Đối thoại với quan niệm, tư tưởng dân gian

Một phần của tài liệu Đối thoại trong truyền kì mạn lục của nguyễn dữ (Trang 33)

7. Bố cục của khoá luận

2.1.2. Đối thoại với quan niệm, tư tưởng dân gian

Sáng tác của Nguyễn Dữ gắn liền với thời đại mà ông sinh sống - thế kỉ XVI. Đó là một thời đại có nhiều biến động dữ dội cả về chính trị xã hội, về tư tưởng, văn hoá,… Nhà nghiên cứu Nguyễn Đỗ Cung trong Tạp chí văn học, số

2/ 1987 nhận xét: “Đó là một giai đoạn gian khổ đầy chiến tranh và vật lộn giữa các họ cầm quyền, giai đoạn phong kiến rối loạn mà các nhà Khổng học không ngừng nhắc đến một cách ngậm ngùii, chua cay nhưng lại là lúc mở ra những khả năng làm cho nhân dân ít bị ức hiếp hơn, ít bị chà đạp dã man hơn, mà thậm chí còn được tôn trọng hơn chút ít”.

Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến, sự vươn lên mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân là điều kiện quan trọng để sáng tác nghệ thuật chuyển sang một khuynh hướng phản ánh mới. Những quyền uy của thần quyền và pháp quyền không còn đủ sức trói buộc sự sáng tạo của người nghệ sĩ. Những hình ảnh yêu đương và ái ân dưới con mắt của nhà Nho bị xem là dung tục, tầm thường, suồng sã,… thì trong “Truyền kì mạn lục” lại tỏ ra gần gũi với những cảnh trai gái tự tình, vuốt ve, thiếu nữ khoả thân,… Bởi thế, tác phẩm được coi là bước đột phá ngoạn mục, sự mở đầu đích thực cho phong cách nghệ thuật đi sâu phản ánh cái bình thường thông tục, phản ánh con người trần thế với tính hiện thực sâu sắc.

Lịch sử dân tộc đã phải trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc với âm mưu đồng hoá của phong kiến phương Bắc. Chúng âm mưu cai trị đất nước ta không chỉ về chính trị, quân sự mà còn cả về tư tưởng, văn hoá, phong tục,… Bởi thế, hệ thống những giáo lí, quan niệm chính thống của Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo bản địa cũng như từ bên ngoài vào đã ăn sâu trong tiềm thức, trong lối sống, văn hoá sinh hoạt của người Việt Nam. Cho nên, chúng ta đôi khi vẫn còn thấy sự tương đồng trong quan niệm của dân gian và các giáo lí, tư tưởng chính thống.

Trong dân gian, hình ảnh người quân tử được nhìn nhận chịu ảnh hưởng nhiều của tư tưởng Nho giáo. Người quân tử phải là trụ cột trong gia đình và đảm nhiệm việc lãnh đạo, điều hành xã hội. Song trong “Truyền kì mạn lục”,

hình ảnh của những người quân tử hiện lên là những “con người trần thế” chứ không phải là “con người đấng bậc” nữa. Là Hà Nhân vì mê gái đẹp mà dối mẹ

lừa cha, bỏ bê học hành. Là Phạm Tử Hư vì trốn việc đời mà lẩn tránh đời, từ quan treo ấn vui thú nơi non cao, rừng biếc. Đáng chú ý hơn đó là hình ảnh của

những nam sư. Các ngài đã trở về với “con người trần tục”, cũng bị dao động trước “rượu ngon, gái đẹp, thịt tươi béo giòn”. Sư bác Vô Kỷ đã nhanh chóng

phải lòng Đào Thị và rơi vào bể dục vô luân, phá vỡ nguyên tắc cơ bản của Phật giáo… Nguyễn Dữ khi xây dựng những hình tượng như vậy không phải là không có hư cấu nhưng cũng trên cơ sở thực tế xã hội lúc bấy giờ. Từ đó, càng thêm chất chứa nỗi niềm tâm sự và sự đối thoại với cuộc đời của một nhà nho

“ưu thời mẫn thế”.

Ngoài việc phản ánh thực tế cuộc sống sinh hoạt của những “quân tử”

trong dân gian khác hẳn hoàn toàn với quan niệm, tư tưởng chính thống, Nguyễn Dữ còn có cái nhìn mới mẻ và đầy rộng lượng đối với người phụ nữ.

Quan niệm của dân gian cho rằng “nam nữ thụ thụ bất thân”, hôn nhân do cha mẹ định đoạt “cha mẹ đặt đâu con cái ngồi đó”. Đọc “Truyền kì mạn lục”,

người đọc còn bắt gặp sự “phá cách táo bạo” của không ít “nam tài nữ mĩ”

trong hôn nhân và tình yêu. Hai nàng Đào Nương và Nhu Nương là phận gái,

thay vì để cho chàng Hà Nhân tán tỉnh, ghẹo trêu thì hai nàng đó chủ động “tấn công”. Hà Nhân bị mê muội cả lí trí và hành động, chìm đắm trong bể tình mà

quên đi bổn phận nam nhi. Là Đào Thị không từ chốn Phật pháp sẵn sàng yêu,

sẵn sàng “đưa” sư bác Vô Kỷ đi trái con đường Thiền. Đó còn là nàng tiên

Giáng Hương không chần chừ, e ngại trước tình yêu của mình với một con người trần tục như Từ Thức. Nàng không sợ bị phạt, bị quở mắng bởi luật lệ của thiên giới. Cuộc tình của hai người đã vượt qua không gian và thời gian của trần thế và tiên cảnh để đến với nhau nhưng đã sớm phải chia lìa. Từ Thức thấy hạnh phúc nhanh chóng mất đi, thay vào đó là nỗi trống trải, cô đơn đến vô bờ. Chàng đã từ biệt nàng về với cõi nhân gian khi hai vợ chồng hương lửa đương nồng. Giáng Hương hết sức buồn bã song nàng vẫn chấp nhận chia xa mãi mãi. Điều đó có nghĩa gì? Tác giả Nguyễn Dữ đã dựng lên bối cảnh hết sức ý nghĩa như: Từ Thức chán ngán cuộc sống trần gian nhất là chốn quan trường; Từ Thức đi ngao du sơn thuỷ; Từ Thức lấy được vợ tiên ở chốn thiên đình… Để chứng minh con người muốn đi tìm hạnh phúc đích thực thật là khó khăn, ngay

cả “cõi trời” cũng chưa thấy. Thế mà, con người lại cứ ảo tưởng được lên trên

trời, được thành tiên là sung sướng, là hạnh phúc. Và người phụ nữ không chỉ ở cõi trần gian mới đau khổ vì cảnh chia li mà ngay cả tiên nữ - người có phép thuật, có quyền năng cũng không thể tránh, không thể tạo cho mình được hạnh phúc,… Qua đó, Nguyễn Dữ muốn gửi tới độc giả sự trăn trở của bản thân trước những số phận, những con người bất hạnh vì hoàn cảnh mà không thể giãi bày cùng ai. Đồng thời, là sự cảm thông chân thành, sâu sắc với những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

luận bàn văn chương, thế sự với đấng mày râu. Nhưng trong “Truyền kì mạn lục”, chúng ta bắt gặp sự tài hoa về văn chương thơ phú của nhiều cô gái, nhiều người phụ nữ như nàng Nhị Khanh (Chuyện cây gạo), hay nàng Nhu Nương và Hồng Nương (Chuyện kì ngộ ở Trại Tây), Đào Hàn Than (Chuyện nghiệp oan của Đào Thị), nàng Thuý Tiêu (Chuyện nàng Thuý Tiêu), đặc biệt là Ngô Chi Lan (Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa). Các nàng ấy đã chứng tỏ sự thông minh, nhanh nhạy trong việc nắm bắt tâm lí, tình cảm, hoàn cảnh để ứng đối, xuất khẩu thành thơ khiến cho những trang nam nhi phải say vì sắc, cảm mến vì tài. Chàng Hà Nhân phải ngạc nhiên vì tài thơ của hai nàng Nhu Nương và Hồng Nương, hai bên đã thơ đi thơ lại để bày tỏ tình cảm và lí tưởng. Nàng Thuý Tiêu giỏi thơ ca, nhạc hoạ, vừa là người vợ, vừa là bạn tâm giao của Dư Nhuận Chi. Nàng Nhị Khanh, Đào Thị, tuy hai người không giữ đúng phép tắc của chế độ phong kiến nhưng quả thật tài thơ của hai nàng đã vào bậc xuất chúng. Đáng chú ý, nàng Ngô Chi Lan không những giỏi ứng đối thơ văn, nàng còn được nhà vua mời vào cung là thầy dạy cho các cung phi.

Đặt ra vấn đề đối thoại với tư tưởng dân gian trong tác phẩm của mình, Nguyễn Dữ cũng nhắc đến vấn đề thần quyền. Hình ảnh của những vị thần được tưởng tượng ra trong văn học Lí - Trần cơ bản được xem như một bộ phận của hiện thực theo quan điểm của người đương thời là những lực lượng huyền bí phù trợ cho con người. Thần luôn được con người đặt trên vị trí cao, được tôn thờ một cách thiêng liêng, trang trọng thì nay đã bị hạ bệ, uy tín giảm đi rất nhiều. Thần Thuồng Luồng trong “Chuyện đối tụng ở Long Cung”, thần được nhân dân thờ phụng chỉn chu nhưng lại giở trò hại người. Thần đi cướp vợ của huyện lệnh họ Trịnh là Dương phu nhân, bắt về thuỷ cung khiến cho vợ chồng họ phải xa nhau. Hay như thần Thổ Địa ở miếu thổ địa trong “Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên”, tuy là thần mà lại chịu khuất phục trước một tên tướng bại trận để hắn ra sức hoành hành, tác quái với nhân dân. Không chỉ

Thần, ngay cả Phật, Bụt cũng hết sức xuống cấp về đạo đức và sự thiêng liêng. Trong “Chuyện cái chùa hoang ở Đông Triều”, người đọc nhận thấy sự khác xa hoàn toàn với tưởng tượng của dân gian về các đức Phật. Phật trở thành những tên ăn trộm gà vịt, cây trong vườn, cá trong ao,… nhũng nhiễu cuộc sống của nhân dân. Niềm tin vào đức Phật của dân gian đã được một hồi chuông cảnh tỉnh mạnh mẽ nhờ phát hiện và sự sáng tạo lí thú của Nguyễn Dữ. Trong cái nhìn của ông còn đâu những Thần, Phật đắc đạo, luôn luôn phù trợ, bảo vệ cuộc sống yên bình của nhân dân?

Song không phải vị thần nào, vị sư, Phật nào cũng đều xấu cả. “Truyền kì mạn lục” vẫn xuất hiện hình ảnh của những thần thiện, bảo hộ thực sự cho

nhân dân. Đó là, thần “Phán sự đền Tản Viên - Ngô Tử Soạn”, thần “tướng Dạ Xoa - Văn Dĩ Thành”. Nhưng bạn đọc cũng nhận thấy rằng lực lượng này quá

mỏng, quá ít so với lực lượng hung thần đang chế ngự và tồn tại trong thế giới thần linh mà con người thờ phụng.

Những phản ánh nghệ thuật của Nguyễn Dữ buộc chúng ta phải thừa nhận

sự thật về tính “tôn nghiêm” của thế giới thần linh, chí ít là “Nguyễn Dữ đã nghi ngờ và có thái độ phủ nhận vai trò của cả thần quyền và pháp quyền phong kiến trong hiện tại” [14, 250]. Qua tác phẩm, chúng ta cũng thấy tác giả

đã thể hiện sâu sắc những mâu thuẫn giữa thiện và ác, mà cái ác lại chủ yếu nằm trong các lực lượng thống trị. Thể hiện điều đó, Nguyễn Dữ với mong muốn bày tỏ mơ ước của quần chúng nhân dân về một xã hội công bằng, dân chủ. Ở đó, kẻ thống trị ác độc phải bị trừng trị, người lương thiện được bù đắp

xứng đáng. Nhưng bản thân cách nghĩ của ông đã có tính “ảo tưởng” trong chế

độ phong kiến. Mâu thuẫn này có lẽ phải rất nhiều năm sau mới có thể thực hiện được.

lung lay trong tư tưởng và nhận ra sự thiếu chặt chẽ trong lập luận của mình. “Truyền kì mạn lục” là một tác phẩm có yếu tố kì ảo chiếm vị trí quan trọng trong việc thể hiện nội dung cốt truyện. Yếu tố thực và yếu tố ảo đan quyện, hỗ trợ nhau cùng góp phần tạo ra sự thành công cho tác phẩm. Khi thể hiện các nhân vật đội lốt ma quỷ, yếu tố kì ảo có vai trò như xương sống giúp cốt truyện nói về đời sống, tâm tư, tình cảm của các nhân vật được thể hiện linh hoạt, sinh động. Ở tác phẩm này, chúng ta bắt gặp hình ảnh của các ma nữ rất nhiều. Đó là Nhu Nương và Hồng Nương trong “Chuyện kì ngộ ở Trại Tây”, là nàng Nhị Khanh trong “Chuyện cây gạo”, vong hồn cô gái họ Hồ trong “Chuyện yêu quái ở Xương Giang”. Họ đều là những hồn ma yêu nữ, Hồng Nương, Nhu Nương là hoá thân của hoa yêu cây quái; Nhị Khanh hoá thân thành yêu quái ở

cây gạo để chọc ghẹo, phá đám mọi người; cô gái họ Hồ thì đã hóa thành “đống xương trắng” nhưng lại biến phép thành cô gái có hoàn cảnh đáng thương để

lừa viên quan họ Hoàng. Nói chung, hành động của họ đều xuất phát từ những nhu cầu, những khát vọng được hạnh phúc, được thoả mãn cuộc đời lứa đôi vẹn tròn. Hồng Nương, Nhu Nương hết lòng yêu thương, chiều chuộng Hà Nhân khiến cho Hà Nhân lưu luyến chẳng lỡ rời xa, kể cả khi cha mẹ ở quê nhắn về

để tiến hành hôn sự. Nói như vậy thì những “hồn ma” đó có lỗi với cha mẹ Hà

Nhân hay không? Nếu có trách là phải trách anh chàng Hà Nhân đã quá mê sắc đẹp mà bê trễ việc học hành, mà dối gian với mẹ cha. Cuối truyện này có một lời bình ý phê phán Hà Nhân như sau:

“Chàng họ Hà lòng trẻ có nhiều vật dục, cho nên loài kia mới thừa cơ quyến rũ. Nếu không thì giống nguyệt quái hoa yêu mê hoặc làm sao được mà chẳng phải thu hình nấp bóng ở trước Lương công là một bậc chính nhân. Kẻ sĩ gánh cặp đến học ở Trường An, tưởng nên chăm chỉ về học nghiệp tuy không dám mong được đến chỗ vô dục nhưng giá gắng tiến được đến chỗ quả dục thì tốt lắm”.

Như thế, có phải Nguyễn Dữ bênh vực cho hai nàng không? Ở đây có lẽ không hẳn là sự bênh vực mà là một sự cảm thông. Sự cảm thông chân thành

với kiếp người phụ nữ mang trong mình “lốt” hoa yêu cây quái. Nàng Nhị

Khanh hay cô gái họ Hồ cũng không nằm ngoài sự phản ánh nhằm bày tỏ sự cảm thông của Nguyễn Dữ. Nhà văn không phủ nhận các hồn ma yêu nữ này đã tác oai tác quái, quấy nhiễu, lường gạt nhiều người. Nhưng tác giả vẫn có một cái nhìn thật trìu mến của con người giàu lũng nhân văn, nhân ái với những cô gái này. Họ uất đời, hận đời mà có những hành động như vậy để trả thù, để

quẫy đạp, nhằm “sống” một cuộc đời theo như ý muốn mà khi sống họ không

thể thực hiện. Nhị Khanh khi sống cũng đã trải qua cuộc sống gia đình hạnh phúc nhưng nàng sớm bất hạnh, phải nếm trải những đòn ghen của cảnh vợ lẽ con hầu vô cùng ấm ức. Nàng Hồ cũng phải ngậm oan mà chết bởi vậy nàng

muốn trở về cõi nhân gian hưởng cuộc sống của một “con người” khi nàng đã

là một hồn ma.

Nguyễn Dữ muốn nói điều gì? Ông muốn đặt lời chất vấn với xã hội phong

kiến: Tại sao lại quá hà khắc, quá bất công khiến cho con người “bình thường” phải mượn “thân xác” của những “hồn ma” để đi tìm hạnh phúc, đi tìm sự thoả

mãn về tình yêu và dục vọng.

“Truyền kì mạn lục” còn khắc hoạ hình ảnh của những đạo sĩ ra tay cứu giúp người dân tránh đi những tai ách do thần linh, Phật pháp, yêu quái gây ra. Đó là hình ảnh đạo nhân “Chuyện cây gạo”, đạo sĩ đã ra tay trừ đi hai hồn ma

của “Nhị Khanh và Trần Trung Ngộ” giúp cho nhân dân. Là đạo sĩ đồng thời là

thần y trong “Chuyện yêu quái ở Xương Giang” đã nhanh chóng phát hiện ra căn nguyên bệnh của viên quan họ Hoàng mà trừ được yêu quái, chữa lành bệnh. Cũng là ẩn sĩ trong “Chuyện cái chùa hoang ở Đông Triều”, ẩn sĩ đã tìm ra những Phật, những thần mang tiếng từ bi, nhận sự thờ phụng của nhân

mang, lo sợ không còn tin vào sự cứu khổ, cứu nạn của Thần, Phật nữa. Như

vậy, “không nên lấy cớ huyễn thuật mà cho là chuyện nhảm nhí, bảo rằng dị đoan mà dìm mất cái hay, ngô hầu mới hợp với cái ý nghĩa người quân tử trung hậu đối với người khác”. Điều đó nghĩa là gì? Nguyễn Dữ muốn khẳng định

trong dân gian có suy nghĩ rằng: đạo sĩ là xấu xa, là mê tín, thì chưa thật chính

xác. Đâu đó vẫn tồn tại những “đạo nhân” có đức, có lòng với nhân dân.

Đến đây, chúng ta liên tưởng đến “Liêu trai chí dị” của Bồ Tùng Linh, “Tiễn đăng tân thoại” của Cù Hựu, mà thấy được sự đồng điệu trong quan điểm phản ánh của những nhà văn Trung Quốc với Nguyễn Dữ. Các tác giả đã mượn hình thức kì ảo, huyễn hoặc của thế giới bên kia để nói về thế giới thực. Từ đó, tác giả muốn đặt một hồi chuông cảnh tỉnh cho một thế giới, một chế độ. Cần tìm ra sự công bằng cho con người không phân biệt sang - hèn, nam - nữ, người - ma,… Tất cả đều có quyền sống, quyền được tôn trọng, nhưng cái ác phải bị trừng trị đích đáng, nếu sống có đức thì không một ma quỷ, dục vọng

Một phần của tài liệu Đối thoại trong truyền kì mạn lục của nguyễn dữ (Trang 33)