Ở Việt Nam, có những nghiên cứu rất sớm về vi khuẩn cố định đạm như vi khuẩn
nốt rễ cho cây đậu (Trần Phước Đường et al., 1984) và luân canh đậu - lúa (Trần Phước Đường et al., 1999) nhưng nghiên cứu về vi khuẩn sống trong rễ lúa chỉ có
những nghiên cứu của Gillis et al (1995) phát hiện vi khuẩn Burkholderia vietnamiensis sống trong rễ lúa trồng ở Việt Nam. Sau đó, các nhà khoa học đã xác
định được Burkholderia vietnamiensis là loài vi khuẩn có khả năng cố định đạm giúp tăng năng suất lúa (Van et al., 2000).
Theo Ngô Thanh Phong et al. (2010) từ 27 mẫu đất vùng rễ lúa ở tỉnh Kiên
Giang, đã phân lập được 74 dòng vi khuẩn và xác định 51 dòng vi khuẩn có khả năng
phát triển tốt trên môi trường Burk không N và có khả năng tổng hợp NH4+, trong đó
có 34 dòng tổng hợp NH4+ cao. Nhận diện được 22 dòng có gen nif trong tổng số 34
Ngô Thanh Phong et al. (2011) nghiên cứu xác định mức độ thay thế phân đạm
của vi khuẩnn Pseudomonas sp. BT1 và BT2 với cây lúa cao sản trồng trong chậu. Kết
quả chủng riêng lẻ Pseudomonas sp. BT1 hoặc Pseudomonas sp. BT2 cho cây lúa cao sản OM2517 trồng trong chậu đã thay thế được đến 50%N. Chủng phối hợp giữa
Pseudomonas sp. BT1 và Pseudomonas sp. BT2 cho cây lúa cao sản OM2517 trồng
trong chậu có khả năng thay thế đến 75%N (chỉ cần sử dụng 25%N). Trong trường
hợp thay thế 50%N (chỉ sử dụng 50%N) thì năng suất lúa trong chậu có thể tăng lên
23,9% so với đối chứng dương.
Ngô Thanh Phong (2012) đã phân lập từ 130 mẫu đất vùng rễ lúa ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long được 150 dòng vi khuẩn trên môi trường Pseudomonas Isolation
Agar. Tất cả 150 dòng đều có khả năng tổng hợp NH4+, trong đó có 86 dòng có khả
năng tổng hợp NH4+ cao hơn 5 mg/l. Nhận diện được 55/86 dòng vi khuẩn thuộc
nhóm Pseudomonas, DNA của 11 dòng vi khuẩn đã được giải trình tự và đã định
danh được 4 dòng là Pseudomonas stutzeri (P. stutzeri PS1, P. stutzeri PS2, P. stutzeri PS3 và P. stutzeri PS4), 5 dòng là Burkholderia vietnamiensis (B. vietnamiensis BV1, BV2, BV3, BV4 và BV5) và 2 dòng là Burkholderia kururiensis
(B. kururiensis BK1 và BK2). Dòng vi khuẩn P. stutzeri PS4 và B. vietnamiensis BV3
đều có khả cung cấp 50% đạm sinh học cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây
lúa, trong khi dòng P. stutzeri PS1 và B. vietnamiensis BV5 chỉ đảm bảo được
25% nhu cầu đạm cho cây lúa.
Nguyễn Hữu Hiệp et al. (2012) nghiên cứu khả năng cố định đạm của chủng vi
khuẩn Azospirillum lipoferum R29b1 có kết hợp các liều lượng phân đạm khác nhau
lên sự sinh trưởng và năng suất trên cây lúa trong điều kiện nhà lưới. Kết quả việc
chủng vi khuẩn Azospirillum lipoferum R29b1 sử dụng bổ sung lượng phân đạm có tác
dụng đáng kể đến quá trình tăng trưởng và phát triển của cây lúa. Với lượng sử dụng
bổ sung là 50N cho kết quả không khác biệt so với không chủng vi khuẩn sử dụng 100N. Như vậy, chủng vi khuẩn có khả năng cung cấp 50% nhu cầu đạm cho cây
trồng.
Nguyễn Thị Phương Oanh (2012) nghiên cứu khảo sát ảnh hưởng của một số
dòng vi khuẩn vùng rễ lên sự phát triển lên giống lúa OM3536 trong điều kiện in vitro.
Kết quả đã phân lập được 57 dòng vi khuẩn, trong đó 40 dòng từ mẫu đất vùng rễ lúa
đó 15 dòng cho kết quả cố định đạm cao nhất vào ngày thứ 4 sau khi chủng. Mười lăm
dòng tiếp tục được khảo sát cho thấy dòng TV2B7 là dòng tổng hợp IAA tốt nhất vào
ngày thứ 6. Năm dòng có khả năng cố định đạm, tổng hợp IAA cao có tác động một số
chỉ tiêu sinh trưởng đến giống lúa OM3536 bằng hoặc hơn đối chứng dương có bổ sung đạm và đều có khả năng hòa tan lân khó tan. Bốn dòng được định danh trong đó
3 dòng CTA3, TV3A4, TV2B7 có độ đồng hình cao với Bacillus megaterium là 99%,
97%, 96%, dòng CTB3 có độ đồng hình cao với serratia marcescens 21 - 2 là 99%.
Nguyễn Trần Minh Đức (2013) đã phân lập và tuyển chọn vi khuẩn vùng rễ lúa
thuộc đất nhiễm mặn có khả năng cố định đạm và tổng hợp IAA. Kết quả đã phân lập được 32 dòng vi khuẩn từ các mẫu đất thuộc huyện An Minh, An Biên, tỉnh Kiên
Giang và các huyện Trà Cú, Châu Thành, Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Tám dòng có khả
năng cố định đạm cao nhất là AM3, NT4, PT10, PT4, CT14, TC3, NT3 và PT19 với hàm lượng đạm trung bình trong khoảng 2,122 - 3,171 mg/l. Ba dòng có có khả năng
tổng hợp IAA cao nhất là AM3, PT4 và CT14 với hàm lượng IAA trung bình từ
54,44-73,69 g/l. Khi được nuôi trong môi trường Burk’s không đạm có bổ sung 4g
NaCl/l môi trường, ba dòng có khả năng cố định đạm và tổng hợp IAA cao nhất là
AM3 (1,67 mg/l đạm, 46,333 g/l IAA), PT4 (1,598 mg/l, 26,791 g/l), và CT14
(1,779 mg/l, 31,250 g/l).
Kiêm Anh Khoa (2013) khảo sát tương tác của một số giống lúa chịu mặn và các
dòng vi khuẩn có khả năng cố định đạm phân lập từ đất nhiễm mặn. Kết quả xác định
được 4 dòng vi khuẩn SO18, DH23, TVT2, KG2KG7 tác động tốt đến khả năng sinh trưởng và phát triển của giống lúa OM6976 ở thời điểm 20 ngày. Cặp tổ hợp TVT2 -
OM5464 cho kết quả số rễ nhiều nhất, TVT2 - OM6976 cho kết quả chiều dài rễ dài
nhất, TVT2 - OM5464 cho kết quả chiều dài cây cao nhất, TVT2 - OM5464 cho kết
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP