1. “...Nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại từ 1917 – 1945 và
tiếp diễn đến ngày nay là cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp rộng lớn, quyết liệt, phức tạp giữa một bên là các nước xã hội chủ nghĩa, các dân tộc bị áp bức, giai cấp công nhân và nhân dân các nước với một bên là chủ nghĩa phát xít và các thế lực phản động khác quân phiệt, chủ nghĩa phát xít và các thế lực phản động khác nhằm dành bốn mục tiêu lớn: hoà bình, độc lập, dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Mặt khác, cũng là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các cường quốc lớn nhằm tranh giành, phân chia phạm vi thế lực và thiết lập một trất tự thế giới có lợi cho mình như sự thiết lập và sụp đổ
của “Hệ thống Vecxai – Oasinhtơn” sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (từ 1918 đến 1945) và “Trật tự thế giới hai cực Ianta” sau Chiến tranh thế giới
thứ hai (từ 1945 đến nay)...”
(Theo SGK Lịch sử 11, Nxb Giáo dục, 1999).
2. Tia lửa điện là quá trình phóng điện tự lực trong chất khí đặt giữa hai điện cực khi điện trường đủ mạnh để biến phân tử khí trung hoà thành ion dương và êletron tự do.
(Theo SGK Vật lí 11, Nxb Giáo dục, 2007)
3. Phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ tia sáng tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
4.“... Chủ nghĩa hiện thực phê phán có khi được dùng không phải một
phương pháp sáng tác mà là nghĩa kiểu sáng tác tài liệu như đã nói ở trước. Chủ nghĩa hiện thực hiểu theo nghĩa phương pháp sáng tác thật ra cũng có nhiều dạng. Đó là chủ nghĩa hiện thực thời Phục Hưng, chủ nghĩa hiện thực thời Khai sáng, chủ nghĩa hiện thực trong thời phong kiến mạt kì ở Phương Đông. Nhưng chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX ở Châu Âu đạt đến đỉnh cao nhất, cho nên người ta gọi chủ nghĩa hiện thực cổ điển, và vì cảm hứng chủ đạo của nó là phê phán cho nên theo ý kiến M.Gorki, người ta thường gọi là chủ nghĩa hiện thực phê phán. Cũng như chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tự nhiện... chủ nghĩa hiện thực phê phán có nghĩa là một trào lưu văn học, đối tượng của bộ môn lịch sử văn học. Nhưng ở đây chúng ta chỉ trình bày nó như một phương pháp sáng tác, tức là những nguyên tắc phản ánh có tính chất tư tưởng – nghệ thuật của chính trào lực văn học ấy...”
( Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, 1985)
5.“...Càng ngày mọi người càng ăn ở ngoài nhiều hơn, bất kể là ăn nhanh hay ăn tiệm. Không cần vào bếp, chỉ cần với một cú điện thoại, bạn có thể đặt lên mâm những thứ mình cần. Khi đó, chuẩn bị một bữa ăn ở nhà không đồng nghĩa với việc cặm cụi nấu nướng. Siêu thị và các cửa hàng thực phẩm luôn đầy ắp những quầy bán thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đông lạnh với mùi vị thơm ngon.
Thế giới ngày càng thu hẹp khoảng cách, cho phép bạn lựa chọn nhiều loại thực phẩm từ khắp mọi nơi. Ngày càng có nhiều công thức chế biến mới, đa dạng, giúp bạn lựa chọn những món ngon nhất...”
(Theo Trà My, Chuyện ăn uống hôm nay, ngày mai, báo Tiếp thị và gia đình, số 18, ngày 15/05/2007)
6. “... Thể loại tiểu thuyết chương hồi được giới thiệu với học sinh qua việc tìm hiểu Tam Quốc diễn nghĩa của văn học Trung Quốc (trích đoạn Hồi trống cổ thành, Tào Tháo uống rượu luận anh hùng). Học sinh nhận thức khuynh hướng tư tưởng “Tôn Lưu biếm Tào” chi phối cách khắc học nhân vật, cách sử dụng chi tiết, cách miêu tả kể chuyện... bước đầu nắm được những đặc điểm của tiểu thuyết chương hồi cổ điển của Trung Quốc...”
(Theo TS Nguyễn Thuý Hồng, Yêu cầu dạy học phần văn trong chương trình Ngữ văn 10, báo Thế giới trong ta).