0
Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Phương pháp xác định các yếu tố môi trường

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ, SINH HÓA CỦA TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (PENAEUS VANNAMEI, BOONE 1931) TẠI CÁC ĐẦM NUÔI Ở THỦY CỬA LÒ, TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC (Trang 39 -41 )

- pH: Đo bằng phương pháp so màu (pH Test Kit). Cách đo: Rửa ống nghiê ̣m bằng nước cần kiểm tra lấy 5ml nước vào ống nghiê ̣m. Nhỏ 2 gio ̣t dung di ̣ch chỉ thi ̣ màu nước lắc đều đă ̣t ở trên nấc thang màu tiến hành so màu. Đo ̣c giá tri ̣ pH ngay. pH được đo ngay tại thực địa mỗi ngày 2 lần vào 6- 7 h sáng và 13-14 h chiều.

- Độ mặn: Đo độ mặn bằng máy Khúc xạ kế Atago Master-S28M (Japan) Độ mặn được đo 1 tuần/1 lần vào buổi sáng 8-9h.

- BOD (Biochemical Oxygen Demand): Nhu cầu ôxy sinh học là lượng oxy cần cung cấp để oxy hoá các chất hữu cơ trong nước bởi vi sinh vật. BOD là một chỉ số được sử dụng để xác định xem các sinh vật sử dụng hết ôxy trong nước nhanh hay chậm như thế nào. Nó được sử dụng trong quản lý và khảo sát chất lượng nước .

- Phương pháp xác định BOD: Áp dụng phương pháp Oxy bão hoà theo TCVN 6202-1996. Thử nghiệm BOD được thực hiện bằng cách hòa loãng mẫu nước thử với nước đã khử ion và bão hòa về ôxy, thêm một lượng cố định vi sinh vật mầm giống, đo lượng ôxy hòa tan và đậy chặt nắp mẫu thử để ngăn ngừa ôxy không cho hòa tan thêm (từ ngoài không khí). Mẫu thử được giữ ở nhiệt độ 20 °C trong bóng tối để ngăn chặn quang hợp (nguồn bổ sung thêm ôxy ngoài dự kiến) trong vòng 5 ngày và sau đó đo lại lượng ôxy hòa tan. Khác biệt giữa lượng DO (ôxy hòa tan) cuối và lượng DO ban đầu chính là giá trị của BOD. Giá trị BOD của mẫu đối chứng được trừ đi từ giá trị BOD của mẫu thử để chỉnh sai số nhằm đưa ra giá trị BOD chính xác của mẫu thử.

- COD (chemical oxygen demand): Sử dụng phương pháp chuẩn độ với dung dịch Kali-dicromat(K2Cr207) tiêu chuẩn

COD là lượng oxy có trong Kali bicromat (K2Cr2O7) đã dùng để oxy hoá chất hữu cơ trong nước. Chỉ số COD được sử dụng rộng rãi để đo gián tiếp khối lượng các hợp chất hữu cơ có trong nước. Phần lớn các ứng dụng của COD xác định khối lượng của các chất ô nhiễm hữu cơ tìm thấy trong

nước bề mặt, được biểu diễn theo đơn vị đo là miligam trên lít (mg/L), chỉ ra khối lượng ôxy cần tiêu hao trên một lít dung dịch.

Cách xác định: Lấy 50 ml mẫu nước cần thử cho vào bình cầu 2 cổ dung tích 250 ml, thêm 20 ml dung dịch kali dicromat 0,25 N (khi lượng chất hữu cơ quá lớn phải giảm bớt thể tích mẫu nước thử); thông qua cổ bình cầu thêm từ từ từng lượng nhỏ 30 ml H2SO4 đậm đặc; thêm vào 1g Ag2SO4, cuối cùng cho vài viên đá bọt rồi lắp ống sinh hàn hồi lưu, đun sôi nhẹ và giữ sôi trong 2 giờ. Làm nguội bình, tháo ống sinh hàn và dùng 25 ml nước cất rửa thành ống sinh hàn, chuyển dung dịch vào bình tam giác dung tích 500 ml và tráng bình cầu vài ba lần bằng nước cất. Sau đó thêm nước cất vừa đủ 250 ml, thêm 3-4 giọt chất chỉ thị màu feroin và dùng dung dịch sắt-amoni sunfat 0,25 N chuẩn lượng kali dicromat dư. Việc chuẩn độ kết thúc khi dung dịch chuyển từ màu xanh mực sang đỏ nâu.

Tiến hành một thí nghiệm trắng với 50 ml nước cất và tiến hành tương tự. Nếu trong mẫu nước thử có hàm lượng Cl- cao thì cho thêm vào 1g Hg2+ Hàm lượng COD (lượng oxy cần thiết để oxy hóa chất hữu cơ) có trong mẫu nước được tính theo công thức sau:

[ ] ( )

. .8.1000 V N b a X = (mg/l) Trong đó:

- a: Thể tích dung dịch sắt-amoni sunfat tiêu tốn dùng để chuẩn mẫu trắng (ml)

- b: Thể tích dung dịch sắt-amoni sunfat tiêu tốn dùng để chuẩn mẫu thử (ml) - N: Nồng độ đương lượng của dung dịch sắt-amoni sunfat

- V: Thể tích mẫu nước đem thử (ml) - 8: Đương lượng gam của oxy (g)

- DO (Dessolved Oxygen) là lượng oxy hòa tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các thủy sinh. Trong các chất khí hòa tan trong nước, oxy hòa tan đóng một vai trò rất quan trọng. Oxy hòa tan cần thiết cho sinh vật

thủy sinh phát triển, nó là điều kiện không thể thiếu của quá trình phân hủy hiếu khí của vi sinh vật. Khi nước bị ô nhiễm do các chất hữu cơ dễ bị phân hủy bởi vi sinh vật thì lượng oxy hòa tan trong nước sẽ bị tiêu thụ bớt, do đó giá trị DO sẽ thấp hơn so với DO bảo hòa tại điều kiện đó. Vì vậy DO được sử dụng như một thông số để đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ của các nguồn nước. Đơn vị tính của DO thường dùng là mg/l. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng cách đo DO bằng phương pháp phổ biến hiện này là phương pháp củaWinkler:

Cách tiến hành: Oxy trong nước được cố định ngay sau khi lấy mẫu bằng hỗn hợp chất cố định (MnSO4, KI, NaN3), lúc này oxy hòa tan trong mẫu sẽ phản ứng với Mn2+ tạo thành MnO2. Khi đem mẫu về phòng thí nghiệm, thêm acid sulfuric hay phosphoric vào mẫu, lúc này MnO2 sẽ oxy hóa I- thành I2. Chuẩn độ I2 tạo thành bằng Na2S2O3 với chỉ thị hồ tinh bột. Tính ra lượng O2 có trong mẫu theo công thức:

DO (mg/l) = (VTB x N/ VM ) x 8 x 1.000

Trong đó: VTB: là thể tích trung bình dung dịch Na2S2O3 0,01 N (ml) trong các lần chuẩn độ.

N: là nồng độ đương lượng gam của dung dịch Na2S2O3 đã sử dụng. 8: là đương lượng gam của oxy.

VM: là thể tích (ml) mẫu nước đem chuẩn độ. 1.000: là hệ số chuyển đổi thành lít.

DO được đo mỗi ngày 2 lần vào 6-7 h sáng và 5h30-6h30 chiều

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ, SINH HÓA CỦA TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (PENAEUS VANNAMEI, BOONE 1931) TẠI CÁC ĐẦM NUÔI Ở THỦY CỬA LÒ, TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC (Trang 39 -41 )

×