Tình hình trên do nhiều nguyên nhân gây ra. Có những nguyên nhân mang tính khách quan, và có nhiều nguyên nhân mang tính chủ quan về mặt cơ chế, chính sách, môi trường đầu tư cũng như những yếu kém của bản thân hệ thống ngân hàng.
Về nguyên nhân khách quan
- Trình độ phát triển của đất nước và mức độ tiền tệ hoá nền kinh tế còn thấp. Mặc dù 10 năm qua, nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ nhưng nhìn tổng thể, chúng ta chưa thoát ra khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu. Thu nhập quốc dân tính theo đầu người còn thấp, tỷ lệ đói nghèo cao và nền kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp. Ở nhiều nơi, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa vẫn còn tình trạng trao
đổi bằng hiện vật. Còn phổ biến là người dân vẫn còn thói quen trao giao dịch chính
bằng tiền mặt. Những phương tiện thanh toán hiện đại như séc, thẻ điện tử vẫn còn xa lạ. Điều này đã hạn chế tốc độ chu chuyển tiền tệ trong lưu thông, gây tâm lý thích dự
trữ tiền mặt trong dân cư thay vì gửi vào ngân hàng hay các tổ chức tín dụng.
- Cơ cấu sản xuất kém hiệu quả, không đủ sức cạnh tranh quốc tế. Nguyên nhân này có thể gây ra nhiều hậu quả khác nhau, nhưng chủ yếu là sức sản xuất yếu
kém, mức lợi nhuận thấp đã không khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn đầu tư,
gây ra tình trạng ứ đọng vốn trong ngân hàng không cho vay được.
- Việt Nam chưa có thị trường chứng khoán, và các hình thức trung gian tài chính phi ngân hàng chưa phát triển. Đây là những kênh quan trọng để người có
nhu cầu vay hoặc đầu tư vốn nhàn rỗi của mình gặp gỡ nhau, tránh được những thủ
tục phiền hà gây chi phí giao dịch lớn. Thiếu vắng một thị trường và những tổ chức tài
chính như vậy, người dân mất đi những cơ hội có thể trực tiếp bỏ tiền đầu tư vào
những dự án hay doanh nghiệp có triển vọng.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực cũng đã góp phần làm các doanh nghiệp điêu đứng, không còn khả năng sinh lời, chứ chưa nói gì đến việc đầu tư mở
rộng sản xuất. Tính đến cuối năm 1997, nợ quá hạn đã lên đến 12,3% tổng tín dụng so
với 6% năm 1994. Con số này trong năm 1998 còn cao hơn nữa, đạt 13%.
- Một lý do không kém phần quan trọng là cơ hội đầu tư của dân cư rất
thấp, sức mua thấp nên khả năng phát triển khó khăn.
- Chất lượng hệ thống tài chính ngân hàng của nước ta còn thấp, chưa theo
kịp yêu cầu hiện đại hoá, do đó đã gây nhiều phiền toái cho nhân dân trong việc gửi
và rút tiền. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc phát triển mạng lưới thu hút vốn
nhàn rỗi của dân cư, nhưng so với yêu cầu của một số quốc gia hơn 75 triệu dân hiện
nay thì con số đó còn thấp cả về số lượng và chất lượng. Theo Ngân hàng Thế giới đánh giá thì nước ta, bình quân 30.000 người có một chi nhánh ngân hàng phục vụ,
trong khi con số này ở Indonesia là 22.000, ở Thái Lan là 12.000, ở Hàn Quốc và Đài Loan là 5.500 người và ở Nhật Bản là 2.200 người. Chất lượng của hệ thống ngân
hàng cũng còn rất yếu kém. Mức độ tin học hoá chưa cao, trình độ của cán bộ ngân
hàng còn non kém, nhất là trong khâu thẩm định, đánh giá và quản lý vốn vay. Vì thế,
nhiều ngân hàng đã để thất thoát khối lượng vốn rất lớn của Nhà nước, gây mất uy tín
cho hệ thống ngân hàng nói chung. Sau những tình huống như vậy, ngân hàng lại có xu hướng chuyển sang một thái cực khác là thắt chặt quá mức việc cho vay, khiến
nhiều dự án có khả năng sinh lời cũng không thể tiếp cận được vốn tín dụng của ngân
hàng. Trình độ của cán bộ ngân hàng đã vậy, nhưng của cán bộ các Quỹ tín dụng nhân
dân còn bất cập hơn nữa. Nhiều cán bộ mới chỉ qua đào tạo ngắn hạn về nghiệp vị cho vay và huy động trong khoảng 45 ngày, một số khác mới được hướng dẫn theo kiểu “
cầm tay chỉ việc “ từ 10 đến 15 ngày.
- Môi trường đầu tư chưa thông thoáng, nhiều chính sách của Nhà nước chưa đồng bộ hoặc thực hiện thiếu nhất quán. Tình hình đầu tư trực tiếp của dân cư bị
chững lại, cũng như hiện tượng các nhà đầu tư trong nước tỏ ra ngần ngại không
muốn đầu tư cũng một phần có nguyên nhân từ các chính sách động viên, khuyến khích đầu tư của Nhà nước còn chưa đủ hấp dẫn, chưa thực sự tạo dựng một sân chơi
bình đẳng giữa DNTN và DNNN. Vấn đề này đã được phân tích kỹ ở trên. Chính sách của Nhà nước chưa có độ ổ định cao cũng là một nguyên nhân khiến người dân có
tâm lý thích tích trữ tiền mặt và tài sản có giá trị hơn là gửi tiền vào ngân hàng hay bỏ
Trên đây là một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến những tồn đọng trong hoạt động thu hút vốn dân cư vào phát triển kinh tế ở nước ta trong thời gian qua. Để khắc
phục những nhược điểm này, tăng cường thu hút vốn dân cư nói riêng và vốn trong nước nói chung để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ của chính phủ. Những chính sách đó
không thể tách rời mà phải được đặt trong bối cảnh có sự kết hợp chặt chẽ với các
chính sách thu hút vốn đầu tư ngoài nước có hiệu quả, một nguồn vốn quan trọng mà phần dưới đây xin được đề cập tới.
Chương 3