TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH LÁNG HẠ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH LÁNG HẠ (Trang 25 - 29)

NHNo&PTNT Chi nhánh Láng Hạ trong những năm qua đã không ngừng mở rộng hoạt động cho vay và đã thu được những thành tựu đáng kể. Đóng trên địa bàn quận Đống Đa với rất nhiều công ty, doanh nghiệp lớn tiềm năng phát triển rất cao; nhu cầu vốn trên địa bàn là rất lớn và sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới. Đây là điều kiện thuận lợi để NHNo & PTNT Chi nhánh Láng Hạ mở rộng hoạt động cho vay, nâng cao lợi nhuận.

* Mức tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn

Bảng 8: Tình hình tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2008-2012

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Dư nợ cho vay ngắn hạn

Mức chênh lệch tuyệt đối

(Tỷ đồng) 0 -272 297 -314 419

Mức chênh lệch tương đối (%) 100 80,1 127,0 77,5 138,8

Dễ dàng thấy rằng tỷ trọng của loại hình cho vay ngắn hạn trong những năm vừa qua khá biến động, có xu hướng tăng giảm không đều. Năm 2009, tỷ trọng cho vay ngắn hạn giảm 80,1% so với năm 2008. Đến năm 2010, mức độ cho vay ngắn hạn lại tăng 127% so với năm 2009. Tuy nhiên, mức tăng trưởng tương đối cao nhất là 138,8% và mức tăng trưởng tuyệt đối cao nhất là 419 tỷ đồng đều rơi vào năm 2012.

Quy mô dư nợ cho vay ngắn hạn là một chỉ tiêu định lượng để đánh giá chất lượng của hoạt động tín dụng, qua bảng trên ta thấy hoạt động cho vay ngắn hạn qua các năm tăng trưởng không đều về dư nợ, nhưng sang năm 2012, con số này tăng khá nhanh và được suy đoán có thể tiếp tục tăng trong năm 2013. Mức dư nợ này vẫn luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong trong tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng, ngân hàng cần có những biện pháp hữu hiệu hơn để duy trì mức độ tăng trưởng này.

* Dư nợ ngắn hạn phân theo thành phần kinh tế

Bảng 9: Dự nợ ngắn hạn phân theo thành phần kinh tế năm 2008 – 2012

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Số tiền trọngTỷ (%) Số tiền trọngTỷ (%) Số tiền trọngTỷ (%) Số tiền trọngTỷ (%) Số tiền trọngTỷ (%) Tổng dư nợ NH 1370 100 1098 100 1395 100 1081 100 1500 100 1.DNNN 1041 76 778 70,9 781 56 591 54,7 765 51 2.DNNQD 152 11,1 174 15,8 404 29 345 31,9 519 34,6 3.Hợp tác xã 28 2,0 14 1,3 9 0,6 2 0,2 6 0,4 4. Cá nhân, gia đình 149 10,9 132 12,0 201 14,4 143 13,2 210 14

Qua bảng ta có thể thấy rằng trong cơ cấu cho vay ngắn hạn thì tỷ trọng cho vay ngắn hạn đối với DNNN là cao nhất. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn đối với hợp tác xã chiếm tỷ trọng nhỏ. Điều này rất dễ hiểu vì các khách hàng hiện này của chi nhánh chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, các tổng công ty cũng như các tập đoàn lớn. Tuy nhiên qua các năm gần đây, tỷ trọng cho vay DNNN đang có xu hướng giảm, và cho vay các DNNQD đang tăng lên. Với tình hình kinh tế như hiện nay, ta có thể thấy rằng phần lớn các DNNN mặc dù có sự hỗ trợ từ nhà nước nhưng hoạt động không mấy hiệu quả, cách hoạt động cũng như cách thức quản lý, tổ chức còn chưa tiến bộ, trì trệ và bảo thủ,... Bên cạnh đó các DNNQD hoạt động hiệu quả hơn tuy nhiên lại thiếu sự hỗ trợ và vốn. Ngân hàng cũng đang rất chú trọng xem xét, cho vay đối với hai thành phần kinh tế này.

*Hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn

Bảng 10: Hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn năm 2008-2012

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Dư nợ cho vay ngắn hạn

(Tỷ đồng) 1370 1098 1395 1081 1500

Nguồn vốn cho vay ngắn

hạn (Tỷ đồng) 1741 2982 3031 5199 6037

Hiệu quả sử dụng vốn ngắn

hạn (%) 78,7 36,8 46,0 20,8 24,8

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2008-2012) Hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn của ngân hàng Agribank chi nhánh Láng Hạ trong 2 năm gần đây chưa đạt hiệu quả cao. Mức độ duy trì không ổn định, hiệu quả sử dụng vốn giảm, hoặc có tăng cũng chỉ tăng nhẹ, kết quả này là do tốc độ của dư nợ ngắn hạn tăng trưởng không đều. Có thể thấy nguồn vốn ngắn hạn mà ngân hàng huy động được khá là dồi dào và ổn định, đây là kết quả rất tốt, trong khi dư nợ cho vay ngắn hạn lại rất thấp, hiệu quả sử dụng vốn chỉ đạt 20,8% năm 2011 và 24,8% năm 2012. Ngân hàng cần xem xét, cố gắng hơn trong việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn này để làm hiệu quả sử dụng vốn cao hơn.

* Tỷ lệ nợ quá hạn

Một điều mà bất kỳ một ngân hàng nào đều cũng gặp phải là việc tồn tại các khoản nợ quá hạn, nhưng vấn đề cần quan tâm là tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng đó cao hay thấp. Nếu tỷ lệ này thấp thì chứng tỏ Ngân hàng này hoạt động có hiệu quả và ngược lại cho thấy công tác thu nợ của Ngân hàng chưa tốt lắm cần phải chú trọng nhiều hơn và có nhiều biện pháp để hạn chế nợ quá hạn. Ta sẽ thấy rõ tỷ lệ này của chi nhánh Láng Hạ thông qua bảng sau:

Bảng 11: Tình hình nợ quá hạn của chi nhánh năm 2008 – 2012

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Nợ quá hạn 41,2 25,1 43,8 37,5 435

- Ngắn hạn 23,7 11,9 19,2 13,7 156 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trung và dài hạn 17,5 13,2 24,6 23,8 279

Ta có thể thấy rằng nợ quá hạn trong năm 2012 là rất cao, chiếm 11,27% so với tổng dư nợ ( tương đương 435 tỷ đồng). Tỷ lệ này quá cao cho thấy việc thu nợ của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn, khả năng các doanh nghiệp không trả được nợ và phá sản cao. Trong khi đó tỷ lệ nợ quá hạn năm 2011 chỉ có 0,88% (tương đương 37,5 tỷ đồng). Dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn dư nợ cho vay trung và dài hạn song tỷ lệ nợ quá hạn cũng thấp hơn cho vay trung và dai hạn. Cho thấy rằng cho vay ngắn hạn đang là hoạt động an toàn hiện nay. Ngân hàng cần quan tâm đến hoạt động cho vay ngắn hạn hơn.

PHẦN 3

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH LÁNG HẠ (Trang 25 - 29)