Nghiên cứu một số mẫu Hoài sơn trên thị trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân biệt hoài sơn chế biến từ các loài dioscorea khác nhau (Trang 37)

12 3 Cây Củ Cọc

2.2.3.Nghiên cứu một số mẫu Hoài sơn trên thị trường

Chúng tôi tiến hành mua 20 mẫu Hoài sơn trên thị trường (tại một số nhà thuốc phố Lãn ông - Hà Nội), với mục đích xác định sơ bộ nguyên liệu dùng chế biến vị thuốc mang tên Hoài sơn trên thị trường.

+ Củ mài: Dược liệu là đoạn củ cong queo, dài 10 cm đến 15 cm đường kính 3cm đến 4 cm. Mặt ngoài nhăn nheo, màu vàng rơm. Mặt cắt ngang mịn. trắng, thể chất giòn dễ bẻ gẫy.

+ Củ cọc: Dược liệu là những đoạn củ dài, hoi ghồ nghề, dài khoảng 25 cm đêh 30 cm đường kính 4 cm đến 6 cm, màu ttắng hơi vàng, mặt cắt ngang mịn

+ Củ mỡ: Dược liệu có hình trụ, hình con thoi, màu trắng, mặt cắt ngang mịn. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu như đối vói các mẫu Củ mài, Củ cọc, Củ mỡ vừa nghiên cứu kết quả như sau:

* Kết quả nghiên cứu vi học và định tính các nhóm chất hữu cơ.

- 9 mẫu trong tổng số 20 mẫu Hoài sơn trên thị trường có đặc điểm vi học và các phản ứng định tính giống như mẫu Củ cọc,

- 8 mẫu trong tổng số 20 mẫu Hoài sơn trên thị trường có đặc đ iể m vi học và các phản ứng định tính giống như mẫu Củ mỡ.

- 3 mẫu trong tổng số 20 mẫu Hoài sơn trên thị trường có đặc điểm vi học và các phản ứng định tính giống như mẫu Củ mài.

* Kết quả nghiên cứu SKLM dịch chiết toàn phần các mẫu mua trên thị trường chúng tôi thu được sắc ký đồ như hình 7. Chúng tôi nhận thấy, tỷ lệ sắc ký đồ dịch chiết các mẫu dược liệu mua trên thị trưòỉng có những đặc điểm cơ bản giống với sắc ký đồ dịch chiết các mẫu dược liệu chuẩn vừa nghiên cứu phù họfp với kết quả nghiên cứu vi học và định tính thành phần hoá học.

Nhận xét: - Tỷ lệ các mẫu trên thị trường chủ yếu là Hoài sơn chế biến từ Củ cọc và Củ mỡ.

PHẦN 3

KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân biệt hoài sơn chế biến từ các loài dioscorea khác nhau (Trang 37)