Nội dung đánh giá

Một phần của tài liệu Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 10 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn hoá học (Trang 33)

6. Phương pháp nghiên cứu

1.2.3.2.Nội dung đánh giá

Bám sát nội dung chương trình và chuẩn KT, KN Hoá học lớp 10.

Ví dụ: nội dung đánh giá phần phi kim lớp 10 (nhóm halogen và nhóm oxi)

gồm:

- Đánh giá kiến thức về lí thuyết bao gồm: Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử, tính chất vật lý, tính chất hoá học, trạng thái tự nhiên, ứng dụng, phương pháp điều chế trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp của các nguyên tố nhóm halogen, nhóm oxi cũng như tính chất của các hợp chất của chúng.

Ví dụ: Kết luận nào sau đây sai:

A. Khí SO2 làm mất màu dung dịch nước Br2. B. Khí H2S tạo kết tủa đen với dung dịch CuCl2. C. Khí O2 có tính oxi hoá mạnh hơn khí O3. D. Khí NH3 tạo khói trắng được với khí HCl.

- Đánh giá kĩ năng cơ bản: Kĩ năng học tập tích cực môn hoá học, kĩ năng thực hành hoá học, kĩ năng vận dụng (kĩ năng giải một số loại bài tập hoá học cơ bản và bài tập hoá học tổng hợp).

Ví dụ: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường thu khí oxi bằng cách A. đẩy không khí B. đẩy nước.

C. chưng cất D. chiết.

- Đánh giá mức độ biết, hiểu, vận dụng kiến thức kĩ năng hoá học với một tỉ lệ thích hợp theo hướng tăng cường đánh giá khả năng vận dụng trong học tập hoá học và cuộc sống.

Phạm Thị Thuỳ Dương - K31A - Khoa Hoá

34 + Mức độ biết: HS nhớ được định nghĩa, tính chất, hiện tượng hoá học, công thức, khái niệm hoá học… đã học, trả lời câu hỏi thế nào? là gì?...

Những câu hỏi ở mức độ biết chỉ yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã biết ở SGK. Tỉ lệ thích hợp trong đề kiểm tra học kì thường chiếm 20% - 30%.

Ví dụ: Nguyên tắc chung để điều chế clo trong phòng thí nghiệm là A. Nhiệt phân hợp chất giàu clo.

B. Dùng F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch muối. C. Dùng chất oxi hoá mạnh để oxi hoá ion Cl-

trong axit HCl. D. Điện phân muối clorua.

+ Mức độ hiểu: HS cần nêu và giải thích được các khái niệm, tính chất, hiện tượng hoá học, công thức…trả lời câu hỏi tại sao? vì sao? như thế nào?... Tỉ lệ câu hỏi trong đề kiểm tra thường chiếm khoảng 40% - 50%.

Ví dụ: FeCl2 làm mất màu dung dịch nước Br2. Sản phẩm của phản ứng đó là

A. FeCl3 + FeBr2. B. FeBr2 + Cl2. C. FeBr3 + Cl2. D. FeCl3 + FeBr3.

+ Mức độ vận dụng: HS cần áp dụng kiến thức, kĩ năng hoá học trong các trường hợp tương tự, giải thích hiện tượng thực tế, áp dụng một cách sáng tạo trong những điều kiện đã thay đổi...trả lời câu hỏi tại sao? như thế nào? vì sao? bằng cách nào?

Tỉ lệ thích hợp trong đề kiểm tra học kì thường khoảng 30% - 40%.

Ví dụ: Khi mở vòi nước máy, nếu chú ý một chút ta sẽ thấy có mùi xốc của khí clo. Người ta sử dụng khí clo để diệt khuẩn nước vì

Phạm Thị Thuỳ Dương - K31A - Khoa Hoá

35 A. clo độc nên có tính sát trùng.

B. clo có tính oxi hoá mạnh.

C. clo tác dụng với nước sinh ra HClO có tính oxi hoá mạnh. D. clo tác dụng với nhiều hợp chất có trong nước.

- Đánh giá khả năng lập kế hoạch, giải quyết vấn đề trong học tập hoá học và thực tiễn đời sống được mô phỏng trong các bài tập hoá học lí thuyết và thực nghiệm. Hiện nay nên khuyến khích tăng cường loại câu hỏi và bài tập theo hướng này.

Ví dụ: Trong thành phần khí thải của các nhà máy có các khí độc gây ô nhiễm môi trường như: SO2, Cl2, NO2…Để loại bỏ các khí trên nhà máy đã dùng A. dung dịch H2SO4 đặc. B. dung dịch KMnO4. C. dung dịch Ca(OH)2. D. P2O5. 1.2.3.3. Hình thức đánh giá Bảo đảm đa dạng các hình thức KT - ĐG:

- Kết hợp tự luận và TNKQ theo hướng tăng cường sử dụng TNKQ trong bài kiểm tra hoá học. Thông thường, tỉ lệ câu hỏi TNKQ trong bài kiểm tra 45 phút chiếm từ 30% - 40% về thời lượng và điểm số. Ngoài ra cũng có đề 100% TNKQ

- Kết hợp cả đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.

Phạm Thị Thuỳ Dương - K31A - Khoa Hoá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

36 kiểm tra miệng, kiểm tra 10, 15 phút, kiểm tra 45 phút với kiểm tra cuối học kì và cuối năm.

Chương 2: Thiết kế đề kiểm tra 2.1. Quy trình thiết kế đề kiểm tra

Bước 1. Xác định mục đích bài kiểm tra, đánh giá dựa theo chuẩn kiến thức và kỹ năng thực hiện trong chương trình và SGK Hóa học.

Bước 2. Xác định các nội dung hoá học cơ bản cần kiểm tra và mức độ nội dung theo ma trận đề.

Phạm Thị Thuỳ Dương - K31A - Khoa Hoá

37 Ma trận đề là 1 bản gồm 3 cột chính và các hàng (số lượng hàng tùy theo số tiêu chí nội dung). Mỗi hàng cho biết nội dung cơ bản cần kiểm tra. Các cột cho biết mức độ biết, hiểu, vận dụng và loại câu hỏi TNKQ hay tự luận. Cột cuối cùng và hàng cuối cùng cho biết thông tin tổng hợp về đề kiểm tra.

Bảo đảm cân đối số câu hỏi, mức độ và điểm số cho mỗi nội dung theo mỗi hàng phù hợp với tỉ lệ phân phối thời gian tương ứng mà học sinh đã học. Đảm bảo mức độ nội dung theo cột sao cho: Mức độ biết từ 20 - 30%, mức độ hiểu từ 40 – 50%, mức độ vận dụng ( bao gồm cả mức độ vận dụng cao và thấp ) khoảng 30 – 40%.

Tỉ lệ TNKQ và TL khoảng 3:7 hoặc 4:6, thường thì nên theo tỉ lệ 4:6 về thời lượng và điểm số. Tuy nhiên hiện nay đề thi tốt nghiệp THPT và đề thi tuyển sinh Đại học môn Hóa Học 100% TNKQ nên có thêm đề 100% TNKQ để học sinh luyện tập.

Thí dụ: Ma trận đề kiểm tra 1 tiết chương 5- SGK Hoá học 10 - nâng cao. Mức độ/ nội dung Biết Hiểu Vận dụng Tổng TNKQ TL TNKQ TL TNK Q TL Khái quát về nhóm halogen 1(0,5) 1(1) 1(0,5) 3(2) Clo và hợp chất của clo 1(0,5) 1(1) 2(1) 2(1,5) 1(0,5) 3(2) 7(6,5) Flo, brom, iot 1(0,5đ) 2(0,5) 1(0,5) 3(1,5) Tổng 3(1,5) 1(2) 3(1,5) 1(2) 2(1) 1(2) 11(10)

Nếu đề chỉ gồm các câu TNKQ thì bỏ cột tự TL cho phù hợp.

Bước 3. Thiết kế câu hỏi theo ma trận.

Dựa vào ma trận, xác định cấu trúc khung đề kiểm tra Đề kiểm tra …. Môn : Hóa học

Phạm Thị Thuỳ Dương - K31A - Khoa Hoá

38 Thời gian làm bài :

Phần 1. Trắc nghiệm khách quan ( 4 điểm ) Câu 1 ( điểm ) ……… Câu 8 ( điểm ) ……… Phần 2. Tự luận ( 6 điểm ) Câu 9 ( ….. điểm ) ……… Câu 11 ( ….. điểm ) ……….

Nội dung câu TNKQ nên chủ yếu loại có 4 lựa chọn, trong đó chỉ có 1 phương án chọn đúng.

Nội dung câu hỏi cần rõ ràng, chính xác và nằm trong nội dung đẫ học. Có thể lựa chọn các câu hỏi đã có trong SGK, sách bài tập Hóa học và các tài liệu tham khảo nhưng cần có biến đổi cho phù hợp với yêu cầu, mức độ nội dung. Câu hỏi và bài tập kiểm tra có nội dung gắn với hiện tượng thí nghiệm hóa học, nhận biết các chất, điều chế các chất, nội dung vận dụng, loại bài tập hóa học cơ bản, tổng hợp và gắn với thực tiễn.

Giữa bước 2 và bước 3 cũng nên thực hiện linh hoạt, có những chỉnh sửa và hoàn thiện.

Ngoài ra có thể thiết câu hỏi kiểm tra 15 phút và 45 phút đều là các câu TNKQ theo ma trận đề cũng chỉ gồm các câu TNKQ.

Đề 15 phút nên gồm 10 câu, đề 45 phút có thể gồm 20 – 30 câu có mức độ khác nhau.

Phạm Thị Thuỳ Dương - K31A - Khoa Hoá

39

Bước 4. Thiết kế đáp án và biểu điểm.

Khung đáp án cần theo khung của đề và đảm bảo số điểm cho mỗi câu quy định trong đề kiểm tra Hóa học.

Nội dung đáp án cần thể hiện rõ, ngắn gọn, cách làm và kết quả chính xác, số điểm kèm theo.

Điểm số cho mỗi câu, mỗi ý nên là bội số của 0,25 để tiện việc chấm điểm.

Thường thì đáp án và biểu điểm cũng tiến hành đồng thời với việc thiết kế câu hỏi.

Sau khi thiết kế đề, đáp án và biểu điểm cần xem xét lại bằng cách so sánh với ma trận đã được thiết lập để hoàn thiện, điều chỉnh cho phù hợp thống nhất giữa đề và ma trận.

2.2. Một số đề cụ thể (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương: Nhóm Halogen

Đề kiểm tra ngắn

Bài 1: Khái quát về nhóm halogen

Mục tiêu

1. Kiến thức

Biết: Vị trí, cấu hình electron và cấu tạo nguyên tử nguyên tố halogen. Tính chất hoá học, vật lý của nguyên tố nhóm halogen.

Hiểu: Vì sao tính chất hoá học của halogen biến đổi có tính quy luật. Số oxi hoá có thể có của các halogen.

2. Kĩ năng: Viết cấu hình electron lớp ngoài cùng, dự đoán tính chất hoá

học của các halogen.

Phạm Thị Thuỳ Dương - K31A - Khoa Hoá

40

Câu 1: Nguyên tử của các nguyên tố halogen đều có số electron lớp ngoài cùng là

A. 3e. B. 5e. C. 7e. D. 8e.

Câu 2: Trong các phản ứng hoá học, để chuyển thành anion X-, nguyên tử của các nguyên tố halogen đã

A. nhận thêm 1 electron. B. nhận thêm 2 electron. C. nhường đi 1 electron. D. nhường đi 7 electron.

Câu 3: Đặc điểm chung của các đơn chất halogen là

A. chất khí ở điều kiện thường. B. tác dụng mạnh với nước. C. chỉ thể hiện tính oxi hoá.

D. vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.

Đề 2

Câu 1: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất chung của các nguyên tố halogen?

A. Nguyên tử có khả năng thu thêm 1 electron.

B. Tác dụng với hiđro tạo thành hợp chất có liên kết cộng hoá trị có cực.

C. Có số oxi hoá -1 trong mọi trường hợp. D. Các halogen có độ âm điện lớn.

Câu 2:Trong nhóm halogen, khả năng oxi hoá của các đơn chất

A. giảm từ clo đến iot trừ flo. B. tăng từ flo đến iot.

C. giảm từ flo đến iot.

Phạm Thị Thuỳ Dương - K31A - Khoa Hoá

41

Câu 3: Hãy ghép tên halogen ở cột (I) phù hợp với trạng thái tồn tại của chúng (ở 200C) ở cột (II). Cột (I) Cột (II) 1. Flo 2. Clo 3. Brom 4. Iot A. Lỏng, màu nâu đỏ. B. Khí, màu vàng lục. C. Lỏng, màu lục nhạt. D. Rắn, màu đen tím. E. Khí, màu lục nhạt. 1-…..; 2-……; 3-……; 4-……. Bài 2: Clo Mục tiêu 1.Kiến thức:

Biết: Tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, ứng dụng và phương pháp điều chế clo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiểu: Số oxi hoá cũng như tính chất hoá học cơ bản của clo là tính oxi hoá mạnh.

2. Kĩ năng:

Dự đoán tính chất hoá học của clo.

Viết các phản ứng hoá học và giải các bài tập có liên quan.

Quan sát các thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm từ đó rút ra nhận xét về tính chất hoá học của clo.

Đề 3

Câu 1: Dãy các đơn chất đều có tính chất hoá học tương tự clo là A. N2, O2, F2. B. F2, Br2, I2.

C. S, O2, F2. D. Br2, O2, S.

Phạm Thị Thuỳ Dương - K31A - Khoa Hoá

42 A. clo có tính phi kim.

B. clo có tính kim loại mạnh.

C. clo có độ âm điện lớn nên dễ nhận thêm 1e để trở thành ion clorua Cl-..

D. clo dễ nhường đi 1e để trở thành ion clorua Cl- .

Câu 3: Để điều chế đủ khí clo tác dụng với 5,6 gam sắt tạo FeCl3 thì khối lượng KMnO4 và thể tích dung dịch axit HCl cần dùng lần lượt là

A. 9,48 gam; 0,48 lít. C. 4,74 gam; 2,4 lít. B. 94,8 gam; 4,8 lít. D. 47,4 gam; 0,24 lít.

Đề 4

Câu 1: Phản ứng của clo với hiđro xảy ra nhanh ở điều kiện nào? A. Nhiệt độ thấp dưới 00

C.

B. Nhiệt độ thường(250C), trong bóng tối. C. Trong bóng tối.

D. Có ánh sáng.

Câu 2: Tỉ lệ số mol trong các phương trình hoá học của các phản ứng oxi hoá- khử theo các sơ đồ sau lần lượt là

a. KMnO4 + HCl  KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O A. 2, 16, 2, 2, 5, 8. C. 1, 2, 1, 1, 2, 4. . B. 1, 5, 1, 1, 1, 4. D. 1, 6, 2, 1, 1, 4. b. PbO2 + HCl  PbCl2 + Cl2 + H2O. A. 1, 2, 1, 1, 2. C. 1, 4, 3, 3, 2. B. 1, 4, 1, 1, 2. D. 1, 6, 2, 1, 2.

Câu 3: Để điều chế được lượng khí clo nhiều nhất, người ta dùng chất nào trong các chất oxi hoá sau: KMnO4, MnO2, K2Cr2O7, dung dịch HCl? Giả thiết rằng các chất phản ứng có khối lượng bằng nhau.

Phạm Thị Thuỳ Dương - K31A - Khoa Hoá

43

Đề 5

Câu 1: Trong phản ứng với dung dịch kiềm, clo thể hiện

A. tính oxi hoá. C. cả tính oxi hoá và tính khử. B. tính khử. D. tính axit.

Câu 2: Trong phòng thí nghiệm, clo được điều chế bằng cách A. điện phân dung dịch HCl.

B. điện phân dung dịch NaCl ( có màng ngăn). C. cho MnO2 tác dụng với HCl đặc và đun nóng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

D. cho KMnO4 tác dụng với HCl đặc ở điều kiện thường.

Câu 3: Khi clo hoá 3 gam hỗn hợp bột Cu và Fe cần 1,4 lít khí Cl2 (ở đktc). Thành phần phần trăm về khối lượng của Cu trong hỗn hợp đầu là

A. 46,6%. B. 53,3%. C. 55,6%. D. 44,5%.

Bài 3: Hiđro clorua – Axit clohiđric

Mục tiêu

1.Kiến thức

Biết: Tính chất vật lý của hiđroclorua, phương pháp điều chế axit clohiđic.

Hiểu: Cấu tạo phân tử của HCl và tính chất hoá học của axit HCl: tính axit mạnh và tính khử của HCl( khí và trong dung dịch).

2. Kĩ năng:

Dự đoán tính chất hoá học của HCl

Viết các phương trình phản ứng và giải các bài tập có liên quan

Quan sát các thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm từ đó rút ra nhận xét về tính chất hoá học của hiđro clorua- axit HCl.

Phạm Thị Thuỳ Dương - K31A - Khoa Hoá

44

Đề 6

Câu 1: Khí HCl có thể được điều chế bằng cách cho muối ăn( NaClrắn) tác dụng với chất nào sau đây?

A. NaOH. C. H2SO4 loãng. B. H2SO4 đặc. D. H2O.

Câu 2: Sự tan nhiều của khí HCl trong nước là do: A. Phân tử HCl phân cực mạnh. B. HCl có liên kết hiđro với nước.

C. Phân tử HCl có liên kết cộng hoá trị kém bền. D. HCl là chất rất háo nước.

Câu 3: Dung dịch HCl bão hoà ở 00C có nồng độ là 45,15% và khối lượng riêng là 1,22 g/cm3. Nồng độ mol của dung dịch là

A. 10 mol/l. B.12,5 mol/l. C.14 mol/l. D.15,1 mol/l.

Đề 7

Câu 1: Phương pháp để điều chế axit clohiđric từ khí hiđro clorua là: A. Oxi hoá khí này bằng MnO2.

B. Cho khí này hoà tan trong nước. C. Oxi hoá khí này bằng KMnO4.

D. Cho khí này tác dụng với dung dịch axit clohđric đặc.

Câu 2: Khi mở lọ đựng khí hiđroclorua ta thấy có khói trắng. Khói này là A. khí HCl.

B. hơi nước bị ngưng tụ do hơi HCl làm lạnh.

C. axit dạng sương mù do khí HCl hấp thụ hơi nước. D. HCl phân huỷ thành H2 và Cl2.

Phạm Thị Thuỳ Dương - K31A - Khoa Hoá

45 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 3: Kim loại nào sau đây đều tác dụng với dung dịch HCl và khí Cl2 cho sản phẩm là một muối duy nhất?

A. Fe B. Zn C. Cu D. Ag

Bài 4: Hợp chất có oxi của clo

Mục tiêu

1. Kiến thức

Biết: Công thức, tên gọi, tính chất chung của các hợp chất có oxi của clo Điều chế, ứng dụng của nước Gia – ven, muối clorat, clorua vôi.

Hiểu: Trong hợp chất có oxi của clo, clo có số oxi hóa dương.

Một phần của tài liệu Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 10 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn hoá học (Trang 33)