Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực và hiệu lực quản lý nhà nước về kinh tế

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề Tài: "Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của kinh tế đối ngoại ở nước ta hiện nay" ppt (Trang 44 - 50)

IV, Một số biện pháp nhằm tăng cường vai trò Nhà nước trong nền

2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực và hiệu lực quản lý nhà nước về kinh tế

trong điều kiện cụ thể của nước ta, vừa thiếu cơ sở lý luận khoa học nên khi thực hiện còn vướng mắc, hiệu quả và tác dụng còn hạn chế, vừa thiếu trách nhiệm và kiên quyết tự đổi mới, tự chỉnh đốn của các cơ quan quản lý nhà nước để đảm bảo sự trong sạch và nâng cao hiệu quả

hoạt động quản lý.

- Sự lãnh đạo của Đảng đối với việc đổi mới và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế.

2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực và hiệu lực quản lý nhà nước về kinh tế nhà nước về kinh tế

Quản lý nhà nước về kinh tế ở nước ta đang đứng trước những thời cơ và thách thức lớn. Chúng ta đã có kinh nghiệm và kết quả của hơn mười năm đổi mới, đang đứng trước xu thế mở cửa, hội nhập và hợp tác quốc tế; nhưng khủng hoảng kinh tế khu vực và thế giới; việc nhà nước phải

tự đổi mới, tự cải cách; hệ thống quản lý càng trở nên phức tạp hơn; sự cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt - tất cả các yếu tố đòi hỏi quản lý

nhà nước về kinh tế phải tiếp tục đổi mới một cách toàn diện. Yêu cầu đặt ra là phải tiếp tục đổi mới quản nước để nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, bộ máy nhà nước trong sạch vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; cán bộ, công chức nhà nước thực sự là công bộc của dân, làm tốt công tác quản lý kinh tế - xã hội. Trong thời gian tới cần phải chú ý các giải pháp chủ yếu sau:

1. Nhận thức và xử lý tốt mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân, giữa sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước về kinh tế, giữa quản lý nhà nước và quản lý của doanh nghiệp.

- Cần khẳng định rằng, nhân dân là người chủ đích thực và cao nhất của đất nước, nhà nước là đại diện của nhân dân để quản lý đất

nước, do nhân dân bầu ra và chịu sự giám sát của nhân dân. Do đó, nhà nước phải tôn trọng quyền làm chủ của dân, phục vụ dân, còn nhân

dân phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, chính là tự bảo vệ quyền làm chủ của mình. Trong nhận thức và xử lý các mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân cần thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "nếu không có nhân dân thì chính phủ đủ lực lượng. Nếu

không có chính phủ thì nhân dân không ai dẫn đường".

Để tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, Đại hội IX

của Đảng đã chỉ rõ: "Thực hiện tốt quy chế dân chủ, mở rộng dân chủ trực tiếp ở cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân tham gia quản lý kinh tế - xã hội, thảo luậnvà quyết định những vấn đề quan trọng".

- Cần nhận thức và phân biệt rõ chức năng lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý của Nhà nước. Đảng lãnh đạo kinh tế bằng đường lối, chính sách và bằng phương pháp giáo dục, thuyết phục, còn nhà nước

thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng thành pháp luật, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng và thực hiện thể chế mới về kinh tế, tiến hành quản lý, điều hành nền kinh tế bằng tổng hợp các phương pháp quản lý, trong đó có cả những biện pháp gián tiếp, khuyến

khích sự tự nguyện, tự giác, có cả những biện pháp bắt buộc, cưỡng chế. Thông qua nhà nước, Đảng đưa đường lối, chính sách của Đảng vào cuộc sống. Như vậy, Đảng phải tăng cường lãnh đạo nhà nước nhưng không làm thay nhà nước mà tạo điều kiện để phát huy tính chủ động và nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành của nhà nước.

- Đối với các doanh nghiệp, nhà nước có chức năng và trách nhiệm quản lý nhà nước về kinh tế đói với tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, không can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh

theo sự phân cấp và uỷ quyền của Chính phủ mà các bộ, cơ quan chính phủ và uỷ ban nhân dân địa phương có trách nhiệm đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với các doanh nghiệp trên một số chức năng nhất

định nhưng phải tôn trọng quyền tự chủ, không can thiệp sâu vào hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế

Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản của quản lý kinh tế, càng có ý nghĩa quan trọng đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế, được thể hiện trên hai nội dung chủ yếu sau đây:

- Nâng cao hiệu lực quản lý thống nhất của nhà nước trung ương đi

đôi với phân cấp quản lý cho địa phương. Để thực hiện nguyên tắc này, nhà nước trung ương tập trung quản lý ở tầm chiến lược, tầm vĩ mô bao gồm việc hoạch định chiến lược, chính sách quốc gia, chương

trình, quy hoạch, kế hoạch, các chính sách kinh tế lớn có tác dung chung

cho toàn bộ nền kinh tế. Còn chính quyền địa phương có trách nhiệm và thẩm quyền quyết định những vấn đề của địa phương, đặc biệt là về kế hoạch đầu tư cho khu vực công cộng, thu chi ngân sách, về tổ chức và nhân sự hành chính địa phương, xử lý các vụ việc

hành chính. Ngay trong chính quyền địa phương cũng phải có sự phân cấp theo hướng cấp nào nắm thông tin đầy đủ hơn, giải quyết vấn đề sát thực tế hơn thì giao thẩm quyền và nhiệm vụ cho cấp đó.

- Tăng cường phối hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ. Các ngành trung ương có trách nhiệm quản lý theo ngành trên phạm vi cả nước bao gồm tất cả các thành phần kinh tế. Chính quyền địa phương có trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội trên phạm vi lãnh thổ, kể cả kiểm tra kiểm soát việc chấp hành pháp luật đối với các cơ quan

và tổ chức thuộc ngành cấp trên hoạt động trên địa bàn lãnh thổ, đảm bảo sự phối hợp có hiệu quả và thông suốt.

3. Đẩy mạnh cải cách nền hành chính nhà nước

Cải cách nền hành chính nhà nước là yêu cầu của nhiều quốc gia,

nhưng đối với nước ta hiện nay, đây là một nhiệm vụ hết sức cấp bách nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém của quản lý nhà nước kiểu cũ, xây dựng một Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân, có khả

năng quản lý nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi sang nền

kinh tế thị trường, còn rất mới mẻ và rất phức tạp, sớm thích nghi và hoà nhập với thị trường thế giới. Cải cách nền hành chính nhà nước là

một cuộc đấu tranh hết sức gay go để khắc phục cái cũ, xây dựng cái

mới bao gồm hàng loạt vấn đề, trong đó tập trung vào một số việc chủ

yếu sau đây:

- Tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh hệ thống luật pháp kinh tế, bao gồm hệ thống luật và văn bản pháp quy nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho việc hình thành đồng bộ các yếu tố thị trường theo định hướng xã hội

chủ nghĩa; đổi mới công tác kế hoạch hoá đảm bảo phù hợp và định hướng được nền kinh tế thị trường đang trong bước sơ khai và nhiều biến động; xây dựng và hoàn chỉnh các chính sách kinh tế và xã hội, trong đó quan trọng nhất là chính sách tài chính - tiền tệ.

- Cải cách một bước thủ tục hành chính cả về quy chế và tổ chức thực hiện, giảm đến mức tối đa các thủ tục, quy chế và tình trạng quan liêu, phiền hà đối với nhân dân và các doanh nghiệp.

- Sắp xếp lại và chấn chỉnh tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về

kinh tế, đảm bảo cho bộ máy tinh gọn, đủ khả năng quản lý và xử lý tốt

các vấn đề nảy sinh trong nền kinh tế, đảm bảo cho bộ máy tinh gọn,

tế thị trường, tập trung vào chứuc năng quản lý kinh tế vĩ mô, giảm

dần đi tới xoá bỏ chế độ chủ quản đối với doanh nghiệp nhà nước. Việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế phải gắn liền với việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước có phẩm chất, trình độ và năng lực trong quản lý nền kinh tế thị trường.

4. Đẩy mạnh đấu tranh chống tệ quan liêu, tham nhũng

Quan liêu và tham nhũng đi liền với nhau như hình với bóng, là căn bệnh vốn có của nhà nước nói chung. Riêng ở nước ta đang trong thời kỳ

đổi mới, cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp chưa hoàn toàn xoá bỏ, cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước ra đời chưa đồng bộ là

điều kiện tốt cho tệ quan liêu, tham nhũng phát triển, vừa cản trở sự

phát triển của đất nước, vừa làm mất uy tín và làm suy yếu hiệu lực quản lý của nhà nước. Do đó, đấu tranh kiên quyết xoá bỏ tệ quan liêu, tham nhũng trở thành một nhiệm vụ cấp bách trước mắt của toàn Đảng, toàn dân ta. Văn kiện Đại hội IX của Đảng đã nhấn mạnh phải kiên quyết

đấu tranh chống tham nhũng, gắn với chống lãng phí, quan liêu, buôn

lậu, đặc biệt chống các hành vi lợi dụng chức quyền để sách nhiễu, tham ô, nhận hối lộ, làm giàu bất chính.

Đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng phải vận dụng tổng hợp các

biện pháp hành chính - tổ chức, kinh tế và giáo dục, trước mắt cần chú

trọng các biện pháp sau:

- Phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân trong hoạt động kinh tế và tham gia quản lý kinh tế, trong việc phát hiện, tố cáo, đấu

tranh chống quan liêu, tham nhũng.

- Bổ sung, hoàn thiện cơ chế và chính sách quản lý kinh tế phù hợp

với quy luật của cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mọi thể chế, quy định phải minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu, công khai,

đảm bảo cho moi người có thể nắm bắt, thực hiện, kiểm tra, kiểm

soát.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, tiếp tục sắp xếp lại bộ máy quản lý

nhà nước về kinh tế tinh gọn, xoá bỏ các thủ tục phiền hà, nâng cao trách nhiệm phục vụ của các cơ quan công quyền và công chức nhà nước.

- Đề cao kỷ cương, phép nước, xử lý nghiêm các cán bộ, công chức phạm tội tham nhũng, làm giàu bất chính, đồng thời nghiêm trị những

người vu cáo, làm mất danh dự và uy tín của cán bộ, công cụ quản lý nhà nước.

Kết luận

Như vậy, quan điểm xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng được nhận thức rõ hơn. Trong thực tiễn, sự

lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà nước có ảnh hưởng quan trọng để đảm bảo nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước sử dụng có hiệu quả luật pháp, các chính sách, kế hoạch và các công cụ khác, đặc biệt là thực lực kinh tế của Nhà nước để tác động vào thị trường nhằm phát huy mặt tích cực của thị trường, ngăn ngừa, hạn chế sự sa sút về lối sống, đạo đức, tệ nạn và các xu thế tự phát khác.

Sau gần hai mươi năm thực hiện đổi mới, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, đưa đất nước thoát ra khỏi các cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội. Tuy nhiên nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn,

yếu kém, đặc biệt là nước ta chưa thoát khỏi một nước nghèo. Để vượt qua được bước đường đó, chúng ta còn không ít những thách thức lớn và

gay gắt. Đồng thời chúng ta cũng có những cơ hội mới để phát triển.

Vấn đề đặt ra là phải chủ động nắm thời cơ, kiên quyết đẩy lùi các nguy cơ nhằm vươn lên phát triển nhanh, vững chắc và đúng hướng. Điều đó đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa vai trò quản lý của Nhà nước hướng vào chức năng định hướng và chỉ đạo sự phát triển, dẫn dắt nỗ lực phát triển, tạo khuôn khổ pháp luật thống nhất, môi trường ổn định, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường… đáp ứng yêu cầu tăng trưởng nhanh, ổn định vững chắc và công bằng xã hội.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề Tài: "Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của kinh tế đối ngoại ở nước ta hiện nay" ppt (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)