Bình thường

Một phần của tài liệu quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế đối với doanh nghiệp tại chi cụ thuế kim thành tỉnh hải dương (Trang 40)

cứ kỳ thuế kê khai phân loại thành các khoản nợ thuế thông thường có hạn nợ dưới 90 ngày, nợ trên 90 ngày. Đối với các khoản nợ đã có chứng từ nộp hoặc đang có hồ sơ xin miễm giảm, xóa nợ theo chính sách cần phân loại vào nhóm nợ chờ xử lý, chờ điều chỉnh, chờ miễn giảm…

Đối với các doanh nghiệp đã kê khai thuế và phát sinh khoản nợ nhưng hiện tại đã ngừng hoạt động do lâm vào tình trạng phá sản, bỏ trốn, mất tích hoặc đang trong quá trình khởi tố điều tra thì cần được phân loại vào nhóm nợ khó thu

- Thực hiện tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN: Từ kết quả phân loại nợ, cơ quan thuế thực hiện công tác tuyên truyền hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện nộp thuế, hưỡng dẫn lập hồ sơ miễn giảm, xóa nợ, hồ sơ điều chỉnh giảm số thuế nợ đối số nợ chờ điều chỉnh, chờ xử lý

Vận động các doanh nghiệp khó khăn về tài chính, tạm ngừng hoạt động thực hiện hoàn thành nghĩa vụ thuế trước khi chuyển đổi, nghỉ kinh doanh để tránh bị phạt cũng như chuyển hồ sơ sang cơ quan công an…

- Thực hiện đôn đốc thu nợ thuế:

Cơ quan thuế căn vứ vào số thuế nợ của từng doanh nghiệp để áp dụng các biện pháp đôn đốc thu nợ đảm bản hiệu quả:

+ Thực hiện điện thoại nhắc nộp tiền thuế nợ đối với các doanh nghiệp có số thuế nợ dưới 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế. thuế nợ dưới 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế. thuế nợ dưới 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế.

+ Ban hành và gửi thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp tới doanh nghiệp yêu cầu nộp tiền thuế nợ đối với doanh nghiệp có khoản nợ thuế trên 30 mười ngày kể tà ngày hết thời hạn nộp thuế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32 + Thông báo sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế đối với các doanh nghiệp cố tình không nộp tiền thuế nợ theo thông báo của cơ quan thuế và đối với các khoản nợ tiền thuế có thời hạn nợ trên 90 ngày.

2.1.3.3 Cưỡng chế nợ thuếđối với doanh nghiệp

- Xác định đối tượng cần áp dụng cưỡng chế nợ thuế

Những doanh nghiệp có số tiền thuế nợ trên 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế thuộc trường hợp cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế.

Các khoản nợ tiền thuế thuộc nhóm phân loại nợ thuế thông thường cơ quan thuế đã thực hiện các biện pháp đôn đốc nợ thuế nhưng doanh nghiệp vẫn không chấp hành nộp tiền thuế và tiền chậm nộp vào NSNN.

Các khoản nợ tiền thuế của doanh nghiệp phát sinh qua quá trình thanh tra, kiểm tra đã có quyết định xử lý, hết thời hạn nộp ghi trên quyết định xử lý mà doanh nghiệp chưa nộp vào ngân sách thuộc đối tượng phải cưỡng chế thuế.

- Thu thập thông tin phục vụ cưỡng chế thuế

Đối với mỗi biện pháp cưỡng chế thuế việc thu thập thông tin phục vụ công tác cưỡng chế là hết sức quan trong. Thông tin cần thu thập phục vụ cưỡng chế thuế bao gồm: Thông tin về tài khoản của doanh nghiệp mở tại các ngân hàng: Số tài khoản, số dư tài khoản, tình hình giao dịch; thông tin về tình hình sử dụng hoá đơn của doanh nghiệp: Loại hoá đơn sử dụng, ký hiệu, số lượng hoá đơn đã sử dụng, số hoá đơn còn lại; thông tin về tài sản của doanh nghiệp: Số lượng tài sản, giá trị từng loại tài sản, nguồn gốc tài sản, hình thức sử dụng tài sản…

Việc thu thập thông tin phục vụ cưỡng chế thuế được thực hiện thông qua dữ liệu tại cơ quan thuế, từ phía doanh nghiệp có nợ thuế hoặc từ bên thứ ba như từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng.

- Thực hiện ban hành quyết định cưỡng chế thuế Nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33 Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế tiếp theo được thực hiện khi không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế trước đó hoặc đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế trước đó nhưng chưa thu đủ tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế theo quyết định hành chính thuế

Căn cứ thông tin thu thập được, bộ phận thực hiện quy trình lập tờ trình trình Lãnh đạo cơ quan thuế ban hành quyết định cưỡng chế thuế.

Người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế, công chức thuế có trách nhiệm thi hành quyết định cưỡng chế phải giao quyết định cưỡng chế cho đối tượng bị cưỡng chế trước khi tiến hành cưỡng chế theo quy định của từng biện pháp cưỡng chế. Trường hợp có khó khăn trong việc giao trực tiếp quyết định cưỡng chế cho đối tượng bị cưỡng chế thì quyết định cưỡng chế được chuyển cho đối tượng bị cưỡng chế bằng thư bảo đảm qua đường bưu điện.

Trường hợp cưỡng chế cần sự phối hợp của Ủy ban nhân dân cấp xã thì quyết định cưỡng chế phải được gửi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế trước khi thi hành để phối hợp thực hiện.

Người ban hành quyết định cưỡng chế có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế đó.

Người ban hành quyết định cưỡng chế có trách nhiệm gửi ngay quyết định cưỡng chế cho các tổ chức, cá nhân liên quan và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của mình và của cấp dưới.

Trường hợp có đầy đủ căn cứ xác định việc áp dụng biện pháp cưỡng chế đang thực hiện không thu được số tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế thì người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế có quyền chấm dứt quyết định cưỡng chế đang thực hiện và ban hành quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế tiếp theo

Quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 01 (một) năm, kể từ ngày ghi trong quyết định cưỡng chế. Thời hiệu áp dụng cưỡng chế được ghi trong quyết định cưỡng chế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34 Riêng quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày ghi trong quyết định cưỡng chế. Thời hiệu áp dụng cưỡng chế là 30 (ba mươi) ngày được ghi trong quyết định cưỡng chế

- Theo dõi đôn đốc quyết định cưỡng chế nợ thuế:

Trong quá trình quyết định cưỡng chế nợ thuế có hiệu lực cơ quan thuế thực hiện theo dõi số nộp NSNN của doanh nghiệp bị cưỡng chế thuế để có căn cứ chấm dứt hiệu lực quyết định cưỡng chế khi doanhnghiệp đã nộp hết tiền thuế nợ.

2.1.4 Mối quan hệ giữa quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế

Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế là hai phạm trù hoàn toàn khác biệt nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết, tương hộ và bổ sung cho nhau. Công tác quản lý thuế chỉ đạt hiệu quả cao khi mà công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế thực hiện thống nhất và phù hợp bổ sung cho nhau đảm bảo thu đủ, thu đúng tiền thuế vào NSNN. Mối quan hệ này thể hiện qua một số khía cạnh sau:

Quản lý nợ thuế là cơ sở để cơ quan thuế lựa chọn và thực hiện các biện pháp cưỡng chế hiệu quả. Thông qua các phương pháp phân loại nợ thì cơ quan thuế có thể xác định được những khoản nợ cần tập trung để thu nợ. Đồng thời, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp cưỡng chế phù hợp với từng đối tượng nợ thuế, chẳng hạn như có những trường hợp qua phân loại nợ nhận thấy các khoản nợ thông thường chưa cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế, hoặc qua phân loại nợ xác định được những khoản nợ khó thu thì cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế như: trích tiền gửi ngân hàng, tổ chức tín dụng… nhằm mục đích thu đủ tiền thuế vào NSNN.

Quản lý nợ thuế tốt sẽ dẫn đến việc đôn đốc thu nợ của cơ quan thuế đối với người nợ thuế phát huy hiệu quả sẽ làm cho số lượng các khoản nợ thông thường người nợ thuế phát huy hiệu quả sẽ làm cho số lượng các khoản nợ thông thường giảm, khi số lượng nợ chuyển sang khó thu giảm đi, nó sẽ tác động trực tiếp đến khối lượng công việc cưỡng chế thuế, từ đó chi phí cưỡng chế thuế giảm. Đồng thời, đạt được yêu cầu đặt ra đối với công tác cưỡng chế thuế là tính hiệu quả khi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35 chi phí cưỡng chế thuế của cơ quan thuế là thấp nhất và hiệu quả thu nợ là tối đa.

Ngược lại, công tác cưỡng chế thuế được thực hiện có hiệu quả sẽ trực tiếp làm cho số nợ tiền thuế giảm và số lượng các khoản nợ đang theo dõi ở cơ quan thuế cũng sẽ giảm. Khi đó, cơ quan thuế có điều kiện để tập trung nguồn lực vào các công tác khác như: tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; tăng cường công tác thanh tra - kiểm tra…

Tóm lại, công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, bổ sung cho nhau cùng phát triển để đạt hiệu quả cao. Do vậy, trên thực tế việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả quản lý nợ thuế cũng chính là để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác cưỡng chế thuế, góp phần nâng cao năng lực quản lý thuế nói chung.

2.1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế

Công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế trong quá trình thực hiện thường bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan nhất định.

2.1.5.1 Nhóm yếu tố chủ quan

Nhóm yếu tố này chủ yếu xuất phát từ phía cơ quan quản lý thuế, cụ thể:

Thứ nhất, quy trình quản lý nợ thuế của cơ quan thuế. Quy trình quản lý nợ thuế hợp lý hay không hợp lý sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác quản lý nợ thuế vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thao tác nghiệp vụ của cán bộ thuế.

Thứ hai, các công cụ hỗ trợ quản lý thuế như hệ thống phần mềm hỗ trợ về kê khai kế toán thuế, quản lý nợ thuế cũng là yếu tố quan trọng tác động đến công tác quản lý nợ.

Thứ ba, chính sách, pháp luật là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế. Chính sách, pháp luật phải đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế. Trong trường hợp người nộp thuế không có khả năng nộp thuế, nợ đọng kéo dài nhưng cơ quan thuế vẫn tính phạt nộp chậm lại càng làm cho số nợ đọng tăng lên, sẽ càng làm cho việc quản lý thu nợ gặp nhiều khó khăn. Khi đó việc đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế lại càng không chính xác.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36

Thứ tư, trình độ nghiệp vụ của cán bộ làm công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế. Con người luôn là nhân tố quyết định đến mọi thành bại của quản lý. Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế cũng không nằm ngoài quy luật này.

2.1.5.2 Nhóm yếu tố khách quan

Thứ nhất, tình hình kinh tế xã hội có ảnh hưởng nhất định đến công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế. Giả sử khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, khi đó Chính phủ sẽ phải thực hiện các chính sách tiền tệ thắt chặt, áp dụng mức lãi suất tín dụng cao sẽ làm cho giá cả các mặt hàng, nguyên liệu đầu vào tăng. Điều này sẽ làm cho chi phí sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp tăng làm cho hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp giảm nhiều, dẫn đến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn không có khả năng nộp thuế đúng thời hạn hoặc cố tình chây ỳ nộp thuế dù biết có thể bị phạt chậm nộp từ phía cơ quan thuế.

Thứ hai, sự phối hợp của các cơ quan hữu quan với cơ quan thuế trong công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế cũng rất quan trọng. Chẳng hạn như, trường hợp cung cấp số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng, hoặc tại một số địa phương, ủy ban nhân dân nếu không quan tâm chỉ đạo sát sao các cơ quan chức năng trong công tác phối hợp với cơ quan thuế để đôn đốc, cưỡng chế nợ thì cũng làm cho công tác thu nợ thuế gặp nhiều khó khăn.

Thứ ba, đặc điểm của nền kinh tế cũng là một yếu tố tác động đến công tác đôn đốc thu nợ thuế và cưỡng chế thuế. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu về thuế thì nền kinh tế lạc hậu thì ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế thường không cao. ý thức tuân thủ pháp luật của đối tượng nộp thuế cũng là một yếu tố tác động quan trọng đến hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế. Giả sử ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của đối tượng nộp thuế không tốt, cố tình dây dưa chây ỳ không nộp thuế, hoặc trường hợp do chính sách quy định chưa rõ thì đối tượng nộp thuế sẽ cố tình áp dụng tính thuế sai, khi cơ quan thuế phát hiện ra truy thu thì lại khiếu nại, cố tình không nộp…

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37

2.2 Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế

2.2.1 Công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế của một số nước trên thế giới

Tại Châu Á, Hàn Quốc là nước đi đầu trong công tác quản lý nợ nói chung và quản lý nợ thuế nói riêng. Đối với các khoản nợ lớn thực hiện đàm phán lại với các ngân hàng ngoại để gia hạn thêm nợ. Đối với các tập đoàn kinh tế lớn Chính phủ có chính sách quản lý thuế riêng biệt như hiện nay chính quyền Tổng thống Park Geun Hye đã công bố dự thảo kế hoạch đánh thuế 10% đối với lượng tiền mặt thặng dư, vốn nên được chuyển thành lương, khoản đầu tư hoặc trả cổ tức cho cổ đông thay vì được cất trong ngân hàng (Quang Hiệp, 2014).

Thụy Điển xây dựng và phát triển Cơ chế một cửa quốc gia từ năm 1989 bắt đầu với việc ngành Hải quan phát triển Hệ thống thông tin Hải quan dành cho quy trình xuất khẩu hàng hóa và gửi thông tin thống kê điện tử cho Tổng cục thống kê. Đến nay, Cơ chế một cửa quốc gia Thụy Điển đã thu được những kết quả rất tốt đẹp. Hàng năm, có 94% tờ khai hải quan được gửi bằng phương pháp điện tử qua XML hoặc EDIFACT. Hệ thống thông tin của Hải quan Thụy Điển hiện nay quản lý hơn 100.000 thông điệp điện tử/ngày.

Thông qua cơ chế một cửa quốc gia, doanh nghiệp có thể tiến hành nộp tờ khai hải quan điện tử; nộp đơn xin giấy phép xuất nhập khẩu và giấy phép đối với các mặt hàng chiến lược. Tờ khai xuất nhập khẩu có thể được gửi qua Internet hoặc qua hệ thống EDIFACT của doanh nghiệp. Hiện nay, cơ chế một cửa quốc gia Thụy Điển có sự tham gia của cơ quan Hải quan, Nông nghiệp, Thương mại, Ủy ban quốc gia về giám sát hàng hóa chiến lược và Cảnh sát. Trong đó, Hải quan là cơ quan đầu mối quốc gia về cơ chế một cửa. Đối với thu thuế VAT nhập khẩu (Thuế giá trị gia tăng): Các khoản thuế này được cơ quan Hải quan thu, sau đó chuyển lại cho Tổng cục Thuế. Đối với thuế Hải quan: Việc chuyển các khoản thuế hải quan được thực hiện một cách tự động giữa cơ quan quản lý nợ quốc gia, cơ quan Hải quan và Ủy ban Châu Âu (Quang Hiệp, 2014).

Các nước (như Hàn Quốc, Thụy Điển,...) không bắt buộc thực hiện các biện

Một phần của tài liệu quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế đối với doanh nghiệp tại chi cụ thuế kim thành tỉnh hải dương (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)