Chương 2 Các chỉ tiêu kỹ thuật trong mạng Wireless LAN
2.7.2 Nhóm lớp liên kết dữ liệu MAC 1 Chuẩn 802.11d
2.7.2.1 Chuẩn 802.11d
Chuẩn 802.11d bổ xung một số tính năng đối với lớp MAC nhằm phổ biến Wirelees LAN trên toàn thế giới. Một số nước trên thế giới có quy định rất chặt chẽ về tần số và mức năng lượng phát sóng vì vậy 802.11d ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đó. Tuy nhiên, chuẩn 802.11d vẫn đang trong quá trình phát triển và chưa được chấp nhận rộng rãi như là chuẩn của thế giới.
2.7.2.2 Chuẩn 802.11e
Đây là chuẩn được áp dụng cho cả 802.11 a,b,g. Mục tiêu của chuẩn này nhằm cung cấp các chức năng về chất lượng dịch vụ - QoS cho Wirelees LAN. Về mặt kỹ thuật, 802.11e cũng bổ xung một số tính năng cho lớp con MAC. Nhờ tính năng này, Wirelees LAN 802.11 trong một tương lại không xa có thể cung cấp đầy đủ các dịch vụ như voice, video, các dịch vụ đòi hỏi QoS rất cao. Chuẩn 802.11e hiện nay vẫn đang trong qua trình phát triển và chưa chính thức áp dụng trên toàn thế giới.
2.7.2.3 Chuẩn 802.11f
Đây là một bộ tài liệu khuyến nghị của các nhà sản xuất để các Access Point của các nhà sản xuất khác nhau có thể làm việc với nhau. Điều này là rất quan trọng khi quy mô mạng lưới đạt đến mức đáng kể. Khi đó mới đáp ứng được việc kết nối mạng không dây liên cơ quan, liên xí nghiệp có nhiều khả năng không dùng cùng một chủng loại thiết bị.
2.7.2.4 Chuẩn 802.11h
Tiêu chuẩn này bổ xung một số tính năng cho lớp con MAC nhằm đáp ứng các quy định châu Âu ở dải tần 5GHz. Châu Âu quy định rằng các sản phẩm dùng dải tần 5 GHz phải có tính năng kiểm soát mức năng lượng truyền dẫn PC -Transmission Power Control và khả năng tự động lựa chọn tần sốDFS – Dynamic Frequency Selection. Lựa chọn tần số ở Access Point giúp làm giảm đến mức tối thiểu can nhiễu đến các hệ thống radar đặc biệt khác.
Đây là chuẩn bổ xung cho 802.11 a, b, g nhằm cải thiện về mặt an ninh cho mạng không dây. An ninh cho mạng không dây là một giao thức có tên là WEP, 802.11i cung cấp những phương thức mã hóa và những thủ tục xác nhận, chứng thực mới có tên là 802.1x. Chuẩn này vẫn đang trong giai đoạn phát triển.
2.7.2.6 Chuẩn 802.11 n
Sử dụng 802.11n cho tốc độ mạng không dây nhanh nhất và độ bao phủ lớn nhất. Trong nhiều công ty, các mạng không dây được dùng để phục vụ nhiều phục đích khác nhau: cho các khách ghé thăm công ty, luồng truyền thông đa phương tiện từ phòng marketing đến phòng hội thảo và truy cập ngay cả trong cafe công ty. Trong hầu hết các trường hợp, các Wi-Fi này thường có tốc độ chậm và độ bao phủ hạn hẹp. Những gì thực sự cần thiết đối với một kết nối là phải có tốc độ nhanh, chạy xa được tới các góc của tòa nhà và có sự mã hóa tín hiệu mạnh.
Với các công ty hiện nay như Cisco, Netgear ProSafe, Juniper Networks và các sản phẩm ImageStream, bạn có thể thấy được phần nào câu trả lời. Các router không dây 802.11g thường cho tốc độ chậm, mặc dù chúng được hỗ trợ cầu nối (cầu nối đề làm tăng tín hiệu). Các điểm truy cập siêu nhanh super-fast 802.11n có tốc độ truy cao đạt khoảng 130Mbit/sec nhưng chúng vẫn bị giới hạn phạm vi khoảng 300 feet và không hỗ trợ cầu nối, vì vậy bạn không thể mở rộng tín hiệu.