Sơ đồ mạng điện phân phối cung cấp cho các xí nghiệp công nghiệp

Một phần của tài liệu đề cương lý thuyết môn cung cấp điện (Trang 35)

- Giá thành truyền tải và phân phối điện năng Giá thành tổn thất điện năng

15. Sơ đồ mạng điện phân phối cung cấp cho các xí nghiệp công nghiệp

15.2. Sơ đồ hình tia với nguồn dự phòng từ đường cáp đi qua

Sơ đồ hình tia dự phòng bằng đường dây cáp đi qua thường được áp dụng đối với phụ tải loại hai. Tiết diện dây cáp được chọn ứng với công suất lớn nhất trong số các trạm biến áp phân xưởng. Khi có sự cố mất điện ở một trong các trạm biến áp, thì người vận hành sẽ đóng cầu dao dự phòng nối với đường cáp (đường chấm chấm trên sơ đồ hình 6.2 ). Sơ đồ này thường áp dụng đối với phụ tải loại I, khi yêu cầu về độ tin cậy cung cấp điện cao.

36

Trong sơ đồ hình tia (hình 6.1) các trạm biến áp được cung cấp bởi các đường dây độc lập. Các trạm phân phối (TPP) có thể được bố trí phụ thuộc vào vị trí, số lượng và công suất của các trạm biến áp. Đôi khi các trạm phân phối được xây dựng chung trong trạm biến áp phân xưởng. Các trạm biến áp phân xưởng được cung cấp điện từ thanh cái chính (TCC), được xây dựng với hai phân đoạn (TCC1 và TCC2). Ở chế độ làm việc bình thường mỗi trạm biến áp phân xưởng được cung cấp từ một phân đoạn TCC, khi xẩy ra sự cố mất điện hoặc sửa chữa, thì các máy cắt liên lạc (MCL) sẽ đóng mạch để cấp điện từ phân đoạn thanh cái kia. Như vậy ở chế độ bình thường các máy cắt liên lạc sẽ luôn ở trạng thái mở và chúng chỉ được đưa vào hoạt động khi có tín hiệu đóng dự phòng. Các phụ tải loại 3 được cung cấp điện từ trạm phân phối 3, nơi không có nguồn dự phòng. Sơ đồ hình tia có độ tin cậy cung cấp điện khá cao, nhưng đòi hỏi vốn đầu tư lơn cho các thiết bị phân phối cao áp, các đường dây và trạm phân phối.

TBA1 TBA4 TBA4 TCC1 TPP1 TPP2 TPP3 TBA2 TBA8 MC1 MC2 DCL DCL MCL MCL MCL TCC2 TBA1 MC1 MC2 DCL DCL MCL TCC1 TCC2

TBA2 TBA3 TBA4 TBA5

ĐDDP

15.3. Sơ đồ đường trục phân nhánh

Khác với sơ đồ hình tia, sơ đồ đường trục phân nhánh cung cấp điện cho các trạm biến áp phân xưởng bằng các nhánh rẽ (hình 6.3). Điện năng truyền tải theo đường trục lấy từ thanh cái của trạm biến áp trung gian và phân phối cho các trạm biến áp. Như vậy sơ đồ cho phép tiết kiệm được các thiết bị và đường dây phân phối, tuy nhiên độ tin cậy cung cấp điện bị giảm. Để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện người ta bố trí dự phòng từ phía hạ áp của các trạm biến áp được cung cấp điện bởi các đường trục khác nhau (hình 6.4).

37

TBA1 TBA2 TBA3 TBA4

15.4. Sơ đồ cung cấp điện bởi các đườngtrục đơn với đường trục dự phòng chung trục đơn với đường trục dự phòng chung

Trên hình 6.4 biểu thị sơ đồ cung cấp điện bởi các đường trục đơn với đường trục dự phòng chung. Ở chế độ bình thường nhóm các máy biến áp phân xưởng được cung cấp từ các đường trục làm việc, khi có sự cố xẩy ra đối với một trong các đường trục, thì đoạn dây sự cố sẽ bị cắt ra và sự cung cấp điện cho phụ tải được thực hiện bởi đường trục dự phòng.

Hình 6.2. Sơ đồ hình tia có đường dây dự phòng

Hình 6.3. Sơ đồ đường trục phân nhánh không có đường dây dự phòng

TBA5 TBA6 TBA7 TBA8

TBA1 TBA2 TBA3 TBA4

Hình 6.4. Sơ đồ cung cấp điện bởi các đường trục đơn với đường dây dự phòng phía hạ áp

Nhược điểm cơ bản của sơ đồ này là đường dây dự phòng không được sử dụng cho việc truyền tải điện năng ở chế độ bình thường, do đó gây lãng phí.

15.5. Sơ đồ cung cấp điện bởi đường trục mạch vòng

Sơ đồ mạch vòng (hình 6.6) thường được áp dụng cung cấp điện cho các hộ phụ tải loại 2. Các máy biến áp phân xưởng được cung cấp điện bởi đường trục khép kin. Mỗi đầu đường trục được cấp điện từ các phân đoạn độc lập. Trong thực tế thường sơ đồ mạch vòng làm việc theo chế độ vận hành hở, tức là máy cắt liên lạc luôn ở trạng thái mở và chỉ đóng khi có sự cố trên các đường trục. MC1 MC2 DCL DCL MCL TCC1 TCC2 ĐDDP Hình 6.5 Sơ đồ cung cấp điện bởi các đường trục đơn với đường trục dự phòng

Một phần của tài liệu đề cương lý thuyết môn cung cấp điện (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w