Nghiên cứu hiệu ứng tạo phức

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tạo phức của Zn(II) với eriocrom đen t bằng phương pháp trắc quang (Trang 34)

Trong phần tổng quan và một số tài liệu khác đã đề cập đến vấn đề Eriocrom đen T có khả năng tạo phức với nhiều ion kim loại ở pH = 10 thường được dùng trong phương pháp chuẩn độ thể tích. Do đó, để nghiên

cứu hiệu ứng tạo phức của Zn2+ với EBT, tôi lựa chọn pH = 10, pH = 9,5.

Chuẩn bị dung dịch:

Hút 1ml Zn(II) 10-3M cho vào cốc 20 ml EBT 10-3M, 2,5 ml KCl 1M,

thêm nước để ngập bầu điện cực của máy pH met, dùng dung dịch HCl hoặc NaOH để chỉnh pH = 10, chuyển vào bình định mức 25 ml, tráng điện cực và cốc bằng dung dịch có pH = 10. Định mức tới vạch lắc đều.

Dung dịch so sánh được chuẩn bị như trên nhưng không có Zn2+. Tiến

hành đo phổ hấp thụ điện từ của các dung dịch trên máy đo UV-VIS 2450, tôi thu được kết quả:

35

Đường 1: Phổ hấp thụ của EBT so với nước Đường 2: Phổ hấp thụ của phức EBT so với nước Đường 3: Phổ hấp thụ của phức EBT so với EBT

Từ hình 3.1 ta thấy sự chuyển dịch bước sóng của cực đại hấp thụ: ∆λ = 624-556 = 68 nm.

Ở λtư = 556 nm thì ∆Amax = 0,449 của phức so với phông là thuốc thử

EBT.

Như vậy có thể kết luận sơ bộ rằng có sự tạo phức của EBT với Zn(II) pH = 9,5. Bước sóng tại đó có sự tạo phức lớn nhất là 556 nm.

Nhưng do điều kiện thực nghiệm, tôi chủ yếu tiến hành đo mật độ quang trên máy UV-VIS 2450, ứng với máy này thì bước sóng tại đó sự hấp thụ cực đại của phức là 556 nm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tạo phức của Zn(II) với eriocrom đen t bằng phương pháp trắc quang (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)