TRƯỚC RÀO CẢN KĨ THUẬT HÀNG NÔNG SẢN

Một phần của tài liệu Tiểu luận Kinh tế quốc tế: Rào cản kỹ thuật hàng nông sản Nhật Bản và đối sách của Việt Nam (Trang 34)

III. Đặc điểm rào cản kĩ thuật của Việt Nam và kinh nghiệm rút ra từ Nhật Bản 1 TBT tại Việt Nam

TRƯỚC RÀO CẢN KĨ THUẬT HÀNG NÔNG SẢN

2. Xây dựng hàng rào kỹ thuật – kinh nghiệm rút ra từ Nhật Bản

TRƯỚC RÀO CẢN KĨ THUẬT HÀNG NÔNG SẢN

Đa số các biện pháp kỹ thuật ở các thị trường nhập khẩu được áp dụng một cách ổn định, thường xuyên và liên tục (không phải biện pháp bất thường và cũng không mang tính trừng phạt). Hàng hoá nhập khẩu từ tất cả các nguồn đều phải đáp ứng các yêu cầu này. Vì vậy, về nguyên tắc, đối với doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu, không có biện pháp phòng tránh hay đối phó mà chỉ có biện pháp duy nhất là tuân thủ. Việc tuân thủ các biện pháp này đôi khi đòi hỏi những thay đổi quan trọng không chỉ đối với hàng hoá thành phẩm xuất khẩu mà cả quá trình nuôi trồng, khai thác nguồn nguyên liệu đến quy trình chế biến, đóng gói, vận chuyển sản phẩm. Đây là việc khó nhưng phải làm bởi nếu không đáp ứng các điều kiện kỹ thuật, hàng hoá “lỗi” có thể bị từ chối nhập khẩu. Nghiêm trọng hơn, trong một số trường hợp, nếu việc vi phạm xuất hiện quá nhiều và khó kiểm soát, nước nhập khẩu có thể tăng cường các biện pháp kiểm soát hoặc thậm chí cấm nhập khẩu hàng hoá tương tự từ tất cả các doanh nghiệp của nước xuất khẩu liên quan (dù một số doanh nghiệp không vi phạm). Tại các thị trường xuất khẩu, dù Việt Nam chưa hay đã là thành viên WTO thì hàng hoá Việt Nam khi xuất khẩu vẫn phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật mà nước nhập khẩu đặt ra. Tuy nhiên, khi Việt Nam đã có quy chế thành viên WTO, các doanh nghiệp Việt Nam có thêm các cơ hội để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình trong trường hợp các quy định liên quan của nước nhập khẩu vi phạm các nguyên tắc của WTO thông qua việc đề nghị Chính phủ can thiệp qua cơ chế giải quyết tranh chấp tại WTO.

Để đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật mà phía nước nhập khẩu đặt ra, trước hết các cơ quan hữu quan cần có các đơn vị thường trực theo từng chuyên ngành để

kiểm soát điều kiện kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, vệ sinh dịch tễ… đối với từng nhóm hàng cụ thể.

Nếu kiểm soát là bắt buộc, doanh nghiệp sẽ phải mất thêm chi phí; đổi lại, hiệu quả bảo vệ sẽ cao hơn. Nếu kiểm soát là tự nguyện của doanh nghiệp thì sẽ thuận lợi và tiết kiệm được chi phí hơn. Tuy nhiên, cách kiểm soát theo phương thức tự nguyện - có nguy cơ bị lợi dụng và hàng hóa không bảo đảm yêu cầu có thể vẫn được xuất khẩu. Khi hàng hóa không bảo đảm yêu cầu mà vẫn được xuất khẩu - rất dễ bị nước nhập khẩu áp dụng rào cản gây thiệt hại chung cho cộng đồng.

Tuy nhiên việc duy trì hệ thống kiểm soát bắt buộc đối với tất cả hàng hóa theo các yêu cầu kỹ thuật của từng nước nhập khẩu cũng kéo theo chi phí lớn và nguy cơ phân bố không đều giữa các sản phẩm, các thị trường. Chính vì thế, bên cạnh hình thức kiểm soát xuất khẩu bắt buộc theo cam kết quốc tế cần áp dụng các hình thức kiểm soát thường xuyên ở dạng tự nguyện với các loại hàng hóa khác và chỉ bắt buộc đối với những mặt hàng đang có nguy cơ cao về rào cản. Trong trường hợp này, các hiệp hội ngành nghề sẽ là đầu mối đứng ra chịu trách nhiệm kiểm soát việc thực thi của các doanh nghiệp thành viên.

Về lâu dài, để đáp ứng đáp ứng được đầy đủ các quy định về hàng rào kỹ thuật xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Nhật Bản trách nhiệm được đặt lên vai nhà nông, nhà nước, các doanh nghiệp, hiệp hội nghành nghề và các bên liên quan khác.

Vấn đề rất quan trọng đối với nhà nông là cần phát huy vai trò, trách nhiệm hơn nữa trong việc liên kết trong sản xuất để khắc phục tình trạng bất cập: nhỏ lẻ, phân tán, chuyển đổi chậm, không đồng bộ, chưa liên kết thành chuỗi đang diễn ra. Người nông dân cần tham gia trong tiến trình đổi mới hợp tác xã nông nghiệp hiện nay và tiến tới hình thành các doanh nghiệp nông nghiệp. Nông dân cần chủ động trong hoạt động của hợp tác xã vì muốn sản xuất tốt trong cơ chế thị trường thì phải cùng nhau hợp tác, tăng khả năng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tăng năng lực sản xuất, khả năng vốn, tiêu thụ sản phẩm, để tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm của mình. Hợp tác xã cũng giúp người nông dân trong việc nắm bắt thông tin kịp thời về thị trường, kỹ thuật sản xuất…

Bên cạnh sự nỗ lực của nông dân, vai trò của nhà nước là vô cùng quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới của nền nông nghiệp nước ta. Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện thể chế thị trường; thực hiện triệt để các cải cách kinh tế và chính sách kinh tế - xã hội quan trọng và xây dựng được các chiến lược phát triển. Khoảng cách giữa

thành thị và nông thôn ở nước ta hiện nay đang còn xa, cần có một chiến lược đồng bộ từ khâu lập chính sách vĩ mô, sự phối hợp giữa các ngành đến quy hoạch, đào tạo cho người nông dân.

Nhà nước cần chủ động trong việc quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp, vùng chuyển đổi sang công nghiệp, dịch vụ rõ ràng và mang tính dài hạn để việc hoạch định kế hoạch sản xuất mang tính ổn định, lâu dài. Nếu có được những định hướng đúng đắn và quy hoạch tổng thể xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp sẽ giúp cho người nông dân chủ động trong sản xuất, bố trí “trồng cây gì, nuôi con gì” để không phải lo “được mùa mất giá”. Nhà nước cần hỗ trợ người nông dân trong đào tạo từ kiến thức kỹ thuật trong sản xuất, tay nghề, giống để nâng cao chất lượng sản phảm và kỹ năng chuyên môn đến kiến thức về thị trường để họ có thể chủ động trong sản xuất và hội nhập thành công. Về mặt xuất khẩu, cần linh hoạt hơn về chính sách cắt giảm thuế và hàng rào kỹ thuật.

Cùng với những chính sách của Nhà nước, các đoàn thể, các nhà khoa học, hiệp hội ngành nghề và các doanh nghiệp cần hỗ trợ nông dân trong quá trình liên kết sản xuất và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, cung cấp phân bón, nguyên liệu và hỗ trợ kỹ thuật) cho nông dân, sau đó bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Cần thiết phải tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, tăng cường khuyến nông, đào tạo nghề cho nông dân. Việc nông dân được làm việc trực tiếp với doanh nghiệp cũng là một giải pháp tốt.

Khi đã liên kết với nhau, người nông dân dễ dàng tiếp cận được với tiến bộ kỹ thuật mới, các giống cây trồng, vật tư, phân bón và biện pháp thâm canh mới để từ đó nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. Khi tạo thành tổ liên kết sản xuất, hợp tác xã hay doanh nghiệp, người nông dân sẽ có được lợi thế cạnh tranh từ việc được các doanh nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… với giá cả hợp lý (vì mua với số lượng lớn).

Họ cũng được lợi thế trong việc triển khai sản xuất vì quy mô lớn sẽ giảm suất đầu tư và thuận lợi trong việc tiêu thụ do có thể ký được hợp đồng trước với các doanh nghiệp. Kết quả của quá trình này là nông dân có chi phí sản xuất thấp, năng suất cao, sản lượng đủ lớn, chất lượng ổn định và đầu ra thuận lợi từ đó có đạt hiệu quả cao.

Các đoàn thể, các doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề phải cùng chung tay góp sức với nông dân trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Việc phối hợp tốt sẽ tránh được việc “phát triển thương hiệu nông sản kiểu “làng, xã” hay “cá thể” mà xây dựng thương hiệu trên cơ sở vùng miền và quốc gia. Trong thực tế, “thương hiệu nông

sản làng xã” chỉ thích ứng cho tiêu thụ nội địa với quy mô nhỏ vì sản lượng không thể đủ lớn. Mặt khác, một khi nông sản nước ta xuất ra thị trường quốc tế luôn có gắn kèm tên Việt Nam. Chẳng hạn “trái cây Thái Lan” hay “trứng gà Trung Quốc” dù thương hiệu gì vẫn chỉ được người tiêu dùng Việt Nam coi là “trái cây Thái Lan” hay “trứng gà Trung Quốc”. Do vậy, dù tốt hay xấu, thương hiệu nông sản kiểu “làng xã” của Việt Nam khi xuất ra nước ngoài cũng sẽ được coi là “hàng Việt Nam” và ảnh hưởng đến chung cho cả ngành hàng. Chính vì vậy việc xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt Nam là rất cần thiết.

Bên cạnh đó, Nhà nước và các hiệp hội ngành nghề cần xây dựng và ban hành những quy định về điều kiện, tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng bắt buộc đối với nông sản Việt Nam, tăng mức độ tiêu chuẩn quốc gia cho phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Điều này nhằm đảm bảo tất cả hàng nông sản Việt Nam khi xuất khẩu sang Nhật Bản và ra thế giới đều đảm bảo tiêu chuẩn và không ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu nông sản quốc gia.

Trong thời gian qua, một số mô hình “liên kết bốn nhà” chưa thực sự phát huy được hiệu quả. Nguyên nhân của sự thiếu hiệu quả đó có nhiều, nhưng trong đó vai trò của nhà nông, người trực tiếp làm ra nông sản hàng hóa cung cấp cho thị trường là chủ yếu. Với sự manh mún về đất đai và tư liệu sản xuất cùng phương thức sản xuất nhỏ lẻ, thói quen làm ăn đơn giản đã ăn sâu vào tiềm thức của nông dân là điều khó tạo nên một sự “đột phá” nên hiệu quả của mô hình liên kết chưa cao.

Để mối liên kết giữa bốn nhà thực sự bền vững và hiệu quả, cùng với sự nỗ lực tham gia của các “Nhà” (Nhà nước, nhà nông, nhà kinh doanh, nhà khoa học) thì nhà quản lý có vai trò hết sức quan trọng. Nếu các cơ quan này chủ động vào cuộc một cách tích cực để thực hiện các biện pháp như: quy hoạch, đồn điền đổi thửa; định hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp; giới thiệu những mô hình sản xuất mới hiệu quả cao… thì sự liên kết giữa các “nhà” mới có điều kiện phát huy được hiệu quả và đem lại lợi ích cho người nông dân cũng như cho xã hội.

Ngoài ra, công tác thông tin cũng cần chú ý nâng cao chất lượng, và đa dạng hóa kênh phổ biến, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Cần nâng cao hàm lượng phân tích cũng như dự báo. Thực tế, số lượng doanh nghiệp cung cấp thông tin cho nông dân còn ít và chưa đáp ứng được nhu cầu của nông dân. Bộ NN&PTNT đã cho ra đời kênh thông tin chuyên về nông nghiệp nông thôn. Hiện Trung tâm Thông tin phát triển Nông nghiệp nông thôn - Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn (IPSARD) đã hoàn

thiện một loạt báo cáo thường niên 2009 và triển vọng 2010 về thị trường và ngành hàng nông sản nhằm hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp. Chúng ta cũng cần chú trọng hơn nữa tới hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, như vậy mới có thể giới thiệu sản phẩm của mình tới khách hàng

Về vấn đề thông tin, hiệp định TBT quy định mỗi nước đều phải minh bạch hoá hệ thống các biện pháp kỹ thuật áp dụng cho hàng hoá của mình thông qua các hình thức khác nhau. Đặc biệt, Hiệp định buộc mỗi nước thành viên phải thiết lập một “Điểm hỏi đáp về TBT” để trả lời và cung cấp các văn bản có liên quan đến các biện pháp kỹ thuật cho các nước thành viên và các đối tượng liên quan (trong đó có doanh nghiệp). Như vậy, nếu quan tâm đến các quy định về các biện pháp kỹ thuật áp dụng tại thị trường xuất khẩu Nhật Bản, nông dân, doanh nghiệp hoặc các cơ quan chức năng hoàn toàn có thể tiếp cận và có được các thông tin này tại các “Điểm hỏi đáp TBT”.

Bất cập hiện nay là nhiều địa phương, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam không được cơ quan nào cung cấp thông tin để nắm bắt kịp thời, rõ ràng các qui định về nhập khẩu nông sản của các thị trường XK đến. Thị trường Nhật Bản đặc biệt khắt khe về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường, trong khi đó, do chưa năm rõ đòi hỏi này, nhiều nhà XK Việt Nam đã bị loại. Sự hạn chế về thông tin là một trong những rào cản lớn. Các doanh nghiệp nên tăng cường liên kết, trao đổi thông tin qua các Hiệp hội để có tiếng nói chung gửi đến cơ quan quản lý đảm bảo tính chính xác và cân bằng quyền lợi…; chủ động nghiên cứu và đề xuất với các cơ quan quản lý các biện pháp chính sách phù hợp để hỗ trợ bảo vệ sản xuất.

KẾT LUẬN

Thị trường Nhật Bản đầy tiềm năng, cơ hội tuy nhiên cũng không ít những khó khăn, thách thức. Thị trường Nhật Bản không nặng về các rào cản thuế quan như Hoa Kỳ hay EU nhưng lại có những tiêu chuẩn rất khắt khe về quy trình kỹ thuật, chất lượng sản phẩm. Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, nơi mà trình độ khoa học công nghệ còn hạn chế thì điều này thực sự là một thách thức lớn. Tuy vậy nếu biết chủ động nắm bắt cơ hội, chủ động tìm hiểu những yêu cầu của thị trường và phát huy các thế mạnh của mình thì việc đáp ứng nhu cầu là hoàn toàn nằm trong tầm tay của các doanh nghiệp Việt Nam.

Thông qua những phân tích về khó khăn và hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp cận thị trường Nhật Bản, có thể thấy việc đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm là điều tất yếu, đặc biệt đối với một thị trường “khó tính” như Nhật Bản. Tuy nhiên, việc cải tiến, hoàn thiện chất lượng quy trình sản xuất sản phẩm không phải là việc dễ dàng thực hiện trong ngày một ngày hai, vì thế đòi hỏi Việt Nam cần có những bước đi, lộ trình, chính sách, chiến lược phát triển phù hợp. Chiến lược phát triển cần phát huy tối đa những lợi thế đồng thời khắc phục hay giảm thiểu được những khó khăn hạn chế của sản xuất trong nước. Từ Nhà nước đến doanh nghiệp, từ người sản xuất đến nhà xuất khẩu, các Hiệp hội và đội ngũ các nhà khoa học cần có sự kết nối, phối hợp với nhau nhằm đưa ra những sản phẩm với chất lượng ngày càng tốt hơn đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe của thị trường nước xuất khẩu. Bên cạnh đó là việc đảm bảo thông tin minh bạch, thông suốt và đầy đủ để các doanh nghiệp có thể xây dựng lộ trình, chiến lược kinh doanh cho mình, ổn định hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

Tài liệu tham khảo:

1. Bộ Y Tế, Lao Động và Phúc Lợi Xã Hội và Cục Môi tr ờng

http://www.mhlw.go.jp/english/

Một phần của tài liệu Tiểu luận Kinh tế quốc tế: Rào cản kỹ thuật hàng nông sản Nhật Bản và đối sách của Việt Nam (Trang 34)