Quỹ đầu tư doanh nghiệp hàng đầu việt nam

Một phần của tài liệu Quỹ đầu tư chứng khoán tại việt nam (Trang 29)

a. Quá trình hình thành

Quỹ đầu tư Doanh nghiệp Hàng đầu Việt Nam (Quỹ đầu tư VF4) được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng theo giấy phép số 04/UBCK-GCN ngày 18/12/2007 và Tổng vốn huy động được từ công chúng là 806.460.000.000 đồng tương ứng với số lượng Đơn Vị Quỹ là 80.646.000 đơn vị. Ngày 28/02/2008, Quỹ đầu tư Doanh nghiệp Hàng đầu Việt Nam được cấp giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ số 11/UBCK-GCN với thời hạn hoạt động 10 năm, thuộc loại hình quỹ đóng.

Vào ngày 03/06/2008, Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM đã cấp Quyết định niêm yết số 58/QĐ-SGDHCM cho phép Quỹ đầu tư Doanh nghiệp Hàng đầu Việt Nam niêm yết chứng chỉ quỹ trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh với nội dung:

• Mệnh giá chứng chỉ quỹ: 10.000 đồng

• Số lượng chứng chỉ quỹ: 80.646.000 chứng chỉ quỹ • Vốn điều lệ của Quỹ: 806.460.000.000 VNĐ

b. Cơ cấu tổ chức

Công ty Quản lý quỹ: CTCP Quản lý Quỹ đầu tư Việt Nam (VFM)

Ngân hàng giám sát: Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC – CN. Tp. HCM

c. Mục tiêu và chính sách đầu tư:

Mục tiêu đầu tư của Quỹ:

Quỹ đầu tư VF4 ra đời với mục tiêu đầu tư vào các doanh nghiệp hàng đầu hoạt động trong các ngành cơ bản của nền kinh tế Việt Nam.

Chiến lược đầu tư:

Quỹ đầu tư VF4 chủ yếu đầu tư vào các doanh nghiệp hàng đầu hoạt động trong các ngành cơ bản, chủ đạo của nền kinh tế Việt Nam. Những doanh nghiệp này hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề bao gồm nhưng không giới hạn như: năng lượng, vật liệu - khai khoáng, tài chính, ngân hàng, viễn thông, cơ sở hạ tầng, bất động sản, hàng tiêu dùng và những doanh nghiệp này luôn nằm trong tốp 20 doanh nghiệp hàng đầu của ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp đó đang hoạt động và có vốn điều lệ tối thiểu là 150 tỷ đồng Việt Nam

Cơ cấu đầu tư:

Tùy theo tiến độ cổ phần hóa cũng như tiến trình niêm yết sau cổ phần hóa, cơ cấu đầu tư của Quỹ sẽ thay đổi. Với quyết định cổ phần hóa gắn liền với niêm yết của các doanh nghiệp thì tỷ trọng cổ phiếu giao dịch trên thị trường chứng khoán sẽ tăng dần, tỷ trọng cổ phiếu chưa niêm yết sẽ giảm dần.

Cơ cấu đầu tư của Quỹ đầu tư VF4 được phân bổ như sau:

• 70% tổng giá trị tài sản sẽ được đầu tư vào cổ phần của các công ty đại chúng chưa niêm yết, cổ phần của các tổ chức phát hành riêng lẻ, là các doanh nghiệp lớn của Nhà nước được cổ phần hóa, các tài sản tài chính khác. Việc đầu tư vào cổ phần của các tổ chức phát hành riêng lẻ và các tài sản tài chính khác sẽ không vượt quá 10% tổng giá trị tài sản của Quỹ.

• 25% sẽ được đầu tư vào những doanh nghiệp niêm yết và đang giao dịch trên thị trường chứng khoán,

• 5% sẽ được đầu tư dưới dạng tài sản và công cụ tiền tệ khác.

Lĩnh vực ngành nghề dự kiến đầu tư:

Chính sách phân bổ ngành nghề của Quỹ đầu tư VF4 được cân nhắc dựa trên quy mô vốn hóa của các doanh nghiệp cổ phần hóa, và trên những phân tích, dự báo ngành nghề của Công ty quản lý quỹ VFM về tiềm năng tăng trưởng, mức sinh lời... nhằm đảm bảo mục tiêu hoạt động của Quỹ đầu tư VF4.

Dưới đây là các nhóm ngành nghề đầu tư dự kiến của Quỹ đầu tư VF4. Cơ cấu ngành nghề này có thể thay đổi theo từng thời điểm nhằm nắm bắt cơ hội đầu tư cũng như theo tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Quỹ đầu tư chứng khoán tại việt nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w