Nước cũng là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến năng suất lạc Lạc chỉ có khả năng chịu hạn ở một thời kỳ sinh trưởng nhất định Trong thời gian
3.1.1. Chiều cao thân chính
Thân cây lạc là bộ phận quan trọng, sự sinh trưởng phát triển của thân chính là tiền đề cho các bộ phận khác phát triển. Sự phát triển của số lá và số cành trên cây phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của thân chính, thân chính phát triển mạnh chiều cao lớn sẻ cho số lá và số cành nhiều tạo điều kiện cho khả năng tích luỹ chất hữu cơ và số hoa quả của cây. Tuy nhiên nếu chiều cao thân chính phát triển quá mức thì nó lại có tác dụng ngược lại làm ảnh hưởng xấu đến sự hình thành và phát triển quả sau này. Do đó để cây phát triển với chiều cao phù hợp mang lại hiệu quả cao nhất thì chúng ta cần cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ và thích hợp. Chất dinh dưỡng tác động đến sự phát triển chiều cao thân chính ở các thời kỳ có sự khác nhau, thời kỳ cây con thân lạc có phát triển tuy nhiên mức độ tăng trưởng không lớn lắm, chiều cao thân chính đạt cao nhất vào thời kỳ ra hoa đâm tia. Ngoài ra sự tăng trưởng chiều cao còn phụ thuộc vào các yếu tố về khí hậu thời tiết.
Qua quá trình theo dõi ở các thời kỳ với số liệu thu thập thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 3.1. Ảnh hưởng liều lượng đạm đến chiều cao thân chính cây lạc Đơn vị:cm
Công thức
Số ngày tính tư khi gieo………(ngày)
15 25 35 45 55 65 75 85
I 2,57a 3,64a 5,89a 9,87a 18,52a 23,47a 24,48a 25,57a II 2,66a 3,88a 6,10a 11,20b 19,36ab 24,35a 25,52ab 26,22a III 2,63a 3,72a 6,04a 11,63bc 19,9bc 25,13ab 26,74bc 27,37ab IV 2,55a 3,89a 6,44a 11,97cd 20,44cd 26,84bc 26,80bc 27,97ab V 2,65a 3,86a 6,62a 12,32cd 21,09d 27,15cd 28,13cd 29,27bc VI 2,44 3,33a 6,58a 12,38d 21,24d 28,83d 29,62d 30,75c LSD
0,05
0,39 0,59 1,21 0,73 0,91 1,87 1,94 2,64
(Trong cùng một cột các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác nhau với P<0,05)
+ Giai đoạn 15-25 ngày sau gieo
Thời tiết trong giai đoạn này rất thích hợp cho hạt nảy mầm, mặc dù trong vụ xuân 2008 thời vụ gieo trồng muộn hơn các năm khác do trời lạnh kéo dài.
Giai đoạn này chiều cao thân chính đã tăng nhưng mức độ tăng không cao. Vào thời điểm 25 ngày sau gieo không có sự sai khác có ý nghĩa về chiều cao cây giữa các mức đạm khác nhau.
+ Giai đoạn 45 ngày sau gieo
Chiều cao thân chính đã có sự tăng trưởng so với các giai đoạn trước, đặc biệt đã thấy xuất hiện sự sai khác giữa các công thức bón đạm khác nhau. Chiều
cao thân chính tăng dần theo các mức tăng của đạm ở các công thức. Sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê được thể hiện giữa công thức I với các công thức II, III, IV, V. Đặc biệt, sự sai khác này thể hiện rõ hơn khi so sánh giữa công thức VI với công thức I, II, III.
+ Giai đoạn 55-85 ngày sau gieo sự tăng trưởng chiều cao thân chính tăng theo thời gian sinh trưởng. Đây là giai đoạn cây có tốc độ tăng trưởng về chiều cao thân chính mạnh nhất, ở thời điểm 85 ngày sau khi gieo chiều cao cây đạt cao nhất dao động trong khoảng 25,57 – 30,75 cm và các công thức bón nhiều đạm IV, V, VI không có sự khác với nhau nhưng lại thể hiện sự sai khác so với các công thức I, II, III về chỉ tiêu này. Tuy nhiên sau 85 ngày thì tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính rất chậm và ngừng hẳn nhường chổ cho sự tăng trưởng và phát triển về kích thước của quả.
Đây là giai đoạn mà cây đã hoàn thiện bộ rể nên dinh dưỡng tập trung chủ yếu để phát triển chiều cao thân chính. Có sự sai khác về mặt thống kê ở mức đạm thấp nhất đến cao nhất của các công thức.
Như vậy, đạm là yếu tố ảnh hưởng lớn đến chiều cao thân chính, lượng đạm bón càng nhiều thì khả năng tăng trưởng chiều cao cây càng tăng. Điều này được thể hiện rõ ràng ở các giai đoạn 45, 55, 65, 75 ngày sau khi gieo.