Kết quả nghiên cứu về chỉ số nhịp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu thể lực, sinh lý của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 18 54 trên địa bàn xã mỹ hương huyện lương tài tỉnh bắc ninh (Trang 44)

Hương trong độ tuổi 18 - 54

4.5.1. Kết quả nghiên cứu về chỉ số nhịp tim của phụ nữ xã Mỹ Hương trong độ tuổi 18 - 54

Bảng 4.11. Bảng kết quả nghiên cứu về chỉ số nhịp tim của phụ nữ xã Mỹ Hương trong độ tuổi 18 - 54

Đơn vị : nhịp/ phút

Kết quả nghiên cứu ở bảng 4.11 cho thấy: STT Tuổi n X  CV m 1 18 - 24 141 75.13 6.6 8.78 0.55 2 25 - 34 102 75.91 7.18 9.45 0.71 3 35 - 44 74 76.01 7.63 10.03 0.89 4 45 - 54 100 76.12 8.07 10.6 0.76 Trung bình 75.8 7.27 9.60 0.69

Chỉ số nhịp tim trung bình của phụ nữ xã Mỹ Hương là 75.8 ± 7.27 nhịp/phút.

Chỉ số nhịp tim của phụ nữ dao động ở các lứa tuổi khác nhau nhưng sự chênh lệch không nhiều.

Tuổi từ 18 - 24, nhịp tim trung bình là 75.13 nhịp/phút, từ 25 tuổi trở đi nhịp tim trung bình xấp xỉ 75 nhịp/phút, trong đó độ tuổi 45 - 54 thì chỉ số nhịp tim trung bình cao nhất là 76.12 nhịp/phút và có mức dao động rộng nhất là 8.02.

4.5.2. Kết quả so sánh chỉ số nhịp tim của phụ nữ xã Mỹ Hương trong dộ tuổi 18 - 54 với chỉ số nhịp tim của phụ nữ bình thường thập kỷ 90 Bảng 4.12. Bảng kết quả so sánh chỉ số nhịp tim của phụ nữ xã Mỹ Hương trong dộ tuổi 18 - 54 với chỉ số nhịp tim của phụ nữ bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ XX

Đơn vị: nhịp/phút

Nhìn trên bảng 4.12 ta thấy chỉ số nhịp tim của nhóm đối tượng nghiên cứu thấp hơn chỉ số nhịp tim của phụ nữ bình thường thập kỷ 90 nhưng sự chênh lệch nhỏ chỉ từ 0.12 đến 1.87.

Phạm vi dao động vẫn nằm trong giới hạn của những người bình thường.

Điều này cho thấy sức khoẻ “quả tim” của phụ nữ xã Mỹ Hương là tốt.

STT Tuổi X 1  1 X 2  2 Chênh lệch

1 18 - 24 75.13 6.6 77 7 1.87

2 25 - 34 75.91 7.18 77 6 1.09

3 35 - 44 76.01 7.63 77 7 0.99

76.12 75.13 75.91 76.01 76 77 77 77 74 74.5 75 75.5 76 76.5 77 77.5 18 - 24 25 - 34 35 - 44 45 - 54 tuổi n h ịp t im ( n h ịp /p h ú t) phụ nữ xã Mỹ Hương phụ nữ bình thường thập kỷ 90

Hình 4.8 Đồ thị so sánh chỉ số nhịp tim của phụ nữ xã Mỹ Hương trong

độ tuổi 18 - 54 với chỉ số nhịp tim của phụ nữ bình thường thập kỷ 90

Quan sát đồ thị cho thấy chỉ số nhịp tim trung bình của phụ nữ thập kỷ 90 từ 18 - 44 tuổi ổn định (77 nhịp/phút), còn phụ nữ xã Mỹ Hương ở độ tuổi này thì biến thiên nhiều hơn (75.13 đến 76.11 nhịp/phút).

4.6. Kết quả nghiên cứu về chỉ số HA của phụ nữ xã Mỹ Hương

Bảng 4.13. Bảng kết quả nghiên cứu chỉ số HA của phụ nữ ở tình trạng khác nhau theo sở y tế thành phố HCM

Đơn vị: mmHg

Đây có thể được xem là thước đo để đánh giá phụ nữ có huyết áp ở trạng thái nào. Qua nghiên cứu thống kê, tôi có kết quả như sau:

Trạng tháI HA HATT HATTr

Bình thường 120 80

Tiền cao 120 - 139 80 - 89

CHA giai đoạn I 140 - 149 90 - 100

4.6.1. Kết quả nghiên cứu về chỉ số HA của phụ nữ xã Mỹ Hương trong độ tuổi 18 - 54

Bảng 4.14. Bảng kết quả nghiên cứu về chỉ số HA của phụ nữ xã Mỹ Hương trong độ tuổi 18 - 54

Đơn vị: mmHg

STT Tuổi n HATT HATTr

XX  1 18 - 24 141 110.95 8.00 73.19 8.02 2 25 - 34 102 113.02 8.37 73.58 7.54 3 35 - 44 74 115.03 9.01 73.44 7.39 4 45 - 54 100 116.9 10.11 74.2 8.23 Trung bình 113.43 8.79 73.6 7.85

Chỉ số HATT trung bình của phụ nữ xã Mỹ Hương tuổi từ 18 - 54 là 113.37 mmHg.

Chỉ số HATTr trung bình của phụ nữ xã Mỹ Hương là 73.6 mmHg. Như vậy chỉ số huyết áp của phụ nữ xã Mỹ Hương nằm trong khoảng huyết áp của những người bình thường.

Tuy nhiên có 5% phụ nữ có huyết áp ở trạng thái tiền cao, 0.04% phụ nữ CHA giai đoạn 1.

Quan sát HATT và HATTr của phụ nữ xã Mỹ Hương tuổi từ 18 - 54 trên biểu đồ:

0 20 40 60 80 100 120 140 18 - 24 25 - 34 35 - 44 45 - 54 tuổi h u y ết á p ( m m H g )

huyết áp tâm thu

huyết áp tâm trương

Hình 4.9. Biểu đồ về chỉ số HA của phụ nữ xã Mỹ Hương trong độ tuổi từ 18 - 54

4.6.2. Kết quả so sánh chỉ số HATT của phụ nữ xã Mỹ Hương trong độ tuổi 18 - 54 với chỉ số HATT của phụ nữ bình thường thập kỷ 90

Bảng 4.15. Bảng kết quả so sánh chỉ số HATT của phụ nữ xã Mỹ Hương trong độ tuổi 18 - 54 với chỉ số HATT của phụ nữ bình thường thập kỷ 90

Đơn vị: mmHg STT Tuổi X 1  1 X 2  2 Chênh lệch 1 18 - 24 110.95 8.00 110 10 0.95 2 25 - 34 113.02 8.37 110 10 3.02 3 35 - 44 115.03 9.01 113 11 2.03 4 44 - 54 116.9 8.79 116 11 0.90

Qua bảng 4.15 ta thấy:

HATT của hai nhóm phụ nữ đều tăng theo lứa tuổi nhưng phụ nữ xã Mỹ Hương có chỉ số huyết áp trung bình cao hơn, và mức dao động nhỏ hơn so với huyết áp của phụ nữ Việt Nam bình thường thập kỷ 90.

Trị số chênh lệch dao động từ 0.89 đến 3.02 mmHg cho thấy HATT của phụ nữ xã Mỹ Hương thuộc loại bình thường.

Điều này được minh hoạ rõ hơn qua đồ thị hình 4.10.

110.95 113.02 115.03 116.9 113 116 110 110 106 108 110 112 114 116 118 18 - 24 25 - 34 35 - 44 45 - 54 tuổi H A T T ( m m H g ) phụ nữ xã Mỹ Hương phụ nữ bình thường thập kỷ 90 `

Hình 4.10. Đồ thị so sánh chỉ số HATT của phụ nữ xã Mỹ Hương trong độ tuổi 18 - 54 với chỉ số HATT của phụ nữ Việt Nam bình thường thập kỷ 90

Huyết áp tăng từ 18 đến 54 tuổi ở cả hai nhóm đối tượng phụ nữ là phù hợp với quy luật.

4.6.3. Kết quả so sánh chỉ số HATTr của phụ nữ xã Mỹ Hương trong độ tuổi 18 - 54 với chỉ số HATTr của phụ nữ bình thường thập kỷ 90

Bảng 4.16. Bảng kết quả so sánh chỉ số HATTr của phụ nữ xã Mỹ Hương trong độ tuổi 18 - 54 với chỉ số HATTr của phụ nữ bình thường thập kỷ 90

Đơn vị: mmHg

Qua bảng 4.16 ta thấy chỉ số HATTr của cả hai nhóm phụ nữ đều có xu hướng tăng theo độ tuổi.

HATTr của phụ nữ xã Mỹ Hương (73.19 đến 74.2 mmHg) cao hơn chỉ số HATTr trung bình của phụ nữ Việt Nam bình thường thập kỷ 90 (70 đến 74 mmHg).

Trị số chênh lệch dao động từ 0.2 đến 3.19 mmHg cho thấy HATTr của phụ nữ xã Mỹ Hương thuộc loại bình thường. Điều này được minh hoạ rõ hơn qua đồ thị hình 4.11. STT Tuổi X1  1 X 2  2 Chênh lệch 1 18 - 24 73.19 8.02 70 7 3.19 2 25 - 34 73.58 7.54 71 7 2.58 3 35 - 44 73.44 7.39 72 7 1.44 4 44 - 54 74.2 8.23 74 7 0.2

72 74.2 73.44 73.58 73.19 74 71 70 67 68 69 70 71 72 73 74 75 18 - 24 25 - 34 35 - 44 45 - 54 tuổi H A T T r phụ nữ xã Mỹ Hương phụ nữ bình thường thập kỷ 90

Hình 4.11 Đồ thị so sánh chỉ số HATTr của phụ nữ xã Mỹ Hương trong độ tuổi 18 - 54 với chỉ số HATTr của phụ nữ bình thường thập kỷ 90

Nhìn trên đồ thị ta thấy mức độ biến thiên của chỉ số HATTr ở phụ nữ xã Mỹ Hương nhỏ hơn mức độ biến thiên của chỉ số HATTr ở phụ nữ bình thường thập kỷ 90. Thể hiện, chỉ số HATTr của phụ nữ xã Mỹ Hương chỉ tăng từ 73.19 đến 74.2 mmHg, chỉ số HATTr của phụ nữ Việt Nam bình thường thập kỷ 90 tăng từ 70 đến 74 mmHg.

phần 5. kết luận và đề nghị 1. Kết luận

Qua nghiên cứu một số chỉ tiêu thể lực sinh lý của phụ nữ xã Mỹ Hương chúng tôi đã rút ra một số kết luận sau:

1.1. Chỉ số chiều cao đứng trung bình

* Chỉ số chiều cao đứng của phụ nữ xã Mỹ Hương trong độ tuổi 18 - 54 là 153.33 ± 5.85 cm và cao hơn chỉ số chiều cao đứng của phụ nữ bình thường thập kỷ 90.

* Chỉ số chiều cao tăng đến tuổi 24 và không tăng trong các tuổi tiếp theo.

1.2. Chỉ số trọng lượng trung bình

* Chỉ số trọng lượng của phụ nữ xã Mỹ Hương tuổi từ 18 - 54 là 45.69 ± 5.11 kg và cao hơn chỉ số trọng lượng của phụ nữ bình thường thập kỷ 90.

* Trị số chênh lệch chỉ dao động từ 1.24 đến 3.64 kg.

1.3. Chỉ số BMI trung bình

* Chỉ số BMI của phụ nữ Xã Mỹ Hương tuổi từ 18 - 54 là 19.5 ± 1.67 kg/m2.

* Chỉ số BMI khác nhau ở các lứa tuổi khác nhau và cao hơn chỉ số BMI của phụ nữ bình thường thập kỷ 90 ở độ tuổi 18 - 19, thấp hơn ở độ tuổi 30 - 54.

1.4. Chỉ số vòng 1, vòng 2, vòng 3

* Chỉ số vòng 1, vòng 2, vòng 3 trung bình của phụ nữ xã Mỹ Hương trong độ tuổi 18 - 54 lần lượt là: 81.08 ± 7.72 cm, 68.41 ± 6.7 cm, 83.64 ± 6.41 cm.

* Chiều hướng biến thiên của ba chỉ số này khác nhau.

* Chỉ số vòng 1 của phụ nữ xã Mỹ Hương cao hơn chỉ số vòng 1 của phụ nữ Việt Nam bình thường thập kỷ 90 ở mọi lứa tuổi.

* Chỉ số vòng 2, vòng 3 của phụ nữ xã Mỹ Hương thấp hơn chủa phụ nữ Việt Nam bình thường thập kỷ 90 ở độ tuổi từ 39 - 54.

1.5. Chỉ số nhịp tim trung bình

* Chỉ số nhịp tim của phụ nữ xã Mỹ Hương trong độ tuổi 18 - 54 trung bình là 75.8 ± 7.27 nhịp/phút,

* Chỉ số này thấp hơn nhịp tim trung bình của phụ nữ bình thường Việt Nam thập kỷ 90 ở mọi lứa tuổi nhưng trị số chênh lệch nhỏ chỉ từ 0.12 đến 1.02 nhịp/phút.

1.6. Chỉ số HA trung bình

* Chỉ số HATT và HATTr của phụ nữ xã Mỹ Hương trong độ tuổi 18 - 54 lần lượt là 113.43 ± 8.79 mmHg và 73.6 ± 7.85 mmHg.

* Chỉ số HATT và HATTr của phụ nữ xã Mỹ Hương cao hơn chỉ số HATT và HATTr của phụ nữ bình thường thập kỉ 90 nhưng vẫn nằm trong chỉ số huyết áp của những người bình thường.

2. Đề nghị:

2.1. Cần đẩy mạnh hơn nữa các đề tài nghiên cứu về tầm vóc và thể lực

của tất cả các lứa tuổi, đặc biệt là của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

2.2. Để đánh giá được đồng bộ hơn sức khoẻ của phụ nữ xã Mỹ Hương tôi đề nghị được nghiên cứu về nhiều chỉ số trên nhiều đối tượng hơn.

2.3. Để chăm sóc sức khoẻ phụ nữ trong xã được tốt hơn tôi đề nghị:

* UBND xã Mỹ Hương, ban dân số xã Mỹ Hương, trạm y tế xã Mỹ Hương cần phối hợp để đề ra và thực hiện nhiều chương trình kiểm tra và chăm sóc sức khoẻ của phụ nữ trên địa bàn của xã.

* Đẩy mạnh phát triển kinh tế, tuyên truyền thực hiện chính sách

KHHGĐ để nâng cao đời sống cho phụ nữ trên địa bàn của xã.

* Giáo dục ý thức tự chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ thông qua kênh truyền thanh của địa phương, thông qua kênh tuyên truyền lưu động…

* Các phụ nữ cần bổ sung chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể

thao, chế độ làm việc hợp lí để mỗi người có một thân hình cân đối, một sức khoẻ dẻo dai.

Trong quá trình nghiên cứu, điều tra, tôi đã hết sức cố gắng, chọn lọc thống kê những kết quả chính xác nhất. Song chắc chắn không tránh hỏi những thiếu sót nhất định. kính mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy cô và đông đảo các bạn sinh viên để đề tài này được hoàn thiện hơn nữa.

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Thị Phương Anh (2005), Nghiên cứu một số chỉ tiêu thể lực sinh lý

của sinh viên truờng đại học sư phạm Hà Nội 2.

2. Lê Thanh Hà (2005), Nghiên cứu một số chỉ tiêu thể lực sinh lí của học

sinh trung học phổ thông huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

3. Nguyễn Đoàn Hương, Lê Thị Tuyết Lan, Trần Liên Minh và cộng sự (1979), “Một số đặc điểm về thể lực của sinh viên thành phố HCM, 1979”.

Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam,

Nxb y học, Hà Nội, tr. 72 - 74.

4. Đào Huy Khê, Nguyễn Hữu Cường và Nguyễn Yên (1996), “Các chỉ số

dinh dưỡng của người lớn một xã thuộc tỉnh Hà Tây” . Kết quả bước đầu

nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người việt Nam, Nxb y học, Hà Nội. 5. Nguyễn Quang Mai (2004), Sinh lí người và động vật, Nxb khoa học và kỹ

thuật.

6. Lê Nam Trà và cộng sự (1995), “Bàn về đặc điểm tăng trưởng người Việt

Nam. Đặc điểm sinh thể người Việt Nam”. Đặc điểm sinh thể con người

Việt Nam, tình trạng dinh dưỡng và các biện pháp nâng cao sức khoẻ, Đề

tài KX - 07 - 07, Hà nội, tr. 59 - 63.

7. Lê Ngọc Trọng, Lê Nam Trà, Nguyễn Văn Tường và cộng sự (2002), Giá

trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 – thế kỷ XX, Nxb Y

học.

8. Nguyễn Văn Yên (2003), Sinh học người, Nxb đại học quốc gia Hà Nội, tr.

69 - 74.

9. Phillips - Chilton (1998), Sinh học tập 1, Nxb GD. 10. Www.medinet.hochiminh city.gov.vn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu thể lực, sinh lý của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 18 54 trên địa bàn xã mỹ hương huyện lương tài tỉnh bắc ninh (Trang 44)