sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành quả sau này. Vì vậy việc cung cấp chất dinh dưỡng để thân chính sinh trưởng tốt là điều cần thiết.
Tốc độ sinh trưởng, phát triển chiều cao thân chính của bí ngồi thể hiện qua các thời kỳ khác nhau, thời kỳ cây con thân chính sinh trưởng chậm, thân chính sinh trưởng, phát triển mạnh nhất vào thời kỳ bắt đầu ra hoa.
Tuy nhiên với các công thức bón phân chuồng khác nhau, kết quả ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao cây được trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Ảnh hưởng liều lượng phân chuồng đến chiều cao thân chính
Đơn vị: cm CT Sau trồng đến...(ngày)
15 22 29 36 43 50 57
I (Đ/C) 5,51 6,89 7,83 9,81 13,99 22,55 25,43
III 5,92 7,79 9,63 13,04 19,08 25,80 28,50
IV 5,69 8,28 9,68 13,73 20,47 27,93 29,29
V 6,14 8,12 8,82 14,25 21,40 29,46 31,40
LSD0,05 0,49 0,89 0,75 1,33 1,32 0,93 2,48
*Sự tăng trưởng chiều cao thân chính ở giai đoạn 15 – 22 ngày sau trồng:
Qua số liệu bảng 3.2 cho thấy: Giai đoạn 15 ngày sau trồng không thấy có sự sai khác về mặt thống kê của chiều cao cây so với đối chứng và giữa các công thức có bón phân chuồng với liều lượng khác nhau.
Ở giai đoạn 15 ngày sau trồng công thức II chiều cao cây đạt cao nhất (6,80 cm) nhưng công thức V bón phân chuồng nhiều nhất mới đạt (6,14 cm).
Ở giai đoạn 22 ngày sau trồng: Chiều cao thân chính của giống đạt cao nhất ở công thức IV (8,28 cm). Công thức V với mức phân chuồng bón nhiều nhất đạt (8,12 cm), công thức đối chứng không bón phân đạt thấp nhất (6,89 cm), thấp hơn so với công thức cao nhất là (1,23 cm). Như vậy, thời kì này ảnh hưởng của phân chuồng đến chiều cao cây chưa biểu hiện rõ.
Giữa các công thức có bón phân chuồng ở các liều lượng khác không có ý nghĩa về mặt thống kê.
* Giai đoạn 29 - 43 ngày sau trồng (ra hoa - kết thúc hoa)
Ở giai đoạn này chiều cao cây bắt đầu có sự sai khác giữa các công thức, cao nhất ở công thức V đạt (21,40 cm), cao hơn (7,41 cm) so với đối chứng không bón phân (13,99 cm). Đây là giai đoạn cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng đến sinh trưởng sinh thực. Nhưng ở thời điểm này các bộ phận sinh dưỡng (thân, cành, rễ, lá) mới chỉ đạt khoảng 25 - 30%, ảnh hưởng của phân chuồng chưa biểu hiện rõ ở chiều cao cây.
Giai đoạn này thấy có sự sai khác về mặt thông kê giữa các công thức có bón phân chuồng so với công thức đối chứng không bón phân chuồng về chiều cao thân