3. ý nghĩa
3.4.4. Gắn 2 hoạt động đó thành 1 tuor thắng cảnh sinh thái lịch sử văn
– văn hoá
Điều kiện để phát triển du lịch hồ Ba Bể thành một tour du lịch hấp dẫn du khách cần gắn hoạt động du lịch sinh thái với hoạt động du lịch thắng cảnh – lịch sử và văn hoá.
Nếu có thời gian, theo con đường du lịch sinh thái - du khách sẽ được sống trong những ngôi nhà sàn giữa rừng cây, trên núi cao. Thưởng thức rượu ngô, rượu gạo nấu bằng men lá, rượu ủ của người Tày, người Dao... tựa như rượu nếp cái của người Kinh cùng vị cá nướng, hay đặc sản tôm chua, cá chua, bánh trứng kiến, mật ong nuôi ở trong rừng….Và nếu có điều kiện, du khách sẽ được nghe câu Then, điệu Lượn của các chàng trai, cô gái người Tày, múa cầu mùa của người Dao, hay tiếng khèn dìu dặt bay xa của chàng trai người Mông vi vút trên triền núi dốc... được đắm mình cùng không gian cổ thụ của chốn non ngàn, tự mình trò truyện với cây sấu ngót ngàn năm tuổi mà suy ngẫm về chuyện trước sau. Tình đất, tình người quyện vào nhau tạo nên nét sinh thái - nhân văn đặc trưng cho đất và người Ba Bể. Bởi những sắc thái
riêng ấy, cộng với sự đa dạng sinh học và truyền thuyết lịch sử về sự hình thành bí hiểm của hồ.
Việc gắn các hoạt động trên đã tạo thành một tour du lịch hấp dẫn, thu hút được rất nhiều du khách đến tham quan, nghỉ mát, nghỉ dưỡng.
Ngoài ra thì các hoạt động này cũng đem lại cho đời sống đồng bào các dân tộc nơi đây tăng thêm nguồn thu nhập, ổn định về đời sống vì ngoài nguồn thu nhập chính là nghề cấy lúa nước nay lại có thêm các nghề phụ khác như: sản xuất đồ lưu niệm, hàng thổ cẩm…bán cho du khách. Với những gì có được từ công việc mới mà du lịch đem lại, đồng bào các dân tộc sẽ ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong đó có các giá trị đa dạng sinh học, môi trường… để du lịch phát triển, để cuộc sống của họ được đảm bảo và cải thiện hơn.
Bên cạnh những vấn đề trên thì công tác giáo dục, nâng cao thêm nhận thức cho người dân về tầm quan trọng của việc bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường trong Vườn Quốc gia cũng cần đề cập đến không chỉ đối với những nhà chức trách, lãnh đạo địa phương mà cần đến được với mọi công dân trong cộng đồng đặc biệt là đối với thế hệ trẻ.
KếT LUậN Và KIếN NGHị * Kết luận
+ Vườn Quốc gia Ba Bể - một di sản thiên nhiên của ASEAN với những phong cảnh kỳ thú và sự đa dạng sinh học, với các lễ hội cổ truyền mang đậm bản sắc dân tộc là một điểm du lịch văn hoá sinh thái lý tưởng. Cho nên việc gắn hoạt động du lịch văn hoá sinh thái, du lịch truyền thống, du lịch lễ hội với du lịch thắng cảnh sẽ thu hút du khách đến với Ba Bể một cách mạnh mẽ. Qua đó khơi dậy tinh thần bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị di sản văn hoá dân tộc trong đông đảo các tầng lớp nhân dân, góp phần xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển kinh tế du lịch.
+ Những vấn đề cần khắc phục nhằm phát triển kinh tế du lịch Ba Bể: - Tại khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể số lượng nhà nghỉ và nhà hàng phục vụ du khách tham quan còn ít.
- Một số nhà nghỉ là nhà sàn thuộc bản Pác Ngòi, xã Nam Mẫu không đảm bảo tiện nghi.
- Du khách đến đây mới chỉ biết đến vẻ đẹp hoang sơ của hồ là chính mà chưa đi sâu tìm hiểu bản sắc văn hoá của các đồng bào dân tộc khác nhau.
- Giao thông có nhiều hạn chế do địa hình hiểm trở lại bị chia cắt nhiều nên đường đến hồ còn khó khăn.
- Bên cạnh đó, lực lượng kiểm lâm của Vườn Quốc gia mới chỉ tập trung vào quản lý tài nguyên trên đất. Việc quản lý tài nguyên dưới nước chưa được bàn tính và triển khai thi hành một cách nghiêm túc, cẩn thận, kỹ lưỡng. Bởi vậy một số loài động vật quý hiếm đang trên đà tuyệt chủng
chưa được chú ý tới. Điển hình như loài cá Cóc (Paramesotriton
deloustali).
Mặc dù hồ Ba Bể được ví như “Viên ngọc xanh” giữa núi rừng Việt Bắc với tiềm năng phát triển thành một điểm du lịch với nhiều loại hình như du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm… rất rõ ràng, nhưng ngành du lịch chưa kết hợp được chặt chẽ mối tương quan giữa di sản vật thể và di sản phi vật thể. Vì thế các tour du lịch hồ Ba Bể rất đơn điệu, không gây được ấn tượng cho du khách.
* KIếN NGHị
- Xây dựng nhà nghỉ kiểu truyền thống đó là các nhà sàn với đầy đủ tiện nghi.
- Xây dựng các nhà hàng ẩm thực, giới thiệu các món ăn đặc sản của vùng hồ.
- Cần làm phong phú hơn các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục – thể thao.
- Duy trì các nét sinh hoạt văn hoá đặc sắc, truyền thống. - Bảo tồn, xây dựng làng văn hoá dân tộc (Tày, Mông, Dao).
- Kết hợp băng đĩa hình để đưa các chương trình quảng cáo du lịch về hồ. - Để tạo thuận lợi cho việc tham quan du lịch cần có sự phối hợp đầu tư của nhà nước, tỉnh, địa phương mở rộng các tuyến đường giao thông.
- Cần thực hiện lồng ghép song song các chương trình nâng cao đời sống và phát triển kinh tế cho người dân.
- Cải tạo vốn gen đồng thời bảo vệ các nguồn gen động, thực vật quý hiếm, đặc biệt là loài cá Cóc (Paramesotriton deloustali).
Tài liệu tham khảo
1. Báo cáo hội thảo khoa học Quốc gia Vườn Quốc gia Ba Bể – khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, 2005. Nxb Lao động.
2. Bản sắc và truyền thống văn hoá các dân tộc tỉnh Bắc Kạn, 2004.
Nxb Văn hoá dân tộc.
3. Bộ khoa học công nghệ và môi trường, 2000. Sách đỏ Việt Nam,
Nxb Khoa học và kỹ thuật.
4. Phan Nguyên Hồng, 2003. Hỏi đáp về môi trường và sinh thái, Nxb
Giáo dục.
5. Phạm Bình Quyền, Nguyễn Nghĩa Thìn, 2002. Đa dạng sinh học,
Nxb ĐHQG Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Kim Thái, Lê Thị Hiền Thảo, 2003. Sinh thái học và bảo vệ môi trường, Nxb Giáo dục.
7. Dương Hữu Thời, 2000.Cơ sở sinh thái học,Nxb ĐHQG Hà Nội.
8. Mai Đình Yên, 1978.các loài cá nước ngọt Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật.
Phụ lục
Hình 1:Bản đồ Huyện Ba Bể – Tỉnh Bắc Kạn
Hình 2:Hoàng hôn trên hồ Ba Bể
Hình 6:đảo bà goá
Hình 8:Thác Đầu đẳng