Bệnh suyễn lợn (SEP-Swine Enzootic pneumoniae)

Một phần của tài liệu Đánh giá tỷ lệ mắc bệnh suyễn (Mycoplasma) đàn lợn thịt và biện pháp phòng trị tại trại lợn Charoen Pokphand (CP) thuộc xã Minh Lập Huyện Đồng Hỷ-Tỉnh Thái Nguyên. (Trang 26)

Bệnh viêm phổi ở lợn do Mycoplasma gây ra

Bệnh do Mycoplasma hyopneumoniae gây nên. Bình thường M. hyopneumoniae cư trú ở phổi lợn khi thời tiết thay đổi hoặc điều kiện vệ sinh kém, mật độ nuôi quá chật, khi sức đề kháng giảm thì M. hyopneumoniae tăng độc lực gây bệnh. Bệnh sẽ trầm trọng hơn khi có mặt các vi khuẩn gây bệnh khác như: Pasteurella septica, Streptococcus, Staphylococcus, Salmonella…

Khi nhiễm M. hyopneumoniae sẽ thúc đẩy quá trình nhiễm Pasteurella, PRRS và ngược lại. Một số nghiên cứu các nhà khoa học Mỹ cho rằng: Ở lợn nhiễm

Mycoplasma thì cũng làm tăng độ mẫn cảm với PRRS.

Nguyên nhân gây bệnh

Vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoniae là nguyên nhân số 1 gây bệnh suyễn lợn, vi khuẩn này cư trú ở phổi lợn bình thường, khi thời tiết thay đổi hoặc khi điều kiện vệ sinh kém, khi sức đề kháng giảm thì M. hyopneumoniae tăng độc lực gây bệnh cho lợn mặc dù chỉ một mình Mycoplasma hyopneumoniae cũng gây được bệnh nhưng nhiều bệnh khác cũng duy trì và phát triển: Pastcurella,

Ttreptococcus, Staphynococcus, E.Coli, Salmolella.

Ngày nay, người ta cho rằng bệnh do M. hyopneumoniae sẽ trầm trọng hơn khi kết hợp với một Adenovius. M. hyopneumoniae được tìm thấy chủ yếu ở trong ống khí quản, phế quản lợn. Chúng gây nhiễm ống hô hấp trên, dính chặt vào lông nhung đường hô hấp làm ngăn chặn chức năng thu dọn chất nhầy giúp vi khuẩn kế phát xâm nhập dẫn đến làm suy giảm miễn dịch (Ross, 1986 [22]).

M. hyopneumoniae gây ức chế sản sinh đại thực bào, làm kiệt quệ đại thực bào. Khi nhiễm M. hyopneumonia các đại thực bào bị thay đổi vì thế làm thúc đẩy quá trình nhiễm Pasteurella, PRRS và ngược lại; Một số nghiên cứu các nhà khoa học Mỹ chỉ cho rằng: Ở lợn nhiễm Mycoplasma trước thì cũng làm tăng độ mẫn cảm với PRRS. Theo Ross (1986) [22], nếu chỉ có Mycoplasma thì triệu chứng lâm sàng không xuất hiện. Chỉ khi có sự tham gia của Pasteurelia và Bordetella bronchiseptica thì triệu chứng mới biểu hiện rõ ràng.

* Vai trò của một số vi khuẩn công phát trong bệnh suyễn lợn:

- Vi khuẩn Pasteurelle multocida: Theo một số nghiên cứu cho thấy việc nhiễm P.multocida ở phổi lợn thường ở vào giai đoạn cuối của Dịch viêm phổi địa phương do Mycoplasma khởi phát.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, việc M. hyopneumoniae ở lợn là điều kiện có lợi cho P. multocida xâm nhập vào làm cho bệnh viêm phổi nặng hơn. Viêm phổi do P. multocida thường là bệnh kế phát của các nguyên nhân gây

viêm phổi khác, mà chủ yếu ho khan, thở thể bụng ở cơ sở chăn nuôi, việc gây bệnh do P.multocida bao giờ cũng kế phát sau nguyên nhân khác. Khi gây bệnh bằng M. hyopneumoniae và P. multocida thì bệnh tích trong phổi lại nặng hơn rất nhiều so với bệnh tích gây ra do Mycoplasma đơn lẻ.

- Vi khuẩn Staphylococcus: Cầu khuẩn hình chùm nho, có hình tròn, đường kính 0,7-1µ bắt màu gram dương, không di động, không sinh nha bào, là vi khuẩn hiếu khí hay yếm khí không bắt buộc.

Staphylococcus tạo ra một số độc tố như: Độc tố dung huyết (Hemolysin), độc tố diệt bạch cầu, độc tố gây hoại tử, độc tố làm chết, độc tố đường ruột. Ngoài các độc tố trên còn có các nhân tố gây bệnh khác như men đông huyết tương, chất làm tan tơ huyết, nhân tố khuyếch tán. Thỏ là động vật thí nghiệm mẫn cảm nhất với Staphylococcus. Staphylococcus aureus thường phân lập được từ các bệnh phẩm của lợn và trong phổi lợn bệnh cũng thường gặp các áp xe do chúng gây ra.

- Vi khuẩn Klesielle pneumoniae: Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1974)

[11], Klesielle do Friedlanda phân lập lần đầu tiên vào năm 1882 từ phổi của

gia súc mắc bệnh viêm phổi. Vi khuẩn là một trực khuẩn hoặc cầu trực khuẩn có kích thước 0,5-3 x 0,3-0,5µ, hai đầu tròn, có khi có hình gậy đứng riêng rẽ hoặc tập hợp thành đôi, có một giáp mô không di động, không có lông, hình thành nha bào và vi khuẩn bắt màu gram âm.

Trong dịch viêm phổi địa phương do Mycoplasma hyopneumoniae khởi

phát, Klesielle và các vi khuẩn cộng phát khác như: Streptococcus

Staphylococcus, Pasteurelle, Bordetella bromchiseptica có ảnh hưởng lớn đến việc phát bệnh ở từng cá thể lợn. Phổi bị bệnh có màu đỏ thẫm, tụ huyết và cứng khi cắt có dịch xuất hiện ở mặt cắt. Bệnh tích xuất hiện ở bất kỳ thùy nào của phổi nhưng ở thùy tim thường gặp nhiều nhất.

- Vi khuẩn Salmonella gây bệnh cho lợn, ngoài các bệnh tích thấy ở các hệ tiêu hóa người ta còn gặp bệnh tích ở phổi, phổi trở nên cứng, có tụ huyết lan rộng, phù huyết ở giữa các thùy phổi và kèm theo hiện tượng xuất huyết. Ngoài ra còn thấy hiện tượng tăng sinh ở phổi có thể gọi là viêm phổi (Diffuse interticial pneumonia). Theo một số tác giả, ngoài hiện tượng tụ huyết, các tác giả còn thấy hiện tượng nhục hóa ở phổi.

Salmonella là vi khuẩn có hình gậy ngắn, hai đầu tròn, kích thước 0,4- 0,6x1-3µm, không hình thành nha bào, phần lớn di động (trừ

Salmonellagallinarum và Salmonellapullorum). Trên thân có lông (8-12

lông). Salmonella phần lớn lên men và sinh hơi đường glucose, manose, maltose, galactose, levulose, arabinose. Phần lớn các loài Salmonella không lên men lactose và sacharose. Không làm tan chảy gelatin, không thủy hóa urea, không sinh hơi indol nhưng sinh H2S. VP âm tính và MR dương tính.

- Vi khuẩn Bordetella bronchiseptica: Là một trực khuẩn gram âm, di động, dễ mọc trên các môi trường thông thường. Trên môi trường Mac. Conkey có 1% đường glucose, khuẩn lạc có màu xám xanh. oxydase, catalase và urease dương tính. Hầu hết các chủng của vi khuẩn này đều gây dung huyết. Bordetella bronchiseptica là loại ký sinh bắt buộc ở đường hô hấp trên của lợn và khi có điều kiện thì chúng gây bệnh cho lợn.

Cơ chế sinh bệnh:

M. hyopnemoniae xâm nhiễm vào đường hô hấp trên của lợn, tấn công vào hệ thống lông rung gây hư hại cho hệ thống lông rung và khiến cho hệ thống phòng vệ bị suy yếu, các vi sinh vật gây bệnh tấn công và gây ra hội chứng hô hấp.

Sự lây lan và dịch tễ học:

- Mycoplasma lây qua tiếp xúc trực tiếp: Nhốt chung lợn khỏe với lợn

bị nhiễm bệnh, từ lợn mẹ sang lợn con. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trong thiên nhiên chỉ có loài lợn mắc bệnh suyễn do M. hyopneumonia. - Lợn mắc ở các lứa tuổi, nhất là lợn con từ 2-5 tháng tuổi.

- Khi thời tiết thay đổi lợn dễ mắc hơn, chuồng trại ẩm thấp, vệ sinh kém bệnh dễ phát sinh.

- Mùa xuân và mùa đông tỷ lệ mắc bệnh cao hơn các mùa khác.

- Bệnh lây chủ yếu từ lợn sang lợn, ở những trại chăn nuôi không có bệnh, các ly tốt vẫn có thể nhiễm. (Nguyễn Vĩnh Phước (1976) [12] ).

M. Kobosch, 1999 đã kiểm tra trên 4000 phổi lợn thấy 67% phổi lợn bị viêm, 80% mắc bệnh M. pneumonia.

- Việc lây truyền M. pneumonia chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp lợn ốm ho, thở, hắt hơi truyền mầm bệnh sang lợn khỏe lợn mang trùng cũng làm gây

bệnh. Bệnh thường kéo dài khó dập tắt và tiêu diệt do lợn ốm khỏi nhưng vẫn mang trùng.

- Bệnh lây lan mạnh ở các đàn nhập nội, những lợn chưa bị nhiễm thì tỷ lệ chết cao hơn.

Triệu chứng

Sau khi nhiễm M. pneumonia từ 7 đến 20 ngày thì triệu chứng đầu tiên là hắt hơi, ho khó thở. Ho và khó thở là triệu chứng điển hình và kéo dài.

* Bệnh biểu hiện dưới 3 thể:

Thể cấp tính

Lợn ăn kém chậm chạp, da xanh hoặc nhợt nhạt, thân nhiệt bình thường hoặc hơi cao một chút (39-39,5o

C).

Hắt hơi ho từng hồi lâu do cố đẩy dịch bài tiết ở sâu đường hô hấp thường ho lúc thời tiết lạnh, lúc vận động. Khi ho con vật mệt mỏi, hiện tượng ho chỉ kéo dài vài tuần sau đó giảm.

- Sau quá trình ho phổi lợn bị tổn thương dẫn tới hiện tượng thở khó, thở nhanh và nhiều, thở khò khè, thở từ 60 - 150 lần/phút. Lợn há hốc mồm để thở, thở như chó ngồi thở, thở dốc bụng thóp lại để thở.

- Tần số hô hấp tăng lên bí tiểu tiện, khi nghe vùng phổi có nhiều vùng hô hấp im lặng.

- Kiểm tra máu: Hồng cầu tăng để bù lại lượng oxy thiếu do tổn thương, niêm mạc đường hô hấp.

Bạch cầu tăng mạnh: Sự tăng bạch cầu để làm nhiệm vụ tiêu diệt mầm bệnh - Đại thực bào.

Ở thể này, triệu chứng rõ hay xảy ra chết lợn, nhất là lợn có độ tuổi từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi. Thể cấp tính ít thấy, chỉ thấy ở những đàn lợn dễ mắc bệnh.

Thể á cấp tính

Thường gặp ở lợn lai, lợn con theo mẹ, lợn mẹ.

Triệu chứng giống như ở thể cấp tính nhưng nhẹ hơn. Ho và khó thở vẫn là triệu chứng điển hình của lợn khi mắc bệnh ở thể này thân nhiệt tăng.

Thểẩn tính

Thường thấy ở lợn đực giống, lợn vỗ béo. Các triệu chứng ở thể này không xuất hiện rõ, thỉnh thoảng ho, sinh trưởng giảm, thời gian nuôi lợn kéo dài, lợn mắc ở thể này ít bị chết. (Nguyễn Ngọc Nhiên (1997) [8] ).

Bệnh tích

- Bệnh tích tập trung ở bộ máy hô hấp và hạch phổi.

Sau khi nhiễm vài ngày, bệnh tích đầu tiên là viêm phổi thùy, từ thùy tim sang thùy nhọn, từ thùy đỉnh sang thùy sau, thường viêm ở phần rìa thấp của phổi. Phổi xuất hiện những chấm đỏ hoặc xám bằng hạt đậu xanh, to dần rồi tập trung thành từng vùng rộng lớn.

- Khi chụp X quang thấy bệnh lan từ trước ra sau, theo một quy định nhất định: Bệnh tích đối xứng giữa hai bên lá phổi, ranh giới rõ giữa các vùng viêm hoặc không viêm.

- Khi mổ khám thấy: Chỗ phổi viêm cứng lại, màu xám nhạt hay đỏ như màu mận chín, bên trong có chứa chất keo nên gọi là viêm phổi kính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi bị viêm nặng phổi cứng, đặc lại như bị gan hóa lúc này khi cắt phổi chỉ còn một ít dịch trắng xám lẫn bọt. Phổi bị nhục hóa, đục màu tro, chắc khi biểu hiện gan hóa, lúc này cắt miếng phổi thả xuống nước thấy phổi chìm.

Khi có sự hội nhiễm các vi khuẩn khác, bệnh tích sẽ có đặc điểm riêng - Về vi thể: Khi bị nhục hóa, thấy phế quản có nhiều bạch cầu đơn nhân trung tính. Nếu viêm màng phổi thì màng phổi dày nên.

- Hạch lâm ba sưng to gấp 2-5 lần, chứa nhiều nước màu tro, tụ máu. - Khi ghép với tụ huyết trùng thì phổi bị tụ máu, có nhiều vùng gan hóa phía sau phổi, hoại tử bã đậu.

- Khi ghép với Streptcoccus thì phổi có mủ.

- Nếu ghép với Bactericou thì cuống phổi viêm có mủ, mủ từng cục hôi và tanh, màu tro. (Trương Văn Dung và cộng sự, 2002) [4].

Một phần của tài liệu Đánh giá tỷ lệ mắc bệnh suyễn (Mycoplasma) đàn lợn thịt và biện pháp phòng trị tại trại lợn Charoen Pokphand (CP) thuộc xã Minh Lập Huyện Đồng Hỷ-Tỉnh Thái Nguyên. (Trang 26)