Ảnh hưởng của các mức bón phối hợp Đạm – Lân đến chiều cao thân chính của lạc

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các mức bón phối hợp đạm lân đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lạc l20 trên đất cát nghèo dinh dưỡng, xã nghi phong, nghi lộc, nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 29 - 32)

chính của lạc

Thân lạc có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Đó là bộ phận trung gian để vận chuyển vật chất từ rễ lên lá và các sản phẩm do lá đồng hoá được xuống rễ, quả và hạt.

Chiều cao thích hợp sẽ làm tăng khả năng chống đổ của cây, tăng số đốt và số hoa, đồng thời chiều cao thân hợp lý cũng sẽ làm tăng số lá và số cành trên cây từ đó nâng cao hiệu suất quang hợp, tạo tiền đề cho việc tổng hợp và tích luỹ các hợp chất hữu cơ và nâng cao năng suất lạc. Tuy nhiên nếu chiều cao thân chính kém phát triển hay phát triển quá mức đều ảnh hưởng tới quá trình hình thành và tích luỹ các chất dinh dưỡng về quả, có thể làm giảm năng suất nghiêm trọng. Do vậy việc cung

cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để thân chính sinh trưởng, phát triển tốt, đạt chiều cao đặc trưng của giống là việc làm có ý nghĩa rất lớn.

Tốc độ sinh trưởng, phát triển của chiều cao thân chính cây lạc có sự khác nhau qua các thời kỳ: tốc độ chiều cao thân chính tăng dần trong thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng (thời kỳ cây con) và đạt cao nhất trong thời kỳ ra hoa rộ. Sự sinh trưởng thân chính nhanh vào các thời kỳ này là điều kiện thuận lợi cho cơ quan sinh thực hình thành nhiều, đồng thời tạo điều kiện cho bộ lá phát triển tốt, nâng cao hiệu suất quang hợp, từ đó tổng hợp được nhiều các chất hữu cơ đảm bảo cho quá trình ra hoa, đâm tia.

Qua quá trình theo dõi ở các thời kỳ, số liệu thu thập về ảnh hưởng của các mức bón phối hợp Đạm – Lân đến chiều cao thân chính được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của các mức bón phối hợp Đạm – Lân đến chiều cao thân chính lạc

Đơn vị: cm

Sự tăng trưởng chiều cao thân chính giai đoạn 20 – 30 ngày sau gieo: Giai đoạn này cây bắt đầu tăng trưởng do vậy việc bón phân chưa ảnh hưởng lớn tới chiều cao cây. Do trong thời gian này gặp điều kiện lạnh kéo dài nên làm giảm tốc độ tăng trưởng của chiều cao thân chính. Qua bảng 3.1 cho thấy: giai đoạn 20 ngày sau gieo

CT Từ gieo đến...(ngày) 20 30 40 50 60 70 80 90 I 5,01 6,82 7,27 8,75 10,25 14.96 20,98 22,71 II 5,.27 7,02 7,88 9,32 10,36 16.02 21,82 22,72 III 5,41 7,35 7,92 8,59 9,73 15,87 20,81 22,38 IV 5,22 7,36 8,18 9,01 10,78 15,38 21,52 22,83 V 5,09 7,01 7,83 9,23 10,08 16.92 20,21 21,95 VI 5,27 7,37 7,86 9,79 10,12 16.14 19,75 22,34 VII 5,41 7,06 7,82 9,82 10,15 15.74 21,11 22,87 VIII 5,22 6,91 7,54 9,13 9,71 16,72 20,99 22,99 IX 5,23 7,11 8,17 9,02 10,02 16,42 21,41 22,43 X 5,2 7,16 8,11 8,97 10,62 16,98 22,29 24,02 XI 5,49 6,96 7,62 8,26 10,18 17,16 21,92 23,53 XII 5,51 7,4 8 9,02 10,72 18,1 24,38 25,06 XIII 5,04 7,04 7,63 8,69 10,05 17,96 22,39 22,84 XIV 5,17 7,31 7,7 9,11 10,39 16,7 20,89 23,09 XV 5,18 7,19 8,16 9,52 10,22 17,02 21,87 23,38 XVI 5,42 7,45 8,12 9,57 10,77 18,15 24,42 25,1 LSD0,05 0,52 0,54 0,64 1,3 1,04 2,06 1,42 2,11 CV% 5,8 5,1 4,9 8,6 6,2 7,4 4 5,5

không thấy có sự sai khác về mặt thống kê của chiều cao cây so với công thức đối chứng và giữa các công thức bón đạm và bón lân khác nhau.

Ở giai đoạn 30 ngày sau gieo có sự sai khác về mặt thống kê của chiều cao cây giữa công thức XII và XVI so với các công thức bón phối hợp đạm – lân khác.

* Sự tăng trưởng chiều cao thân chính giai đoạn 30 – 50 ngày sau gieo: Giai đoạn này cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực, chiều cao thân chính đã có sự biến động hơn so với thời kỳ trước, tuy nhiên sự tăng trưởng này vẫn chưa cao. Giữa các công thức không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê

* Sự tăng trưởng chiều cao thân chính giai đoạn 60 – 90 ngày sau gieo: Ở giai đoạn này cây lạc có tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính nhanh, tốc độ tăng trưởng mạnh nhất ở giai đoạn 80 ngày sau gieo và đạt chiều cao lớn nhất ở giai đoạn 90 ngày sau gieo. Qua bảng số liệu cho thấy: có sự sai khác về mặt thống kê so các công thức XIV, XV, XVI so svới các công thức bón đạm và bón lân cò lại

Từ kết quả nghiên cứu về tăng trưởng chiều cao thân cho thấy: Các mức bón đạm và lân khác nhau ảnh hưởng tới sự tăng trưởng chiều cao cây. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chưa đánh giá được sự hình thành quả lạc và ảnh hưởng tới năng suất thực thu sau này.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các mức bón phối hợp đạm lân đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lạc l20 trên đất cát nghèo dinh dưỡng, xã nghi phong, nghi lộc, nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w