Công nghệ SED cho ra đời các sản phẩm tivi độ nét cao (HDTV):

Một phần của tài liệu Màn hình CRT (Trang 32 - 33)

TV SED là tivi độ nét cao (HDTV) có độ phân giải lý tưởng 1080p (1.920x1.080 pixel), và loạt sản phẩm đầu tiên có đường chéo chính xác là 50".

So sánh Tivi SED với TV CRT

Công nghệ màn hình SED, về cơ bản khá giống với màn hình CRT, cũng dựa vào sự phát sáng của chất huỳnh quang khi bị electron đập vào. Tuy nhiên, màn hình SED có một cải tiến vượt bậc so với màn hình CRT, đó là thay vì sử dụng một súng phóng điện tử để điều khiển sự phát sáng của toàn bộ điểm ảnh, màn hình SED sử dụng riêng một súng phóng điện tử cho từng điểm ảnh. Với màn hình CRT, để có thể điều khiển một chùm tia electron quét khắp chiều ngang và chiều dọc màn hình, yêu cầu đầu tiên là quỹ đạo của chùm tia electron trong từ trường phải đủ dài, tương ứng với độ lớn của màn hình. Điều này gây ra nhược điểm của màn hình CRT là chiều dày quá lớn. Nhược điểm thứ hai của màn hình CRT, đó là tần số quét. Do chỉ với một chùm tia electron, lại phải quét suốt toàn bộ các điểm ảnh trên màn hình để hiển thị một khung hình, nên thời gian hiển thị một khung hình sẽ càng lớn khi số điểm ảnh càng lớn. Điều này gây trở ngại cho việc sản xuất các màn hình có kích thước lớn. Một nhược điểm nữa của màn CRT là do chùm tia electron phải quét xung quanh một tâm, nên bề mặt màn hình là bề mặt cong (đó là hồi trước, còn giờ đây thì đã có màn CRT phẳng). Bằng việc sử dụng một súng

phóng điện tử cho một điểm ảnh riêng biệt, màn hình SED đã khắc phục hoàn toàn ba nhược điểm nói trên của màn hình CRT. Do mỗi điểm ảnh có một súng phóng điện tử riêng, nên chùm electron sau khi được tăng tốc bởi điện trường sẽ tới đập thẳng vào màn huỳnh quang mà không cần bay qua vùng từ trường, nên bề dày của màn hình SED rất bé, chỉ ngang ngửa với màn hình LCD và Plasma. Mỗi điểm ảnh được điều khiển độc lập bởi một súng phóng nên toàn bộ điểm ảnh trên khung hình sẽ hiển thị cùng một lúc, tần số hiển thị sẽ lớn hơn nhiều so với tần số quét của màn hình CRT. Và cuối cùng, không hề có bất cứ một quá trình "quét" nào với màn hình SED, nên hiển nhiên bề mặt màn hình sẽ là bề mặt phẳng. Như vậy, nhờ dựa trên công nghệ truyền thống của màn hình CRT nên màn hình SED sẽ có chất lượng hình ảnh ngang ngửa màn hình CRT, tuy nhiên có kích thước màn hình lớn hơn, độ phân giải cao hơn, và nhỏ gọn hơn.

Màn hình FED (Field Emission Display)

Field emission display (FED) là một cấu trúc đơn giản cho hiệu suất độ

chói cao. Đây là dạng hiển thị không cần ánh sáng bối cảnh, bộ lọc mầu, kính phân cực hay một màng quang như trong màn hinh LCD. Nghĩa là cấu màn hình FED là đơn giản hơn màn hình LCD. Thêm nữa là màn hình FED có thời gian đáp ứng hình ảnh nhanh hơn. Độ mở rộng góc nhìn và nhiệt độ là lớn hơn LCD. Chúng có thể hiển thị hìnha ảnh tĩnh và động, trong môi trường xung quanh là nóng hay lạnh, cho cá nhân hay tập thể sử dụng . Field emission display (FED) có cấu trúc tương đương như cathode ray tube (CRT). Both FEDs and CRTs đều sử dụng huỳnh quang để tạo ra độ chói và phụ thuộc vào áp suất thấp (chân không) để duy tri sự phát xạ của electron.Cơ chế hoạt động của FED bao gồm trường kích thích phát xạ electron vào huỳnh quang và phát sinh độ chói. Trường phát xạ dùng điện trường cao tốt hơn là nhiệt điện tử để tách electron trong chân không.

Một phần của tài liệu Màn hình CRT (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w