Nội dung cơ bản của liên minh công-nông-trí thức trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiểu luận "Phân tích xu hướng biến đổi cơ cấu giai cấp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ". pdf (Trang 26 - 31)

- Sự biến đổi của CCXHGC mang tính đa dạng và thống nhất.

2.Nội dung cơ bản của liên minh công-nông-trí thức trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

2.1. Đặc điểm của giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức ở Việt Nam.

2.1.1.Đặc điểm giai cấp công nhân.

- Là một bộ phận của GCCN quốc tế GCCN Việt Nam có đầy đủ các đặc điểm của GCCN quốc tế (trình độ thấp).

- Trong điều kiện Việt Nam, GCCN VN còn có các đặc điểm riêng:

Ra đời trước GC tư sản dân tộc

Sớm giành được quyền lãnh đạo cách mạng

Có quan hệ mật thiết với nông dân ->liên minh công nông bền vững.

2.1.2 Xu hướng biến đổi của giai cấp công nhân việt nam hiện nay nhân việt nam hiện nay

Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo vì mục tiêu “dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; giai cấp công nhân Việt Nam đang có mặt trong tất cả các thành phần kinh tế, các ngành nghề, là lực lượng sản xuất cơ bản, nắm giữ những cơ sở vật chất quan trọng nhất, quyết định phương hướng phát triển của nền kinh tế quốc dân theo định hướng xã hội chủ nghĩa, là lực lượng nòng cốt trong khối liên minh công - nông - trí thức, nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc.

Giai cấp công nhân có một vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam là một yêu cầu khách quan, có ý nghĩa chiến lược, quyết định đến sự thành công trong công cuộc đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã và đang đặt ra những yêu cầu rất cao đối với giai cấp công nhân. Vì vậy, để không ngừng củng cố, xây dựng và phát triển đội ngũ giai cấp công nhân ở nước ta hiện nay ngày một lớn mạnh cả về số lượng, chất lượng, thực sự xứng đáng là giai cấp tiên tiến, tiên phong, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; cần phải có những nhận thức về giai cấp công nhân, phải nắm bắt và dự báo chính xác, sát với thực tế vì xu

hướng biến đổi giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, để phát hiện đúng những vấn đề đặt ra đối với công nhân và áp dụng những giải pháp tạo động lực phát triển giai cấp công nhân trong điều kiện và tình hình hiện nay.

Trong bối cảnh quốc tế và trong nước đang có những chuyển biến nhanh chóng và phức tạp; nhất là trước yêu cầu mới rất cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, dự báo đúng xu hướng biến đổi của giai cấp công nhân có ý nghĩa sống còn trong việc đặt ra những phương hướng, mục tiêu nhiệm vụ cụ thể đối với giai cấp công nhân.

2.2 Đặc điểm của giai cấp nông dân

- Khái niệm: Giai cấp nông dân là giai cấp của những người lao động sản xuất trong nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp), trực tiếp sử dụng một tư liệu sản xuất cơ bản và đặc thù, gắn với thiên nhiên là đất, rừng và biển để sản

xuất ra sản phẩm nông nghiệp.

+ Là giai cấp có bản chất 2 mặt: lao động và tư hữu.

- Đặc điểm + Không có hệ tư tưởng độc lập. + Không đại diện cho một phương thức sản xuất tiên tiến.

Là giai cấp có bản chất hai mặt: lao động và tư hữu. - Là người lao động (đây là mặt cơ bản) nông dân tán thành mục tiêu CNXH.

- Là người tư hữu (nhỏ) nôngdân tự phát đi lên chủ nghĩa tư bản.

Lênin: Sản xuất nhỏ hàng ngày, hàng giờ đẻ ra CNTB và giai cấp tư sản một cách tự phát và trên quy mô ngày càng rộng lớn.

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiểu luận "Phân tích xu hướng biến đổi cơ cấu giai cấp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ". pdf (Trang 26 - 31)