Phần 5 NHỮNG LƯU Ý KHI GIẢI TRẮC NGHIỆM BÀI TOÁN ĐIỆN XOAY CHIỀU

Một phần của tài liệu Bài toán điện xoay chiều về mối liên hệ giữa u và i bài toán cộng hưởng điện (Trang 34)

BÀI TOÁN ĐIỆN XOAY CHIỀU

- Đọc kĩ đề bài, phân biệt các giá trị hiệu dụng, giá trị cực đại, giá trị tức thời.

- Xác định đúng biểu thức U, I của đoạn mạch đang xét, các thành phần R, L, C của đoạn mạch đó.

- Hiệu điện thế thành phần có thể lớn hơn hiệu điện thế toàn mạch.

- Hiệu điện thế xoay chiều hai đầu mạch được giữ không đổi là một dữ kiện thường bị bỏ quên, đặc biệt trong các bài toán có các linh kiện thay đổi.

- Các phép biến đổi nếu không tinh ý sẽ rất cồng kềnh và lâu, nên ta ít khi sử dụng phép thế ngay từ đầu mà thường lập tỉ số hoặc dùng phép trừ, dùng giản đồ véctơ,…

- Đối với dạng tìm tỉ lệ giữa a và b thông qua một phương trình liên hệ tuyến tính ta có thể thay giá trị b = 1 từ đó giải ra a. Cách làm này rất hữu hiệu đối với những bài cho U1 = f(R,ZL,ZC) hoặc P1 = f(R,ZL,ZC) tìm U2 = f(R,ZL,ZC) hoặc P2 = f(R,ZL,ZC), với các giá trị R, ZL, ZC không đủ dữ kiện để giải ra giá trị mà phải lập tỉ lệ để triệt đi.

- Đối với các đáp án kép (gồm 2 thành phần), ta tìm một thành phần dễ trước, sau đó loại những đáp án không có thành phần đó rồi tiếp tục tìm thành phần còn lại. Nếu không kịp thời gian có thể thế đáp án lên đề bài.

- Nhớ một số biến đổi giá trị thập phân lẻ về dạng , dạng căn . Ví dụ : 1,4142 = , 10 = , 0,318=1/, 1,732 = ,…

- Vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản trong bước tóm tắt nếu đề bài không cho, chú ý các thành phần điện áp chung nhau một hoặc nhiều thành phần.

Một phần của tài liệu Bài toán điện xoay chiều về mối liên hệ giữa u và i bài toán cộng hưởng điện (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w