Của ấu trùng Mysis tôm thẻ chân trắng của ấu trùng Mysis tôm thẻ chân trắng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật độ và thức ăn đến thời gian biến thái và tỷ lệ sống cảu ấu trùng mysis tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 29 - 36)

CTTĂ1 CTTĂ2 CTTĂ1 CTTĂ2 CTTĂ1 CTTĂ2

Thời gian biến thái Tỉ lệ sống Diễn biến môi trường CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 Kết luận và kiến nghị

- Xác định thời gian biến thái: Quan sát bể ương nuôi ấu trùng thường xuyên. Theo dõi và xác định thời điểm xuất hiện ấu trùng giai đoạn trước đến thời điểm xuất hiện ấu trùng ở giai đoạn sau, từ đó tính được tổng thời gian chuyển giai đoạn.

- Công thức tính: Tbt = T2 –T1

Trong đó: Tbt: Thời gian biến thái (giờ)

T1: Thời gian xuất hiện ấu trùng giai đoạn trước (giờ) T2: Thời gian xuất hiện ấu trùng giai đoạn sau (giờ)

c. Phương pháp xác định tỷ lệ sống của ấu trùng trong quá trình ương nuôi

Xác định tỷ lệ sống bằng cách định lượng ấu trùng sau mỗi lần chuyển giai đoạn bằng phương pháp thể tích.

* Phương pháp lấy mẫu: Dùng cốc 100ml lấy mẫu đại diện trong bể

ương nuôi ấu trùng. Lấy 5 lần ở 5 vị trí khác nhau trong bể.

* Thời điểm thu mẫu: Thường xuyên quan sát bể ương (khi cho ăn, thay nước, siphong, . . .) và khi quan sát thấy ấu trùng bắt đầu có hiện tượng chuyển sang giai đoạn sau (cuối các giai đoạn M1, M2, M3) thì tiến hành thu mẫu để định lượng ấu trùng và tính tỷ lệ sống qua các giai đoạn đó. Mỗi bể đếm ít nhất 5 lần sau đó lấy giá trị trung bình để độ chính xác cao hơn.

- Công thức tính tỷ lệ sống (Ts)

Ts = T1

T * 100 (%)

Trong đó: T1 là số ấu trùng sống ở giai đoạn sau (con) T là số ấu trùng tham gia thí nghiệm (con)

* Định lượng số ấu trùng trong bể như sau A = mv * V

Trong đó: A là tổng số ấu trùng trong bể (con/V nước trong bể).

m là số lượng ấu trùng trung bình trong mẫu có v = 100ml. V là thể tích nước trong bể tại thời điểm đo (lít).

d. Phương pháp đánh giá chất lượng tôm giống: Tôm giống Postlarvae 10 được đánh giá chất lượng thông qua các chỉ tiêu, các phản ứng shock môi trường:

+ Quan sát các chỉ tiêu cảm quan của tôm giống: Màu sắc, trạng thái hoạt động, các phụ bộ, sự đồng đều, . . ..

+ Shock độ mặn: Thả 100 PL10 vào bát nước, tỷ lệ nước ngọt 50% (V = 1 lít) theo dõi tỷ lệ sống của tôm sau 60 phút, tỷ lệ sống đạt trên 95% là đạt yêu cầu. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần.

+ Kiểm tra qua kính hiển vi.

2.5. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Các số liệu trong quá trình thí nghiệm được thu thập hàng ngày và được xử lý bằng phần mềm Microsoft Exel 2003. So sánh các giá trị trung bình bằng cách phân tích phương sai hai nhân tố và kiểm định các giá trị trung bình bằng LSD0.05.

2.6. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.6.1. Thời gian nghiên cứu

Từ ngày 01 / 03 – 30 / 06 / 2011

2.6.2. Địa điểm nghiên cứu

Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam tại xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả quản lý các yếu tố môi trường thí nghiệm 3.1.1. Độ pH và hàm lượng NH 4+/NH3

Trong quá trình triển khai nghiên cứu, công tác theo dõi sự biến động của các yếu tố môi trường đã thu được các kết quả như trên Bảng 3.1.1. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.1.1. Kết quả quản lý pH và NH 4+/NH3 Đợt đo CTTĂ Mật độ pH NH 4+/NH3 Sáng Chiều Đợt 1 CTTĂ1 1 7.8 - 8.0 8.0 - 8.2 0 - 0.06 2 7.9 - 8.0 8.1 - 8.2 0 - 0.09 3 7.7 - 7.9 8.0 - 8.2 0 - 0.09 CTTĂ2 1 7.8 - 7.9 8.0 - 8.1 0 - 0.05 2 7.9 - 8.0 8.1 - 8.2 0 - 0.09 3 7.8 - 7.9 8.0 - 8.2 0 - 0.09 Đợt 2 CTTĂ1 1 7.7 - 7.8 8.1 - 8.2 0 - 0.08 2 7.8 - 7.9 8.0 - 8.2 0 - 0.07 3 7.8 - 7.9 8.0 - 8.1 0 - 0.07 CTTĂ2 1 7.8 - 8.0 8.1 - 8.2 0 - 0.09 2 7.8 - 7.9 8.1 - 8.2 0 - 0.08 3 7.9 - 8.0 8.0 - 8.2 0 - 0.07 Đợt 3 CTTĂ1 1 7.7 - 7.8 8.0 - 8.1 0 - 0.08 2 7.7 - 7.9 8.0 - 8.2 0 - 0.09 3 7.8 - 8.0 8.0 - 8.1 0 - 0.08 CTTĂ2 1 7.9 - 8.0 8.1 - 8.2 0 - 0.07 2 7.8 - 7.9 8.0 - 8.2 0 - 0.09 3 7.8 - 8.0 8.0 - 8.1 0 - 0.08

* Độ pH: pH là một chỉ tiêu thủy hóa rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sức khỏe, đời sống của ấu trùng tôm cũng như hệ vi sinh trong môi trường bể nuôi. Ngoài ra nó còn phản ánh tình trạng ổn định cũng

như mức độ nhiễm bẩn của bể ương nuôi. Vì bể ương nuôi được bố trí trong nhà nên sự biến động của pH nước chủ yếu do sự phân hủy các sản phẩm thải của ấu trùng và lượng thức ăn dư thừa. Nếu trong môi trường bể ương nuôi có hệ sinh vật ổn định thì vật chất sẽ được phân giải tạo ra các vật chất vô cơ khoáng hóa. Trong giai đoạn ấu trùng, cơ thể còn non yếu nên rất nhạy cảm với sự biến động của pH, do đó việc khống chế, kiểm soát được pH trong nước thích hợp, biên độ giao động nhỏ thì sẽ có lợi cho ấu trùng.

Qua thời gian nghiên cứu và theo dõi chúng tôi nhận thấy: Trong mỗi đợt thí nghiệm, độ pH ở các công thức có sự khác nhau, nhưng sự chênh lệch không nhiều. Dao động trong khoảng 7.7–8.0 vào buổi sáng và 8.0–8.2 vào buổi chiều.

Theo nghiên cứu của các tác giả như Hoàng Thị Bích Đào (1995), Nguyễn Trọng Nho (2002), Phạm Văn Tình (2002), thì độ pH thích hợp cho ấu trùng tôm phát triển nằm trong khoảng từ 7.5–8.5 [9]. Đối chiếu với kết quả chúng tôi nghiên cứu thấy khoảng pH nằm trong khoảng cho phép đối với sự phát triển của ấu trùng. Trong đó, ở CTTĂ1 mật độ 1 thì pH ổn định và dễ quản lý hơn so với các mật độ khác và CTTĂ2.

* Hàm lượng NH 4+/NH3: Hàm lượng khí NH3 / NH4 cũng là những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của ấu trùng tôm thẻ. Có sự biến động theo thời gian và có sự khác nhau ở các công thức và mật độ khác nhau. Nhìn chung giao động từ 0 – 0.09, yếu tố này nằm trong phạm vi phát triển tối ưu cho đối tượng nghiên cứu.

3.1.2. Nhiệt độ nước và độ mặn

Các kết quả theo dõi độ mặn và nhiệt độ nước có trên bảng 3.1.2. Bảng 3.1.2. Kết quả theo dõi nhiệt độ và độ mặn

Đợt đo CTTĂ Mật độ Nhiệt độ (0C) Độ mặn (‰)

29 - 30.5 30 - 32 2 30.05 ± 1.00 29 - 31 31.00 ± 1.00 30 - 32 26 - 30 3 29.66 ± 0.57 29 - 30 30.05 ± 0.86 30 - 31.5 27 - 30 CTTĂ2 1 29.83 ± 0.76 29 - 30.5 31.00 ± 1.00 30 - 32 26 - 29 2 30.5 ± 0.5 30 - 31 30.83 ± 0.76 30 - 31.5 27 - 29 3 29.33 ± 0.57 29 - 30 31.12 ± 0.77 30.5 - 32 26 - 30 Đợt 2 CTTĂ1 1 30.33 ± 0.58 30 - 31 31.5 ± 0.5 31 - 32 25 - 29 2 29.83 ± 0.76 29 - 30.5 32.00 ± 0.05 30 – 32 26 - 30 3 29.33 ± 0.57 29 - 30 30.83 ± 0.77 30 - 31.5 27 - 30 CTTĂ2 1 29.66 ± 0.58 29 - 30 31.5 ± 0.86 31 - 32.5 26 - 29 2 30.33 ± 0.58 30 - 31 30.83 ± 1.44 30 - 32.5 26 - 30 3 29.3 ± 0.86 29 - 30.5 31.16 ± 1.04 30 - 32 25 - 30 Đợt 3 CTTĂ1 1 30.30 ± 0.76 29.5 - 31 31.17 ± 1.25 30 - 32 26 - 30 2 29.16 ± 0.76 28.5 - 30 31.33 ± 0.76 30.5 - 32 27 - 30 3 29.83 ± 0.76 29 - 30.5 30.83 ± 0.77 30 -31.5 26 - 30 CTTĂ2 1 29.66 ± 0.77 29 - 30.6 31.00 ± 1.32 30 - 32 25 - 29 2 29.83 ± 0.76 29 - 30.5 30.66 ± 0.76 30 - 32 27 - 29 3 29.5 ± 0.50 29 - 30 31.33 ± 0.77 30.5 - 32 25- 30

Nhiệt độ: Trong mỗi đợt bố trí thí nghiệm các bể ương nuôi được bố trí một cách ngẫu nhiên và cùng được cung cấp nước từ một bể lọc và trong cùng một thời gian. Trong mỗi đợt thí nghiệm nhiệt độ ương nuôi giữa các bể có sự biến động không đáng kể, do tất cả các bể nuôi đều có hệ thống nâng nhiệt. Biên

độ dao động giữa các ngày nhỏ, không gây ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động của ấu trùng tôm giữa các công thức.

Qua các số liệu trên Bảng 3.1.2, chúng tôi nhận thấy trong thời gian tiến hành đề tài nhiệt độ môi trường bể ương nuôi có sự khác nhau ở các đợt đo, CTTĂ và các mật độ. Nhiệt độ giao động trong khoảng 29–310C vào buổi sáng và từ 30–32 vào buổi chiều.

Theo Nguyễn Thành Vũ, Đào Văn Trí (2001), nghiên cứu cho thấy khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng tôm thẻ nằm trong khoảng 28–320C [16].

So sánh với kết quả thu được, chúng tôi nhận thấy nhiệt độ nước trong thời gian tiến hành nghiên cứu nằm trong khoảng thích ứng cao cho sự sinh trưởng, phát triển của ấu trùng tôm thẻ chân trắng.

Tuy nhiên chúng tôi thấy khi sử dụng CTTĂ2 làm thức ăn cho ấu trùng tôm thì các yếu tố môi trường biến động nhiều hơn CTTĂ1. Các yếu tố môi trường trong CTTĂ 1 thường ổn định hơn.

* Độ mặn: Đây cũng là nhân tố phi thí nghiệm do đó trong quá trình ương nuôi, mặc dù mỗi quy trình ương có cách thay nước và xử lý khác nhau nhưng vấn đề đảm bảo độ mặn đồng nhất vẫn được duy trì.

Trong mỗi đợt bố trí thí nghiệm, nguồn nước biển cấp vào bể ương cùng độ mặn. Trong thời gian thực hiện đề tài môi trường tại cơ sở ổn định nên độ mặn giữa các lần lặp chênh lệch không đáng kể.

Độ mặn trong các bể ương nuôi biến động từ 30‰ giảm xuống 25‰, là do trong quá trình ương nuôi những ngày về sau chúng tôi tiến hành thay nước hạ độ mặn xuống dần dần để ấu trùng phát triển nhanh hơn và đúng theo yêu cầu của khách hàng sau này. Theo Nguyễn Thành Vũ, Đào Văn Trí (2001),

Trong quá trình ương nuôi tôm thẻ khi độ mặn đạt đến 35‰ cũng không ảnh hưởng gì đến ấu trùng [8]. So sánh với kết quả thu được chúng tôi thấy độ mặn trong thời gian thực hiện đề tài nằm trong khoảng thích ứng cho sự sinh trưởng và phát triển của ấu trùng tôm thẻ. Việc giảm độ mặn trong tiến trình ương nuôi là phù hợp với quy luật phát triển của tôm thẻ trong tự nhiên, chính điều này sẽ kích thích ấu trùng sinh trưởng và lột xác nhanh hơn [8].

3.2. Ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống và thời gian biến thái của ấu trùng Mysis tôm thẻ chân trắng tại các CTTĂ khác nhau 3.2.1. Ảnh hưởng của mật độ tại CTTĂ1 lên tỷ lệ sống và thời gian

biến thái của ấu trùng Mysis tôm thẻ chân trắng

Mật độ là một trong những yếu tố có liên quan đến tỷ lệ sống và thời gian biến thái của ấu trùng tôm. Tuỳ theo loài tôm khác nhau mà mật độ ương nuôi cũng khác nhau. Để tìm ra mật độ ương nuôi phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển và tỷ lệ sống đạt kết quả cao chúng tôi đã bố trí các lô thí nghiệm ở các mật độ 100.000 Z3/m3, 150.000 Z3/m3 và 200.000 Z3/m3 để từ đó tìm ra mật độ ương nuôi thích hợp.

Qua Bảng 3.2.1 và Hình 3.2.1 cho thấy, tại CTTĂ1 tỷ lệ sống của ấu trùng ở các mật độ khác nhau thì thấy tại mật độ 1 cho tỷ lệ sống là cao nhất. Tại giai đoạn M1, trong 3 mật độ thì mật độ 1 có tỷ lệ sống là cao nhất, còn hai mật độ còn lại thì tỷ lệ sống giảm dần xuống. Kiểm định anova và LSD0.05

thấy ở mật độ 2 và mật độ 3 không có ý nghĩa. Còn giữa mật độ 1 với mật độ 2 và giữa mật độ 1 với mật độ 3 có sự sai khác có ý nghĩa thống kê. Nhìn vào kết quả nghiên cứu ta thấy ở các giai đoạn phụ M2, M3 và PL1 đều có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều đó chứng tỏ mật độ có tác động rõ rệt lên tỷ lệ sống của ấu trùng Mysis tôm thẻ.

Bảng 3.2.1. Ảnh hưởng của mật độ tại CTTĂ1 lên tỷ lệ sống của ấu trùng Mysis tôm thẻ chân trắng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật độ và thức ăn đến thời gian biến thái và tỷ lệ sống cảu ấu trùng mysis tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 29 - 36)