3.1 KẾT LUẬN
Xã Phú Lương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế có những điều kiện
thuận lợi để phát triển nghề trồng nấm nói chung và nấm rơm nói riêng.
Nghề sản xuất nấm rơm ở xã Phú Lương là một nghề đem lại hiệu quả cho các
hộ sản xuất, giúp các hộ gia đình tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân của xã.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nấm rơm ở đây được trồng tự phát, tận dụng
nguồn nguyên liệu sẵn có, nhưng sản xuất còn mang tính truyền thống, lạc hậu nên năng suất và chất lượng chưa cao.
Kết quả và hiệu quả sản xuất nấm rơm chịu sự ảnh hưởng của meo giống, khối
lượng rơm, tuổi vòm, lao động, mùa vụ,…
Quy mô sản xuất nấm rơm còn nhỏ lẻ và tự phát, chính vì thế mà tính cạnh
tranh trên thị trường chưa cao, thị trường tiêu thụ chưa rộng, thông tin thị trường còn hạn chế.
LOGO
3.1 KẾT LUẬN
Công tác cung ứng meo giống tại địa phương cho các hộ sản xuất nấm vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của họ, chất lượng không được bảo đảm làm ảnh hưởng đến năng suất của nấm.
Sản phẩm các hộ sản xuất ra chủ yếu do thương lái tới thu gom tận nhà nên giá cả bán ra không ổn định, tình trạng ép giá vấn còn xẩy ra.
Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nấm rơm của các hộ là chưa cao, trình độ kỹ thuật còn hạn chế. Các hộ chủ yếu chỉ dựa vào kinh nghiệm của bản thân để tiến hành sản xuất nên kết quả đem lại vẫn chưa cao và ổn định như mong muốn.
Trong tương lai không xa, nghề trồng nấm ở xã Phú Lương sẽ trở thành nguồn thu nhập chính của các gia đình.