Sau khi phân tích hệ số tin cậy Cronbach alpha để đánh giá độ tin cậy thang đo. Vấn đề tiếp theo là các thang đo được đánh giá giá trị của nó. “Hai giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA giúp chúng ta đánh giá hai loại giá trị này” (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
4.2.2.1 Phân tích EFA các thành phần căng thẳng trong công việc
Để nhận dạng và xác định các khái niệm liên quan, phương pháp phân tích nhân tố khám phá được sử dụng và áp dụng cho 23 biến quan sát (sử dụng phương pháp Principle component analysis với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue là 1).
Kiểm định Bartlett dùng để xem xét ma trận tương quan có phải là ma trận đơn vị (ma trận có các thành phần – hệ số tương quan giữa các biến – bằng không và đường chéo - hệ số tương quan với chính nó- bằng 1. Mục đích của bước này là nhằm bác bỏ giả thuyết Ho (ma trận tương quan là ma trận đơn vị). Nếu giả thuyết này bị bác bỏ thì phân tích nhân tố là phương pháp thích hợp.
Mức ý nghĩa Sig. = 0.000 chứng tỏ khi bác bỏ giả thuyết “các nhân tố không có tương quan” là thích hợp. Ban đầu, chỉ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) bằng 0.818 > 0.5. Đây là một chỉ số cao chứng tỏ phương pháp phân tích nhân tố rất thích hợp cho dữ liệu nghiên cứu. Tại các mức giá trị có Eigenvalues > 1, với phương pháp rút trích principal components và phép quay Varimax thì có 6 nhân tốđược rút trích ra từ 23 biến quan sát. Phương sai trích là 61.154% > 50% là đạt yêu cầu. Điều này chứng cho chúng ta thấy 6 nhân tố rút trích ra thể hiện được hơn 60% tổng thể. Tuy vậy, có những biến không đạt giá trị phận biệt
(Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố phải lớn hơn 0.2 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố), vì vậy tác giả đã loại ra các biến này ra (FN3, RC5, RC1, WL5) và chạy lại phân tích nhân tố. Từ 19 biến quan sát, tại các mức giá trị có Eigenvalues > 1, với phương pháp rút trích principal components và phép quay Varimax thì có 5 nhân tố được rút trích ra. Chỉ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) bằng 0.792 > 0.5. Phương sai trích là 60.968% > 50% là đạt yêu cầu. Điều này chứng cho chúng ta thấy 5 nhân tố rút trích ra thể hiện được hơn 60% tổng thể. (Xem chi tiết tại Phụ lục E)
Bảng 4.3: Kết quả phân tích EFA thang đo các yếu tố gây căng thẳng
Số thứ
tự
Tên biến
Nhân tố Tên nhân tố
1 2 3 4 5 1 CR4 0.78 0.12 0.24 Căng thẳng trong mối quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên 2 CR2 0.80 0.17 0.12 -0.12 3 CR1 0.73 0.14 0.18 -0.11 4 CR5 0.67 0.12 0.26 0.10 5 CR3 0.66 0.36 0.14 0.18 6 RC2 0.57 0.24 0.11 0.31 0.19 7 WL2 0.28 0.79 0.10 Quá tải 8 WL3 0.12 0.76 0.19 0.31 9 WL1 0.22 0.68 0.19 0.14 10 WL4 0.62 0.14 0.17 0.38 11 FC1 0.18 0.75 Căng thẳng từ phía khách hàng 12 FC2 0.38 0.69 -0.23 13 FC4 0.20 -0.19 0.66 0.12 0.34 14 FC3 0.13 0.60 0.11 15 FC5 0.15 0.21 0.48 16 FN4 0.17 0.13 0.14 0.88 Các chỉ tiêu công nợ 17 FN5 0.14 0.17 0.88 0.17 18 RC4 0.12 0.70 Thực hiện công việc ở những vai trò xung đột 19 RC3 0.18 0.14 0.18 0.13 0.64 Eigenvalue 1.069 Phương sai trích 60.968 %
Phân tích khám phá EFA đã giúp tác giả xác định lại các nhân tố trong mô hình nghiên cứu:
− Nhân tố thứ nhất bao gồm 6 biến quan sát như sau:
Nhân tố này bao gồm 5 biến quan sát ban đầu của thang đo căng thẳng trong mối quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên và 1 biến quan sát của thang đo thực hiện công việc ở những vai trò xung đột. Sở dĩ có sự thay đổi này là vì mặc dù biến RC2 thể hiện sự mâu thuẫn trong vai trò nhưng đồng thời cũng thể hiện vấn đề trong giao tiếp với cấp trên trong công việc. Sự thay đổi này là phù hợp và được kiểm chứng thông qua việc giá trị độ tin cậy của thang đo Cronbach Alpha tăng lên 0.843 > giá trị ban đầu là 0.827.
Biến quan
sát Nội dung
CR1 1. Anh/ chị gặp khó khăn trong việc trao đổi với cấp trên về các vấn đề trong công việc.
CR2 2. thái quá. Tính cách của cán bộ quản lý trực tiếp của anh/chị thất thường hoặc CR3 3. Cán bộ quán lý trực tiếp của anh/chị hay có những yêu cầu quá mức. CR4 4. Anh chị không thấy sựđồng cảm, hỗ trợ của đồng nghiệp trong công
việc
CR5 5. Anh chị gặp khó khăn trong việc trao đổi với đồng nghiệp về các vấn
đề trong công việc.
RC2 6. Anh/chị nhận được những yêu cầu trái ngược nhau từ nhiều cán bộ quản lý.
− Nhân tố thứ hai bao gồm 4 biến quan sát của thang đo quá tải ban đầu
Biến quan sát Nội dung WL1 6. Anh/chịđang đảm trách quá nhiều nhiệm vụ.
WL2 7. Anh/chị có quá ít thời gian để suy nghĩ và giải quyết công việc. WL3 8. Anh/chị luôn cảm thấy mình không có đủ thời gian để làm hết công
việc của mình.
WL4 9. Anh/chị phải gọi/nhận quá nhiều cuộc điện thoại hay gặp gỡ quá nhiều đối tác/khách hàng trong ngày.
− Nhân tố thứ ba bao gồm 5 biến quan sát của thang đo căng thẳng từ phía khách hàng ban đầu.
Biến quan sát Nội dung
FC1 6. Anh/chị phải tiếp nhận nhiều than phiền từ khách hàng về chất lượng sản phẩm (dịch vụ).
FC2 7.Anh/chị phải tiếp nhận nhiều than phiền từ khách hàng về giá cả. FC3 8.Anh/chị phải tiếp nhận nhiều than phiền từ khách hàng về tiến độ
giao hàng.
FC4 9. Anh/chị phải tiếp nhận nhiều than phiền từ khách hàng về chất lượng dịch vụ sau bán, bảo hành.
FC5 10.Anh/chị phải làm việc với những khách hàng có tính khí thất thường.
− Nhân tố thứ 4 bao gồm 2 biến quan sát của thang đo các chỉ tiêu tài chính. Nhân tố này được đặt tên lại cho phù hợp với nội dung thang đo.
Thang đo các chỉ tiêu công nợ
Biến
quan sát Nội dung
FN4 15. Anh/chị gặp khó khăn trong việc thu hồi công nợđúng hạn. FN5 16. Anh/chị gặp khó khăn trong việc thu hồi đủ công nợ.
− Nhân tố thứ 5 bao gồm 2 biến quan sát của thang đo thực hiện công việc ở những vai trò xung đột.
Biến quan
sát Nội dung
RC3 6. Anh/chị phải “lách luật” để thực hiện công việc đươc giao.
RC4 7. Anh/chị làm việc chung với những nhóm có cách làm việc khác nhau.
4.2.2.2 Phân tích EFA thành phần kết quả công việc cá nhân của nhân viên kinh doanh
Đểđảm bảo độ tin cậy và độ kết dính của các nhân tố kết quả công việc cá nhân của nhân viên kinh doanh đã đưa ra ở phần cơ sở lý thuyết, tác giả tiến hành phân tích nhân tố đối với các nhân tố của thang đo kết quả công việc cá nhân.
Mong đợi củatác giả là các biến quan sát này sẽ cùng nhau tạo thành một nhân tố (phạm trù) có Eigenvalue lớn hơn 1. Điều đó có nghĩa là các biến quan sát đo lường kết quả công việc cá nhân có độ kết dính cao và cùng thể hiện một phạm trù. Sau khi phân tích EFA lần đầu tiên, các biến quan sát của thang đo kết quả công việc cá nhân được nhóm thành 3 nhân tố. Sau khi loại các biến quan sát không đảm bảo giá trị phân biệt, các biến quan sát được nhóm thành 2 nhân tố. EFAphù hợp với hệ số KMO = 0.761, phương sai trích bằng 63.066%; các biến quan sát có hệ số tải nhân tố trên 0.5 (Hair & ctg, 1998), mức ý nghĩa kiểm định của Bartlett là 0.000.
Bảng 4.4: Kết quả phân tích EFA thang đo kết quả công việc cá nhân của nhân viên kinh doanh
KMO và kiểm định Bartlett
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .761
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 515.335 df 21 Sig. .000 Ma trận nhân tố Component 1 2 JP8 .804 .147 JP7 .804 .298 JP6 .773 JP5 .716 .223 JP2 .102 .867 JP1 .350 .722 JP3 .662 Việc các biến quan sát bị tách ra hai nhóm có thể giải thích là do một nhóm các biến quan sát đo lường kết quả công việc thông qua các chỉ tiêu về tài
chính (bao gồm các biến quan sát JP1, JP2, JP3) và một nhóm các biến quan sát đo lường kết quả công việc thông qua năng lực của nhân viên kinh doanh (bao gồm các biến quan sát JP5, JP6, JP7, JP8).