Các quan điểm đổi mới của đảng thực chất là vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa nên xuất phát điểm nền kinh tế nước ta thấp trong khi đó trước năm 1986 ta đã xây dựng nền kinh tế quan lưu bao cấp nhà nước nắm giữ và chi phố toàn bộ nền kinh tế nhà nước quy định toàn bộ nền kinh tế. Hình thức sở hữu là sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất sản phẩm làm ra là của tập thể, hình thức phân phối là phân phối đồng đều cho tất các thành viên trong tập thể với quan hệ sản xuất trên nó đã không phù hợp với lực lượng sản xuất của nước ta lúc bấy giời vừa thấp vừa không đồng bộ với sự không phù hợp đó nó đã đưa lại một hậu quả ngiêm trọng kìm hảm đới với sự phát triển của nền kimh tế như nó đã tạo nên một sức ỳ trong sản xuất do mọi người đều đượi hưởng như nhau nên người làm nhiều cũng được hưởng như người làm ít thậm chí có những người không làm cũng được hưởng như người làm từ đó nó đã tạo nên một tâm lý ỷ lại dẫn đến năng suất lao động thấp, bên cạnh đó nó không phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của các thành viên trong xã hội có nhiều nhân tài không phát uy được tài năng và chất xám của mình vì nhà nước chỉ đạo và nắm toàn bộ nền kinh tế họ chỉ được làm theo sự chỉ đạo của nhà nước nếu làm khác thì sẽ bị quy là vi phạm pháp luật tất cả thực trạng nói trên nó đã chưng minh quan hệ sản xuất nước ta đã đi quá xa với lực lượng sản xuất nó đã và đang kìm hảm nền kinh tế nước ta nên đời sống của nhân dân vô cùng khó khăn, năng suất lao động thấp kém, mức tăng trưởng kinh tế chậm. trước tình hình trên. Đảng ta đã phát hiện ra những yếu tố dẫn đến không phù hợp tức là phát hiện mâu thuẩn và giải quyết mâu thuẩn đó bằng cách đổi mới cơ cấu kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý, đổi mới phương thức phân phố, ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất đem lại sự thích ứng mới của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất( sự phù hợp). Đảng ta đã nhận thức rõ quan hệ sản xuất như trên chỉ áp dụng có hiệu quả khi nước ta ở giai đoạn chủ nghĩa cộng sản lúc đó lực lượng sản xuất phát triển với trình độ cao mới có thể thực hiện dược hình thức sở hữu tập thể, nhà nước nắm toàn bộ nền kinh tế, phân phối theo lao động hưởng theo nhu cầu còn hiện tại lực lượng sản xuất nước ta
vừa thấp vừa không đồng bộ, tồn tại nhiều thang bậc khác nhau, lại phân bố không đồng đều giữa các ngành các vùng nên không thể nóng vội mà nhất là xây dựng quan hên một thành phần kinh tế dựa trên cơ sở công hữu chủ nghĩa xã hội về tư liệu sản xuất xã hội chủ nghĩa như trước đây vì làm như vậy sẽ đẩy quan hệ sản xuất đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất vì vậy tình hình thực tế của nước ta đòi hỏi phải có một hình thức kinh tế trung gian, quá độ từ thấp lên cao từ quy mô nhỏ lên quy mô lớn chính vì thế sau 1986 ta đổi mới từ cơ chế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo cùng với kinh tế tập thể là nền tảng của nền kinh tế quốc dân. mặt khác xây dựng kinh tế nhiếu thành phần có nhiều ưu điểm như:
Một là: tồn tại nhiều thành phần Kinh tế tức là tồn tại nhiếu hình thức tổ chức kinh tế, nhiều phương thức quản lý phù hợp với trình độ khác nhau của lực lượng sản xuất chính sự phù hợp đó thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả trong các thành phần kinh tế và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân
Hai là: kinh tế nhiều thành phần làm đa dạng các chủ thể kinh tế từ đó thúc đẩy nền kinh tế hành hóa, tạo điều kiện đẩy mạnh cạnh tranh, khắc phục tình trạnh độc quyền.
Ba là: tạo điều kiện mở của các hình thức kinh tế quá độ trong đó có kinh tế tư bản nhà nước đó là cấu nối là trung gian đưa nước ta tư sản xuất nhỏ lên chủ nghĩa xã hội.
Bốn là: nó là một nội dung cơ bản của việc hoàn thiện cơ chế kinh thi trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Năm là: sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế đáp ứng lợi ích kinh tế của các giai cấp tầng lớp trong xã hội có tác dung khai thác có hiệu quả các nguồn lực, các tiềm năng của đất nước như lao động tài nhuyên thiên nhiên…
Kinh tế nhà nước: kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất. kinh tế nhà nước bao gồm các doanh ngiêp nhà nước, ngân hàng nhà nước, ngân sách nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia, các quỹ bảo hiểm nhà nước và các tài nguyên quốc gia… Kinh tế nhà nước dữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Kinh tế tập thể: kinh tế tệp thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng mà nòng cốt là các hợp tác xã, dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, liên kết rộng rãi người lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh ngiệp nhỏ vừa thuộc các thành phần kinh tế. Không giới hạn quy mô lĩnh vực và địa bàn. Phân phối theo vốn góp và mức độ tham gia dịch vụ. Hoạt động theo các nguyên tắc: Hợp tác tự nguyện, dân chủ, bình dẳng và công khai; tự chủ tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi hợp tác và phát triển cộng đồng. Kinh tế tập thể lấy lợi ích kinh tế làm chính bao gồm: Lợi ích của các thành viên và lợi ích tệp thể đồng thời coi trọng lợi ích tập thể của các thành viên góp phần xóa đói giảm nghèo tiến lên làm giàu cho các thành viên, phát triển cộng đồng. Phát triển kinh tế tập thể theo phương châm tích cực, vững chắc, xuất phát từ nhu cầu thực tiển đi từ thấp lên cao đạt hiệu quả thiết thực vì sự phát triển của sản xuất
Kinh tế tư nhân: Là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư lệu sản xuất. Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng trong thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là Phát triển kinh tế, công nghiệp hóa hiện đại hóa nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế. Nhà nước tôn trọng và đảm bảo quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, bảo hộ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân, khuyến khích hổ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và định hướng phát triển kinh tế tư nhân theo pháp luật, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. kinh tế tư nhân bao gồm kinh tế cá thể tiểu chủ và kinh tế tư nhân.
Kinh tế tư bản nhà nước: Là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu hổn hợp giữa kinh tế tư bản nhà nước với kinh tế tư bản tư nhân trong và ngoài nước với
các hình thức hợp tác liên doanh. Kinh tế tư bản nhà nước có khả năng to lớn trong huy động vốn, công nghệ, khả năng tổ chức quản lý tiên tiến vì lợi ích của bản thân kinh tế tư bản tư nhân và phát triển kinh tế của nhà nước. Thành phần kinh tế này có vai trò đáng kể trong giải quyết việc làm và tăng trưởng kinh tế
Kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài: Là thành phần kinh tế có vai trò quan trọng trong Phát triển kinh tế- xã hội của nước ta thông qua bổ sung nguồn vốn đầu tư, chuyển giao và Phát triển công nghệ nâng cao năng lực quản lý tạo việc làm. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài góp phần rất lớn vào tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu theo hướng công ngiệp hóa, hiện đại hóa và thúc đây tiến trình hội nhâp kinh tế quốc tế của Việt Nam
Mục dích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp trên cả ba mặt: sở hữu, quản lý và phân phối nhằm thực hiện dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Về sở hữu: Phát triển theo hướng còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau, nhiều thành phần kinh tế khác nhau trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. tiêu chuẩn căn bản để đánh giá hiệu quả xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa là thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân và thực hiện công bằng xã hội nên phải từng bước xác lập và phát triển chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất chủ yếu một cách vững chắc, tránh nóng vội xây dựng ồ ạt mà không tính đến hiệu quả như trước đây.
Về quản lý: Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải có sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, chiến lược, kế hoạch, kế sách đồng thời sử dụng cơ chế thị trường, các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất phát huy tính tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực, khuyết tật của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động và của toàn thể nhân dân.
Về phân phối: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện đa dạng hóa các hình thức phân phối. “Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao
động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội” cơ chế phân phối này vừa tạo động lực kích thích các chủ thể kinh tế nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời hạn chế những bất công trong xã hội. Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ xã hội, công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển.
Như vậy không phải lực lượng sản xuất khi chuyển biến về chất mới buộc phải đổi mới quan hệ sản xuất mà lực lượng sản xuất luôn luôn Phát triển, đòi hỏi quan hệ sản xuất không ngừng cải tiến, thích ứng theo từng bước của nó. Quá trình Phát triển sản xuất phải thông qua qua quá trình không ngừng hoàn thiện quan hệ sản xuất. Do đó, khách quan đòi hỏi sự phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất diễn ra theo yêu cầu cơ cấu hai mặt tượng ứng của một phương thức sản xuất nhất định, vừa theo yêu cầu thường xuyên thích ứng với nhau trong từng bước đi của Phát triển sản xuất. Đảng ta đã vận dụng một cách sang tạo chủ nghĩa Mác- Leenin vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước để quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất