Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm sinh học EM trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần bim yên hưng quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 28 - 32)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Tôm Chân trắng (Penaeus vannamei) giai đoạn post 15-67 ngày nuôi.

2.2 Vật liệu nghiên cứu+ Chế phẩm EM + Chế phẩm EM

+ Các loại chế phẩm EN thứ cấp:EM2, EM5,EM tỏi, Em-Bokashi, Empv, EM- FTD.

2.3. Nội dung nghiên cứu

Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm EM trong nuôi tôm chân trắng tại Minh Thành, Yên Hưng, Quảng Ninh.

 Các chỉ tiêu đánh giá:

+ Các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi.

+ Sự phát triển, tỷ lệ sống của tôm trong quá trình nuôi. + Đánh giá hiệu quả sản xuất.

2.4. Thời gian, địa điểm nghiên cứu

+ Thời gian: Từ ngày 1/3/2011 đến 30/6/2011.

+ Địa điểm: khu nuôi thủy sản công nghiệp Minh Thành - thôn Động Linh -

xã Minh Thành - huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh.

2.5. Phương pháp nghiên cứu

2.5.1. Điều kiện thí nghiệm

+Mật độ 140 con/m2.

+Diện tích ao nuôi 5000m2 .

+Thức ăn cho tôm: Thức ăn công nghiệp của công ty Grobest.

+ Thiết bị cho thí nghiệm: Các bộ test kiểm tra môi trường và các dụng cụ kiểm tra các chỉ tiêu khác.

2.5.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên ở mức một nhân tố: Công thức thí nghiệm 1: Sử dụng chế phẩm EM.

Công thức thí nghiệm 2: Không sử dụng chế phẩm EM.

2.5.3. Sơ đồ khối nghiên cứu

Hình 2.1. Sơ đồ khối nghiên cứu.

Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm sinh học EM trong quy trình nuôi tôm

thẻ Chân trắng của công ty của phần BIM

CT1 CT2

Ao H3 Ao H4 Ao H5 Ao I1 Ao I2 Ao I3

Theo dõi các yếu tố môi trường. Tốc độ tăng trưởng. Hoạt động, tỷ lệ sống.

Kết quả sản xuất.

2.6. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

2.6.1. Số liệu môi trường môi trường

Định kỳ xác định các thông số môi trường như: pH, Nhiệt độ, và oxy hòa tan. Các thông số môi trường được xác định 2lần/ngày vào lúc 6h và 16h - Xác định nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân.

- Xác định pH bằng máy đo pH . - Xác định oxy hoà tan bằng test đo. - Xác định NH3 bằng test đo.

2.6.2. Số liệu sinh trưởng

Tiến hành đo tôm định kỳ 7 ngày/lần. số lượng 30con/ao thí nghiệm. Tiến hành đo khối lượng bằng cân điện tử và đo chiều dài toàn thân bằng thước vạch chia cm.

2.6.3.Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày ADG ( Avegare daily growth )

- Về khối lượng ADGw= W(tbT22)−−W(tb1)T1 - Về chiều dài ADG(L) = 1 2 ) 1 ( ) 2 ( T T tb L tb L − − (cm/ngày)

2.6.4.Tốc độ tăng trưởng tương dối

- về khối lượng SGRw = 1 2 ) 1 ( ) 2 ( T T Wtb Ln Wtb Ln − − x100% (%/ngày) - Về chiều dài SGR(L) = Ln(tbT22)−−TLn1(tb1) x100%(%/ngày) Trong đó: W1 và W2 là khối lượng cá trước và sau thí nghiệm

T1 và T2 là thời gian nuôi đầu và thời gian nuôi sau

2.6.5. Tỉ lệ sống(S) (%)

S = TT12x 100 (%)

Trong đó: S là tỉ lệ sống của tôm

T2 là tổng số tôm thu được khi kết thúc thí nghiệm T1 là tổng số tôm thả ban đầu

2.6.6. Hệ số chuyển đổi thức ăn của tôm.

Tổng khối lượng thức ăn đã sử dụng (kg) FCR=

Tổng khối lượng tôm tăng thêm (kg)

2.7. Phương pháp xử lí số liệu

Các số liệu về khối lượng, chiều dài cá (khi thả, thu hoạch), thức ăn tiêu tốn, số liệu môi trường….thu được sẽ tính giá trị trung bình, sai số chuẩn, phân tích thống kê trên phần mềm Exell.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm sinh học EM trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) thương phẩm tại công ty cổ phần bim yên hưng quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w