Những bất cập trong kế toán khấu hao TSCĐ:

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài“Bàn về cách tính khấu hao và phương pháp kế toán khấu hao TSCĐ theo chế độ hiện hành trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay” pptx (Trang 25 - 26)

1. Việc sử dụng tài khoản 009- Nguồn vốn khấu hao.

Việc sử dụng tài khoản 009 “Nguồn vốn khấu hao” là tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán, nguyên tắc hạch toán là ghi đơn, số dư của tài khoản này không có quan hệ với số dư của tài khoản khác song việc hạch toán tài khoản 009 chưa được coi trọng. Hiện nay nhiều doanh nghiệp ghi chép không đầy đủ, thậm chí có doanh nghiệp không sử dụng tài khoản này. Tuy nhiên, việc sử dụng tài khoản này còn một số điều chưa hợp lý. Đó là tài khoản 009 không quy định rõ có phản ánh số khấu hao cơ bản của TSCĐ thuộc nguồn vốn trong thanh toán hay không? Nếu phản ánh cả số khấu hao cơ bản của tài sản cố định thuộc nguồn vốn trong thanh toán thì bên phát sinh Có của tài khoản 009 phải có bút toán ghi đơn số khấu hao cơ bản đó, nếu không sẽ xảy ra tình trạng lấy khấu hao cơ bản của những tài sản đó để mua sắm, xây dựng tài sản cố định khác dẫn đến rất khó xác định nguồn của những tài sản cố định này. Nếu tài khoản 009 chỉ phản ánh số khấu hao cơ bản của những TSCĐ thuộc nguồn ngân sách, xí nghiệp bổ sung hoặc có bút toán trên thì số dư tài khoản 009 được xác định bởi công thức sau:

Vốn cố định = Giá trị còn lại của TSCĐ + Số dư tài khoản 009.

2. Việc hạch toán tài sản chuyển thành công cụ:

Khi hạch toán tài sản cố định chuyển thành công cụ lao động theo quy định của Bộ tài chính thì chỉ ghi giảm TSCĐ, phần giá trị còn lại ghi vào chi phí (TK 641, 642, 627) hoặc ghi vào chi phí chờ phân bổ (TK 142). Song trong thực tế có nhiều doanh nghiệp lại ghi phần giá trị còn lại đó chuyển từ vốn cố định sang vốn lưu động (tuy vẫn ở trong một tài khoản 411 “Nguồn vốn kinh doanh”. Nhưng việc ghi chép thiếu thống nhất này ảnh hưởng tới việc xác định chính xác nguồn vốn

khấu hao cơ bản để xác định kế hoạch mua sắm TSCĐ, tình hình sử dụng vốn và cơ cấu vốn trong doanh nghiệp.

Nhìn chung việc sử dụng tài khoản 214 chi tiết cho việc hạch toán khấu hao TSCĐ đã hợp lý . Tuy nhiên, do sự giới hạn về trình độ và nhận thức của cán bộ kế toán và quản lý trong các doanh nghiệp nên việc sử dụng tài khoản này để định khoản và hạch toán chi tiết nhiều khi còn chưa hợp lý. Vì vậy nâng cao trình độ và nghiệp vụ kế toán cho nhân viên kế toán là một trong những vấn đề quan trọng cần được quan tâm đối với các nhà quản lý.

B . Những giải pháp hoàn thiện :

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài“Bàn về cách tính khấu hao và phương pháp kế toán khấu hao TSCĐ theo chế độ hiện hành trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay” pptx (Trang 25 - 26)