Các phương án khoan phụt

Một phần của tài liệu Tài liệu Công trình Thủy điện Hòa Bình_ Phần 8 ppt (Trang 26)

1. 3.2 Đánh giá về công tác quan trắc

5.2.1 Các phương án khoan phụt

Sau khi công tác thí nghiệm khoan phụt đã được thực hiện theo đúng các yêu cầu kỹ thuật như đã trình bày ở trên, việc khoan tạo màng chống thấm theo đúng các kết quả thí nghiệm.

Vữa ximăng-bentonit sử dụng theo nội dung trình bày trong tiết 5.8.1 (loại dung dịch vữa đã được sử dụng để khoan phụt nền đập chính Thác Mơ trước đây. Bentonit lấy ở Nhà máy sứ Lâm Đồng, chế tạo từ mỏ Lâm Hà-Di Linh. Tỷ lệ ximăng-bentonit là 1 :1, v.v… )

Quy mô và khối lượng khoan phụt phụ thuộc kết quả khoan phụt thí nghiệm và yêu cầu hạn chế lưu lượng thấm qua nền (chiều dài khoan phụt càng lớn hiệu quả hạn chế lưu lượng thấm càng cao). Căn cứ kết quả khảo sát (tháng 5/2002), chiều dài khoan phụt (theo mặt bằng) có thể từ 150 – 200 m. Chiều sâu khoan phụt có thể từ 20 – 25 m (sâu hơn đáy kênh dẫn vào cửa lấy nước, cao trình đáy kênh là 191 m), Các phương án có thể xem xét để kiến nghị như sau :

Phương án I.1

– Chiều sâu mỗi hố (2 hàng bên) : 25.0 m – Chiều sâu mỗi hố (hàng giữa) : 25.0 m –

Khoảng cách giữa các hố (trong một

hàng) :

4.0 m – Khoảng cách giữa các hàng : 2.0 m – Chiều dài (theo mặt bằng) bố trí hố khoan : 250.0 m

Phương án I.2

– Chiều sâu mỗi hố (2 hàng bên) : 20.0 m – Chiều sâu mỗi hố (hàng giữa) : 25.0 m –

Khoảng cách giữa các hố (trong một

hàng) :

4.0 m – Khoảng cách giữa các hàng : 2.0 m – Chiều dài (theo mặt bằng) bố trí hố khoan : 200.0 m

Phương án I.2

– Chiều sâu mỗi hố (2 hàng bên) : 20.0 m – Chiều sâu mỗi hố (hàng giữa) : 25.0 m – Khoảng cách giữa các hố (trong một hàng) : 4.0 m – Khoảng cách giữa các hàng : 2.0 m – Chiều dài (theo mặt bằng) bố trí hố khoan : 150.0 m

Một phần của tài liệu Tài liệu Công trình Thủy điện Hòa Bình_ Phần 8 ppt (Trang 26)