Gạo tấm Thai A1 super 370-380 ↔

Một phần của tài liệu NHÂN TỐ GÂY TRỞ NGẠI NGÀNH HÀNG GẠO KHI THAM GIA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ (Trang 31 - 38)

Thai A1 super 370-380 ↔ Viet 100% tấm 360-370 ↑ Paki 100% tấm 325-335 ↑ Cambodia A1 Super 370-380 ↔ Indian 100% tấm 310-320 ↔

Pakistan cùng với Việt Nam đã giành được nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc nhờ ưu thế giá rẻ.

Thị hiếu người tiêu dùng. Tuỳ theo mức sống, tập quán, việc tiêu thụ gạo ở các nước, các khu vực trong những thời gian nhất định có những yêu cầu khác nhau. Thông thường, gạo đánh bóng và xát trắng được ưa chuộng hơn. Tuy vậy có những vùng nông thôn người ta lại ưa loại gạo xát không kỹ chứa nhiều vitamin và ngày nay trên thế giới thì xu hướng thiên về gạo ngon hạt dài.

c) Đối thủ ca ̣nh tranh:

Có những quốc gia trước đây phải dự trữ rất lớn để bảo đảm cho tiêu dùng trong nước, nay đã khắc phục được một phần ảnh hưởng của thiên tai, năng suất, sản lượng tăng lên, có điều kiện xả gạo tồn kho bằng xuất khẩu. Ấn Độ đã mở cổng kho gạo 36 triệu tấn và ngay năm đầu tiên trở lại thị trường đã trở thành quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới về gạo. Pakistan, Myanmar và Campuchia cũng đã từng bước tham gia thị trường xuất khẩu, cạnh tranh gay gắt với các quốc gia xuất khẩu gạo khác – trong đó có Việt Nam. Vụ mùa 2012 – 2013, với tình hình Ấn Độ được mùa, Thái Lan tồn kho khoảng 12 – 13 triệu tấn gạo, trong khi nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh sẽ dẫn đến cạnh tranh gay gắt trong tiêu thụ gạo trên thị trường thế giới.

Ông Trương Thanh Phong, Chủ ti ̣ch Hiê ̣p hô ̣i Lương thực Viê ̣t Nam (VFA), cho biết ngoài Myanmar, Campuchia đang nổi lên như là một đối thủ cạnh tranh đáng gờm đối với Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu gạo.

Cạnh tranh toàn diện:

Ông Nguyễn Tho ̣ Trí, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2), cảnh báo các DN xuất khẩu gạo Việt Nam chớ nên coi thường các nhà xuất khẩu gạo Campuchia. Nước này có các điều kiê ̣n về tự nhiên, nhân lực, vâ ̣t lực để trở thành nước xuất khẩu ga ̣o như Viê ̣t Nam. Với hơn 80% dân số làm nông nghiệp, Campuchia sản xuất 9,3 triệu tấn lúa, trừ đi lượng tiêu thụ nô ̣i đi ̣a thì có khoảng 3 triệu tấn gạo xay cho xuất khẩu. Để thúc đẩy phát triển sản xuất lúa gạo, chính phủ Campuchia bảo lãnh 50% rủi ro để các ngân hàng thương mại cho vay vốn sản xuất, chế biến và dự trữ gạo.

Nhận định thêm về đối thủ, ông Trương Thanh Phong (VFA) cho biết khách hàng mua gạo của Campuchia trong năm 2013 lên đến 34 nước, tỏa rộng cả ba khu vực châu Á, châu Phi và châu Âu. Riêng với thị trường châu Âu, Campuchia được miễn thuế xuất khẩu do được xếp vào nhóm các quốc gia kém phát triển. Điều kiện này đã tiết kiệm cho các DN xuất khẩu gạo Campuchia khoảng 195 USD mỗi tấn gạo. Cho nên không chỉ DN Viê ̣t Nam mà các nước xuất khẩu gạo khác cũng khó ca ̣nh tranh la ̣i Campuchia tại thị trường cao cấp này.

Và với lượng xuất khẩu gạo tăng lên, nước này đang nhắm đến thị trường Đông Nam Á. Những động thái gần đây cho thấy Campuchia sẽ tham gia mạnh mẽ hơn theo hình thức cung cấp gạo theo cấp chính phủ, cạnh tranh với các hợp đồng tập trung của Việt Nam.

Cụ thể, nước này đang chuẩn bị chiến lược xuất khẩu gạo nhắm đến các thị trường Trung Quốc, Philippines và Indonesia.Trung Quốc đã ký thỏa thuận với Campuchia cho phép DN Trung Quốc có một số điều kiện thuận lợi khi xuất khẩu gạo từ Campuchia. Campuchia cũng tiếp xúc với Philippines tìm giải pháp xuất khẩu một khối lượng gạo lớn sang đây với ít nhất 100.000 tấn gạo/năm. Indonesia cũng xúc tiến mua gạo khối lượng lớn của Campuchia. Chưa hết, hồi đầu tháng 7-2013, Campuchia ký hợp đồng xuất khẩu ga ̣o với Brunei bán 3.000 tấn gạo thơm/năm.

d) Thị hiếu người tiêu dùng:

Tuỳ theo mức sống, tập quán, việc tiêu thụ gạo ở các nước, các khu vực trong những thời gian nhất định có những yêu cầu khác nhau. Thông thường, gạo đánh bóng và xát trắng được ưa chuộng hơn. Tuy vậy có những vùng nông thôn người ta lại ưa loại gạo xát không kỹ chứa nhiều vitamin và ngày nay trên thế giới thì xu hướng thiên về gạo ngon hạt dài.

V. Thách thức cho sản xuất lúa ở Việt Nam:

 Thay đổi khí hậu toàn cầu, nước biển dâng, xâm nhập mặn + diện tích đất nông nghiệp giảm + thiếu nước trong mùa khô + ảnh hưởng của khủng hoảng lương thực và năng lượng trên thế giới.

 Khả năng cạnh tranh kém của bộ giống lúa đang sản xuất trên đồng ruộng hiện nay, độ bạc bụng theo xu hướng ấm lên của trái đất, hàm lượng amylose cao, giá trị độ bền thể gel thuộc nhóm cứng cơm là thách thức lớn cho nhà chọn giống.

 Công nghệ hạt giống (seed technology) ít được chú ý đầu tư và chưa có chính sách hợp lý để thúc đẩy sự phát triển công nghệ hạt giống.

 Sự bộc phát sâu bệnh hại như rầy nâu, bệnh đạo ôn ngày càng nghiêm trọng. Chúng ta rất thiếu những nghiên cứu cơ bản về di truyền làm cơ sở cho việc định hướng sử dụng bố mẹ và chon lọc con lai, trên cơ sở đa dạng sinh học. Chúng ta còn thiếu các nghiên cứu tương tác giữa ký chủ và ký sinh, hệ thống truyền tín hiệu và sự thể hiện gen mục tiêu, tương tác giữa kiểu gen x môi trường, tiêu chuẩn chọn lọc cần thiết và các thông số di truyền khác như chỉ số chọn lọc, hiệu quả chọn lọc.

 Thiếu thông tin lẫn nhau trên mạng đặc biệt là data base về bảo tồn tài nguyên di truyền động thực vật. Chúng ta đầu tư nhiều tiền của trong sưu tập, bảo quản, nhưng thiếu đầu tư cho đánh giá kiểu hình và đánh giá kiểu gen, dẫn đến việc sử dụng nguồn tài nguyên này rất thấp (thí dụ cây lúa chỉ mới khai thác được 0,03% ngân hàng gen đang được bảo quản tại ĐBSCL).

 Mức thu thập của người làm ruộng thấp + khả năng thiếu lao động cao trong thời vụ tập trung + xu hướng di dân ra đô thị, bỏ ruộng đồng.

Bên cạnh đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng sẽ đặt ra nhiều cơ hội và thách thức mới. Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương Mại thế giới (World Trade Organization – WTO), đang đứng trước sức ép đòi giảm bớt trợ cấp nông nghiệp và mở cửa thị trường cho hàng hóa nông sản. Nhu cầu tổ chức lại thị trường trong phạm vị toàn thế giới bắt nguồn từ các nước nông nghiệp phát triển, nơi đó lực lượng sản xuất phát triển ở trình độ cao. Những nước đang phát triển như Việt

pháp và cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, các yếu tố của thị trường chưa hình thành đầy đủ, trình độ cán bộ quản lý nhà nước và quản trị doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Hội nhập quốc tế và khu vực không chỉ có cơ hội mà còn khó khăn và thách thức, thậm chí rất lớn; nhất là đối với nông dân trồng lúa.

VI. Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của nước ta:

1. Giải pháp đẩy ma ̣nh và nâng cao hiê ̣u quả XK ga ̣o:

1.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo:

Có nhiều câu hỏi mang tính chiến lược chưa được giải đáp cần phải được trả lời trong một bản chiến lược xuất khẩu gạo trong trung và dài hạn, đó là: quan điểm, mục tiêu xuất khẩu gạo của Việt Nam trong dài hạn, trung hạn, và những nhiệm vụ chủ yếu, trong đó có nhiệm vụ đột phá? Lợi thế thực sự của Việt Nam trong ngành lúa gạo thế giới hiện nay và tương lai? Vị thế của ngành lúa gạo Việt Nam trong trung hạn và dài hạn? Vai trò của Chính phủ, doanh nghiệp và người trồng lúa? Các chủng loại lúa gạo sẽ sản xuất? Quy hoạch các vùng trồng các chủng loại lúa gạo?... Việc xây dựng, phát triển hoạt động xuất khẩu là một chiến lược góp phần tăng trưởng xuất khẩu gạo theo hướng bền vững, phát triển nền kinh tế nước ta.

1.2. Hoàn thiện cơ chế và chính sách:

Muốn vậy thì Nhà nước phải tiếp tục hoàn thiện các cơ chế và chính sách sau:  Thứ nhất : tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách về đất đai.

 Thứ hai: chính sách tín dụng và đầu tư cho sản xuất lúa gạo.  Thứ ba : Chính sách và giải pháp thị trường.

 Thứ tư : Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất, chế biến và lưu thông lúa gạo, như sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công cụ cơ giới nông nghiệp, các cơ sở chế biến, bảo quản, vận chuyển...

1.3. Đổi mới cơ cấu sản xuất lúa gạo theo hướng tạo sp chất lượng cao: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong thời gian tới, Việt Nam cần phải tập trung vào một số hướng chính sau: Quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu, xây dựng các vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung chất lượng cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu trên cơ sở các hợp đồng đã ký kết giữa doanh nghiệp với nông dân và phải đảm bảo cho sản phẩm đầu ra tiêu thụ nhanh chóng với mức giá có lợi.

Cơ cấu lại giống lúa theo hướng nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Thực hiện chính sách bảo hiểm sản xuất lúa gạo để nông dân yên tâm đầu tư phát triển các loại lúa mới có chất lượng cao.

1.4. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến và bảo quản:

- Phát triển công nghiệp chế biến không chỉ tạo ra giá trị gia tăng cao mà nó còn là điều kiện quan trọng để hạt gạo Việt Nam vượt qua được rào cản kỹ thuật của các nước.

- Yêu cầu của đổi mới công nghiệp chế biến hiện nay là trang bị lại và trang bị mới hệ thống dây chuyền đồng bộ, hiện đại, để tạo ra những sản phẩm đa dạng về chủng loại mẫu mã, kiểu dáng với giá thành thấp, đủ sức cạnh tranh trên thi ̣ trường thế giới bao gồm từ khâu phơi sấy, phân loại, bảo quản, sơ chế, chế biến, bảo trì và đóng gói. Đương nhiên, Việt Nam cũng cần phải chú ý đúng mức đến cả các yếu tố trước thu

hoạch như giống, phân bón, cách thức chăm sóc, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật… bởi các khâu này có vai trò quyết định khá lớn đối với các khâu khác.

1.5. Xúc tiến mạnh xây dựng thương hiệu cho gạo xuất khẩu:

Giải pháp đưa ra để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gạo Việt Nam hiện nay là:

- Nâng cao chất lượng gạo trên cơ sở phát triển công nghệ hạt giống và công nghệ sau thu hoạch, chuyển nền nông nghiệp số lượng sang chất lượng bằng cách tăng cường các ứng dụng công nghệ cao.

- Phải đảm bảo sự có mặt thường xuyên các sản phẩm gạo trên thị trường thế giới.

- Phát triển vùng nguyên liệu chuyên canh để tạo sản phẩm thuần nhất

- Tạo mối liên kết khăng khít giữa nhà nông, nhà kinh doanh, nhà khoa học nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích và tạo điều kiện hỗ trợ tối đa lẫn nhau giữa các chủ thể này.

- Tạo cơ sở pháp lý (thương hiệu được đăng ký với các cơ quan quản lý trong nước và quốc tế, được chứng nhận của các tổ chức có uy tín về chất lượng, giá cả của sản phẩm), sau đó là quảng bá thương hiệu thông qua nhiều hình thức khác nhau để tạo dựng uy tín, trong đó quảng bá bằng cách kết hợp với phát triển du lịch là một cách thức vô cùng hữu hiệu và cần được lưu tâm trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

1.6. Mở rộng thị trường cả về chiều rộng lẫn chiều sâu:

Để đạt được mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thị phần của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới, nên thực hiện chiến lược đa dạng hóa thị trường với các biện pháp sau:

- Giữ vững thị trường quen thuộc và truyền thống như Malaysia, Singapore, Trung đông, Nam phi…Để thực hiện mục tiêu này các doanh nghiệp cần phải tạo và giữ uy tín của mình thông qua việc nghiêm chỉnh thực hiện các hợp đồng đã ký kết.

- Chú trọng công tác nghiên cứu thị trường và công tác khuếch trương, quảng cáo sản phẩm nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu, vươn tới những thị trường tiềm năng.

- Đổi mới hơn nữa phương thức xuất khẩu, chuyển từ xuất khẩu qua trung gian sang xuất khẩu trực tiếp

1.7. Huy động vốn và hỗ trợ vốn cho xuất khẩu gạo:

Đầu tư nước ngoài vào ngành nông nghiệp đặc biệt là sản xuất và xuất khẩu gạo là rất ít. Do đó, nguồn vốn đầu tư cho sản xuất, bảo quản tạm trữ, chế biến gạo xuất khẩu đang là nhu cầu bức thiết.

Để tăng cường nguồn vốn cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo cần phải:

- Có các chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài cho các dự án đầu tư sản xuất nguồn giống có chất lượng cao, nâng cao năng lực sau thu hoạch, đầu tư vào quá trình sản xuất và bao tiêu sản phẩm.

- Có cơ chế hỗ trợ về thuế, về ưu đãi đầu tư, rút ngắn và đơn giản hóa thủ tục đầu tư.

- Khuyến khích các công ty lương thực có tiềm lực về tài chính đầu tư vốn cho nông dân sản xuất lúa và bao tiêu sản phẩm bằng các hình thức khác nhau như hỗ trợ nguồn vật tư đầu vào, cung cấp giống có chất lượng cao.

- Nhà nước có chính sách về tín dụng cho nông dân thông qua các hình thức tín chấp qua các tổ, nông hội, hội phụ nữ…để đảm bảo nguồn vốn vay

- Đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ cho nông thôn. Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng sẽ giúp cho các công tác vận chuyển, chế biến gạo kịp thời, giảm tỷ lệ hao hụt trong thu hoạch, đồng thời nâng cao đời sống cư dân nông thôn.

1.8. Hoàn thiện và tăng cường liên kết 4 nhà:

Có thể nói liên kết 4 nhà là một trong những phương thức tốt nhất cho phép người nông dân tận dụng được nhiều lợi thế để phát triển sản xuất; nhà khoa học có điều kiện để thực hiện năng lực chuyên môn và tăng thu nhập; nhà doanh nghiệp có cơ hội tìm được những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị trường; Nhà nước có điều kiện thể hiện rõ vai trò của mình với tư cách người nhạc trưởng. Nhà nông cần đứng chung với doanh nghiệp, nhà khoa học dưới sự tác động hỗ trợ của chính sách nhà nước.Các chủ thể này phải liên kết với nhau vì lợi ích của mình và tôn trọng lợi ích của các chủ thể khác trong chuỗi ngành hàng.

1.9. Bảo vệ môi trường sinh thái ngành sản xuất lúa: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảo vệ môi trường sinh thái nhằm bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đa dạng sinh học, chống thoái hóa và xói mòn đất, giảm hiệu ứng nhà kính từ sản xuất nông nghiệp 2. Định hướng chiến lược cho sản xuất và xuất khẩu gạo của nước ta trong thời

gian tới:

Theo một kịch bản dự báo của các chuyên gia ngành lúa gạo Việt Nam, đến năm 2030, chỉ với diện tích 3 triệu ha đất lúa, ngay cả trong điều kiện thời tiết xấu thì Việt Nam vẫn có dư hàng triệu tấn gạo để xuất khẩu. Với xu thế tỷ lệ dân đô thị ngày càng cao, tiêu dùng gạo ngày càng giảm, cộng với việc thị trường xuất khẩu gạo - vốn rất mỏng – bị thu hẹp thì nguy cơ Việt Nam đứng trước một cuộc khủng hoảng thừa về gạo là có thể xảy ra.

Liên quan đến việc xuất khẩu gạo, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản 1101/TTg-KTTH ngày 31/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 28/8/2013, Bộ trưởng Bộ Công thương đã ký ban hành Quyết định số 6139/QĐ-BCT

Một phần của tài liệu NHÂN TỐ GÂY TRỞ NGẠI NGÀNH HÀNG GẠO KHI THAM GIA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ (Trang 31 - 38)