Gieo thẳng cây con ngoài ruộng.

Một phần của tài liệu Tài liệu Những câu hỏi thường gặp trong kĩ thuật trồng trọt - Phần 1 docx (Trang 25 - 26)

Tất cả các cách này đều có thể thực hiện theo phương pháp qua vườn ươm hoặc khay...Trong mọi trường hợp cây hoặc hạt được đặt vào rãnh và thường xuyên được bổ sung đất trong quá trình sinh trưởng của cây.Nếu đảm bảo chất lượng cây con thì vào giai đoạn thu hoạch cây sẽ

cho các măng dài 15-25cm.

Măng tây rất cần cung cấp đủ nước cho tất cả các giai đoạn sinh trưởng, vào cuối mùa sinh trưởng đầu tiên, phần trên được cắt đi, thân ngầm được ủ vào tháng 12 và tháng 1.Sau đó phần gốc ngầm được đào lên, tách ra và phân cấp, những gốc có trọng lượng nhỏ hơn 45g và bị sây sát thì loại bỏ, những gốc mầm khoẻ tách ra thành 5,6 phần va phải trồng ngay và trồng như các gốc mầm riêng biệt. Nếu thời tiết không thích hợp thì vùi lại hoặc bảo quản lạnh đến khi thời tiết thích hợp thì đem trồng.

2.Phương pháp trồng:

Có thể trồng theo rãnh với khoảng cách là 1,5-1,8m, thông thường nên trồng sâu 20-30cm, khoảng cách giữa 2 cây là 50cm.Gốc mầm phải phủ 1 lớp đất dày 5-8cm và tưới ngay sau khi trồng. Măng tây nên trồng với mật độ 30-40.000 cây/ 1ha.

Làm cỏ:

Cỏ dại là vấn đề cần được quan tâmở các vùng trồng măng tây nhất là vùng mới trồng.Ngay sau khi các chồi nhú lên lớp đất phía trên cần được bổ sung thêm vào rãnh từng chút một cách này có thể giúp ích cho việc kiểm tra cỏ dại.

Tuy vậy để kỉêm tra cỏ dại có thể dùng thuốc trừ cỏở thời kỳđầu sau khi trồng. Có thể sử

dụng 1 số loại thuốc sau: 1.Glyphosat 2. Trifluralin 3. Dicamba 4. Terbacil 5. Napropamide 6. 2,4D

Vì hạt măng tây mọc rất châm nên có thể phun thuốc diệt cỏ tiếp xúc như dầu carot 1-2 ngày trước khi hạt nảy mầm. Các loại cỏ cần tiêu diệt hàng năm nhất là vào giai đoạn ngủ nghỉ của măng tây.

Bón phân: Thời gian đầu nên bón phân hỗn hợp:30-40 tấn phân chuồng/ 1ha măng tây, (nếu có điều kiện có thể dùng 50-60 tấn/ 1 ha để kéo dài thời gian thu hoạch), 200kg đạm urê, 300kg super lân, 150 kali sunfat. Sau khi trồng 2 tháng có thể bón thúc với lượng phân bón: 60-70kg urê, 60-70kg kali sunfat và 90-100 lân supe. Hàng năm vào khoảng tháng 2,3 tiến hành bón thúc với lượng phân như trên.

Làm giàn: Khi măng lên cao cần làm giàn chống đổ cho cây, nếu cao qúa có thể bấm bớt ngọn cho măng.

Tưới tiêu: Tưới rãnh là biện pháp hay được dùng, nhất là ở diện tích sản xuất lớn, đặc biệt vào mùa khô, cũng có thể dùng biện pháp tưới phun.

Măng tây là cây cho thu măng non làm rau vì thế rất cần nước.Đất nặng số lần tưới ít, đất nhẹ

tưới thường xuyên hơn.Việc tưới nước dừng lại sau khi cây được đốn để vào giai đoạn ngủ nghỉ

như vậy nhánh sẽ khô lại có thể cắt bỏđể chuẩn bị cho măng mọc vào mùa xuân.

Giống măng: Ở Việt Nam 2 giống đang được trồng phổ biến là giống F1 Mary Washington và giống California 500.

Nhiều vùng trong nược đã trồng măng tây để xuất khẩu như: Đông Anh(Hà nội), Kiến An (Hải phòng), Đức trọng (Lâm đồng).

HI:Xin cho biết kỹ thuật trồng rau Xà lách xoong. Cách phòng trừ sâu bệnh trên cây này. (Lê Thị

Thanh Minh- Hương Trà - TT Huế) ĐÁP:Xà lách có hai loại:

Xà lách trứng: lá trắng chịu được mưa nắng, cuốn chắc. Xà lách li ti: lá xanh, tán lớn, ít cuốn, xốp, chịu úng.

Nhìn chung, về mặt kĩ thuật gieo trồng của các giống xà lách là như nhau. - Thời vụ gieo trồng:

Xà lách trứng gieo từ tháng 7 đến tháng 2.

Xà lách li ti gieo trong các tháng 3-4 đểăn trong vụ hè.

- Làm đất và bón lót: Đất cần được làm tơi xốp, nhỏ, kĩ. Luống lên cao 7-10cm. Phân bón lót cho 1 ha là 7-10 tấn phân chuống hai mục cùng với 40kg kali.

Một phần của tài liệu Tài liệu Những câu hỏi thường gặp trong kĩ thuật trồng trọt - Phần 1 docx (Trang 25 - 26)