Phần mềm trên Linux được phân phối thế nào?

Một phần của tài liệu Tài liệu EDUBUNTU (Trang 52)

/ dev: Thư mục này chứa các file thiết bị Trong thế

a. Phần mềm trên Linux được phân phối thế nào?

Trên Windows phần mềm thường được phân phối ra dưới dạng file cài đặt .msi hoặc .exe thì trên Linux cũng gần tương tự như vậy, có điều trên Linux có nhiều hình thức hơn thôi. Phần mềm cho Linux thường có ở những nơi sau:

• Trong bộ đĩa cài đặt (thường với những bản phân phối lớn như Redhat, openSuse, Mandriva… mà bộ đĩa cài lên tới 5 hay 6 đĩa CD)

• Trên trang web của nhà sản xuất (người dùng thường phải tự down về và thường có sẵn hướng dẫn cài đặt cho từng hệ thống)

• Trên các repository là các nơi chứa phần mềm tập trung trên mạng dành riêng cho một hệ thống nào đó. Ubuntu và Debian sử dụng repo nhiều nhất, kế đến là Fedora và openSuse. Mọi phần mềm đều được chứa tại repo và khi nào người dùng cần thì phần mềm sẽ được tải về từ repo rồi cài đặt lên máy. Rất tiện lợi trong việc cập nhật phần mềm.

Các gói phần mềm có thể được lưu ở dạng file chạy được (như file setup.exe thường thấy trên Windows, chúng thường là trình cài đặt riêng của nhà sản xuất) hoặc ở định dạng phân phối dành riêng mà phổ biến nhất là .RPM và .DEB (các gói phần mềm này có thể cài đặt dễ dàng và gần như đã thành chuẩn chung cho việc phân phối phần mềm). Phần mềm cũng có thể được phân phối dưới dạng mã nguồn (nhất là phần mềm nguồn mở), người dùng phải tự biên dịch trên máy rồi cài đặt (thường chỉ áp dụng với những phiên bản mới nhất của phần mềm nhỏ, mất ít thời gian biên dịch, hoặc khi chưa có bản deb hay rpm tương ứng).

b. RPM? DEB?

RPM (Redhat package manager) và DEB (Debian software package) là hai định dạng file chuyên dùng cho phân phối phần mềm. Chúng giống như định dạng file nén mà trong đó chứa tất cả nhưng file chạy và cấu hình của phần

mềm, thông tin về phần mềm, nhà sản xuất, những yêu cầu về hệ thống… Hệ điều hành Linux sẽ có một phần mềm chuyên dùng để cài đặt các gói phần mềm dạng này (giải nén, chuyển các file của phần mềm vào đúng chỗ, cấu hình cho phần mềm…) và nói chung thì phân phối phần mềm kiểu này rất dễ cài đặt.

RPM thường được dùng trong các hệ thống tương tự Redhat như Fedora, openSuse,… còn DEB lại được dùng trên các hệ thống của Debian gồm Debian, các họ nhà Ubuntu… Khó có thể nói cái nào tốt hơn cái nào, chỉ biết là cả hai đều rất đơn giản và dễ dùng.

Mỗi file RPM hoặc DEB chỉ chứa một phần mềm hoặc một phần nào đó của phần mềm. Vì vậy thường khi cài một phần mềm phải cài đặt kèm theo 1, 2 hay thậm chí cả chục gói khác. Chúng ít khi chứa toàn bộ thư viện (vì số lượng thư viện dùng chung là khá lớn) nên đôi khi xảy ra tình trạng không thể cài đặt do thiếu một gói nào đó (thuộc về một chương trình khác chẳng hạn). Chương trình cài đặt bao giờ cũng kiểm tra xem toàn bộ gói cần thiết đã được cài đặt trước chưa, nếu thiếu một gói nào đó, quá trình cài đặt sẽ dừng lại. Công việc này gọi là “check dependency”.

Chính vì sự ràng buộc đó nên chúng ta mới cần đến những phần mềm hỗ trợ cài đặt. Những phần mềm này sẽ tự động tải về hoặc tìm tất cả những gói có liên quan rồi lần lượt cài đặt chúng theo đúng thứ tự. Nhờ đó mà mọi việc sẽ suôn sẻ.

Vẫn còn nhớ hồi trước mình cài Fedora, cài đặt một phần mềm mãi không được vì không biết thư viện bị thiếu của nó nằm trong file RPM nào. Bây giờ thì cài đặt phần mềm đã rất dễ dàng rồi.

Một phần của tài liệu Tài liệu EDUBUNTU (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w