Thể dục thể thao phòng và chữa thừa cân béo phì

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng của đi bộ sức khoẻ lên một số chỉ tiêu huyết học và sinh máu ở người thừa cân béo phì độ tuổi 45 60 tại thành phố vinh nghệ an (Trang 28 - 31)

Cuộc sống tĩnh tại ít vận động, căng thẳng thần kinh - tâm lý và chế độ ăn uống thừa calo - tất cả những điều đó đã làm thay đổi cuộc sống. Chính cuộc sống tĩnh tại ít vận động làm tăng nhanh số lợng ngời bị thừa cân, béo phì, bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch, tiểu đờng, thoái hoá khớp [33], [42].

Tập luyện thể dục thể thao thờng xuyên, đặc biệt là các bài tập rèn sức bền nh đi bộ sức khoẻ, chạy sức khoẻ, đạp xe đạp có tác dụng giảm cân và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đờng. Do lợng đờng trong máu luôn đợc điều hoà. Ngoài ra, các bài tập rèn luyện sức khoẻ có tác dụng giảm cân rất tốt, đặc biệt khi kết hợp với một chế độ dinh dỡng hợp lý ở những ngời bị thừa cân, béo phì [13], [28], [43], [49], [50], [51], [64].

Những ngời bị thừa cân đặc biệt là bị béo phì, để giảm cân nhanh cần phải tăng cờng lợng vân động (đi bộ sức khoẻ) và kết hợp chế độ ăn kiêng (giảm calo, không ăn thịt mỡ, nên thay thịt bằng cá, đậu...; không dùng đồ ngọt, ăn ít cơm và bánh mì, tăng cờng ăn rau...) [59], [63], [68], [80].

Tập luyện thể dục thể thao vì sức khoẻ có ảnh hởng tốt đối với hệ thống miễn dịch và tuần hoàn. Tăng số lợng hồng cầu, hemoglobin, bạch cầu, và kết quả là tăng độ bão hoà oxy máu; tăng cờng khả năng miễn dịch (tăng số lợng bạch cầu, immunoglobulin…), giúp cho cơ thể phòng chống bệnh tật [42]. Tăng hàm lợng hemoglobin trong máu dới ảnh hởng của tập luyện thể dục thể thao là do các nguyên nhân sau: giảm khối lợng huyết tơng do tăng xuất tiết dịch từ các mạch máu vào mô; tăng sản sinh hồng cầu. Tổng số lợng hemoglobin của cơ thể phụ thuộc vào hàm lợng của nó trong máu và thể tích chung. Mà thể tích máu chung lại phụ thuộc vào kích thớc của cơ thể, và một phần đáng kể phụ thuộc vào mức độ hoạt động thể lực [40], [42], [61].

Theo Nguyễn Phúc Nghị [40], Sụt cân sẽ làm giảm lợng cholesterol toàn phần cùng với các triglycerid một cách rõ rệt. Cứ giảm đợc mỗi kilo của ngời béo phì thì cũng giảm đợc 0,05 mmol/l cholesterol trong số đó có 0,02

cholesterol LDL và 0,015 triglycerid. Đối với loại cholesterol - HDL, cần phân biệt 2 giai đoạn: trong thời gian gầy đi mỗi kilo cũng làm giảm 0,007 mmol/l HDL, nhng khi việc giảm cân đã ngừng và ổn định, thì cứ mỗi kilo giảm lại đợc bù tới 0,009 mmol/l HDL. Kết quả cho thấy việc sụt cân làm cho cholesterol HDL tăng lên.

Dựa vào trọng lợng của cơ thể, quãng đờng vợt qua (đi bộ, chạy, bơi…) và tốc độ vận động ta có thể tính đợc lợng calo tiêu hao. ở những ngời có trình độ rèn luyện tốt, trong các vận động sức bền năng lợng cung cấp cho hoạt động cơ chủ yếu do mỡ đảm nhiệm (khoảng 60 - 80%). Ví dụ, nếu đi bộ 6 buổi một tuần (mỗi buổi 1 giờ) với tốc độ 6 km giờ cơ thể tiêu hao thêm đợc khoảng 2400 Kcal trong một tuần, và nh vậy sau 2 tuần cơ thể tiêu hao thêm đợc 4800 Kcal, điều đó dẫn đến tiêu hao (đốt cháy) khoảng 300 đến 500 gam mỡ. Rõ ràng là, rèn luyện sức bền thờng xuyên liên tục với cờng độ tối u, kết hợp với một chế độ ăn uống đủ về calo và cân đối về thành phần các chất dinh dỡng, giúp cơ thể đốt cháy đợc một lợng mỡ đáng kể, biểu hiện ra bên ngoài là sự giảm cân [42].

Rèn luyện thể lực cũng có thể làm cải thiện mức cholesterol - HDL Nam giới có khuynh hớng gia tăng nhiều mức cholesterol - HDL trong những năm đầu rèn luyện (tập thể dục chẳng hạn) có thể lên đến 10%. Phụ nữ có mức gia tăng ít hơn nhng nếu việc rèn luyện đợc duy trì đến 5 năm thì có thể làm gia tăng đến 20%. Trong khi đó nam giới có thể duy trì mức gia tăng 10% nếu tiếp tục rèn luyện, nhng rất hiếm khi tăng cao hơn nữa. Theo kết quả nghiên cứu của các bác sĩ Carl Lavie và Richard Milani ở viện tim mạch Ochsner, New Orleans và bệnh viện đa khoa Mas-sachusetts, Boston trên 591 bệnh nhân có bệnh tim mạch với một chơng trình hoạt động thể lực kéo dài 12 tuần thấy rõ những thay đổi về cholesterol trong máu. Cuộc nghiên cứu này đã tờng thuật cụ thể về 243 ngời trong số 591 ngời tham gia có mức cholesterol HDL thấp (< 35 mg/dl), kết quả rèn luyện ở nhóm bệnh nhân này làm tăng 12% mức HDL cholesterol, giảm 14% mức LDL triglycerid, nhng chỉ giảm có 1% mức cholesterol. Càng rõ hơn khi các tác giả này quyết định quan sát sự thay đổi đối với những ngời có mức HDL cholesterol thấp

(thấp hơn hoặc bằng 35 mg/dl) và mức triglycerid bình thờng đợc xác định là dới 150 mg/dl. Trong nhóm này, mức cholesterol HDL tăng đợc 9%, triglycerid tăng đợc 4% và mức LDL cholesterol giảm 3%. Mặt khác, những bệnh nhân có mức cholesterol - HDL thấp (thấp hơn hoặc bằng 35 mg/dl) và mức triglycerid cao trên 250 mg/dl có thể tăng đến 11% mức cholesterol - HDL, giảm 22% mức triglycerid, và tăng 9% mức LDL cholesterol (theo [60]).

Cũng theo các tác giả này việc rèn luyện thể lực làm giảm cân có thể dẫn đến kết quả là giảm từ 10% đến 15% mức LDL cholesterol. Về mức triglycerid, các số liệu cũng cho thấy rất rõ ràng: những ngời có mức triglyxerit cao có thể đạt đợc sự cải thiện rất lớn nếu luyện tập thật căng - giảm từ 20% đến 25% (theo[46]).

Kosiski, 1987 (theo [35]) cho rằng khi thực hiện các bài tập có chu kỳ, c- ờng độ trung bình và thấp, kéo dài (công suất trung bình) nh đi bộ sức khoẻ, chạy việt dã, bơi… hầu nh toàn bộ năng lợng (trên 90%) đợc cung cấp bằng quá trình trao đổi chất ái khí (có ôxy) và chủ yếu do mỡ bị đốt cháy cung cấp (ở những ngời rèn luyện tốt 50 - 80% năng lợng cung cấp trong các loại vận động này do phân huỷ mỡ). Nh vậy, tập luyện thể thao vì sức khoẻ là một phơng pháp hữu hiệu làm giảm lợng cholesterol máu, giảm béo và tăng cờng sức khoẻ.

K. Coopêr, 1987 (theo [42]), cùng với việc gia tăng trình độ tập luyện (tăng cờng khả năng lao động thể lực), hàm lợng cholesterol máu, trọng lợng cơ thể và huyết áp cũng giảm. Trong nghiên cứu ông thấy tình trạng thể lực càng tốt thì càng làm giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh mạch vành. ở những ngời có trình độ thể lực tốt, các chỉ số nh huyết áp, tỉ lệ mỡ trong cơ thể, lợng cholesterol, triglycerid đều rất tốt. Đặc biệt ở những đối tợng này hàm lợng cholesterol - HDL rất cao - một yếu tố quan trọng bảo vệ thành mạch. Hàm l- ợng HDL ở những ngời rèn luyện tốt thờng cao hơn so với những ngời không rèn luyện 20-30%.

Vận động thể lực có tác dụng làm giảm đờng máu thông qua việc tăng thu nhận đờng glucose vào cơ thể từ 7-20 lần, giảm sản xuất đờng từ gan 22% tùy thuộc vào mức độ và thời gian vận động [64].

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng của đi bộ sức khoẻ lên một số chỉ tiêu huyết học và sinh máu ở người thừa cân béo phì độ tuổi 45 60 tại thành phố vinh nghệ an (Trang 28 - 31)