5. Các bƣớc thực hiện
3.5 Các mốc thời gian quan trọng
- Ngày 29/06/2001: Quốc hội ra Nghị quyết về chủ trƣơng xây dựng Nhà máy Thủy điện Sơn La.
- Tháng 12/2002: Báo cáo nghiên cứu khả thi đã đƣợc Nghị quyết tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XI (Tháng 12/2002) thông qua. Quốc hội yêu cầu Chính phủ chỉ đạo tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch bậc thang thủy điện sông Đà.
- Năm 2003: EVN đã hoàn chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi thực hiện phƣơng án Sơn La thấp có mức nƣớc dâng 215 m, với quy hoạch 3 bậc thang. Lựa chọn phƣơng án này cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận giảm hiệu quả chống lũ từ tần suất 1.000 năm của phƣơng án Sơn La cao xuống còn 500 năm (hiện hồ Hòa Bình và Thác Bà mới chỉ có khả năng chống lũ tần suất 125 năm).
- Tháng 12/2003: Những ngƣời thợ đầu tiên thuộc Tổng công ty Xây dựng Sông Đà có mặt tại công trƣờng.
- Ngày 15/01/2004: Thủ tƣớng Chính phủ đã ra quyết định số 09/QĐ-TTg phê duyệt đầu tƣ Dự án Thủy điện Sơn La và thành lập Ban chỉ đạo Nhà nƣớc về công trình TĐSL. Phó Thủ tƣớng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp làm Trƣởng ban Chỉ đạo.
- Ngày 15/03/2004: Kênh dẫn dòng, hạng mục quan trọng có tính chất quyết định đến tiến độ công trình, đƣợc thi công.
- Ngày 13/11/2005: Tổng công ty Sông Đà đã nổ mìn, phá đê quai để đƣa nƣớc sông Đà vào kênh dẫn dòng.
- Ngày 02/12/2005: Khởi công xây dựng đồng thời ngăn sông đợt 1 Nhà máy Thủy điện Sơn La – công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á .
- Ngày 11/01/2008: Những khối bêtông đầm lăn đầu tiên đã chính thức đƣợc sản xuất.
- Ngày 23/12/2008: Ngăn sông Đà đợt 2. Theo kế hoạch, đến 03/01/2009 mới tiến hành ngăn sông Đà đợt 2, nhƣng trên cơ sở hội đủ các yếu tố về điều kiện thuỷ văn; Đồng thời, công tác chuẩn bị của Chủ đầu tƣ và các nhà thầu cho việc ngăn sông đã hoàn tất, nên việc ngăn sông Đà đợt 2 đã đƣợc thực hiện sớm hơn 7 ngày so với kế hoạch.
- Ngày 15/05/2010: Đúng 15 giờ 30 ngày 15/05, Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng đã phát lệnh ngăn sông, đóng kênh dẫn dòng, chính thức tích nƣớc hồ thủy điện Sơn La.
- Đến ngày 05/11/2010, hồ chứa đã tích nƣớc đến cao trình 189,3 m và đang điều tiết giữ mực nƣớc không vƣợt cao trình thiết kế năm 2010 là 190 m. Công tác xây lắp các hạng mục công trình đáp ứng yêu cầu phát điện tổ máy số 1 vào tháng 12/2010 và đảm bảo chống lũ năm 2011.
- Ngày 20/08/2010: Lắp đặt thành công Rotor tổ máy số 1 (Hình 3.3). Đây là mốc quan trọng để tiến tới chạy thử các hệ thống thiết bị phụ, đáp ứng phát điện tổ máy số 1 đúng tiến độ, vào cuối tháng 12/2010. Rotor tổ máy số 1 có trọng lƣợng nặng 1.000 tấn, đƣờng kính 15,589 m, chiều cao 2,816 m - là kết cấu nặng nhất trong các thiết bị lắp đặt tại công trƣờng và là Rotor nặng nhất trong các nhà máy thủy điện của Việt Nam.
Hình 3.3 Lắp đặt thành công Rotor tổ máy số 1 ngày 20/08/2010. - Ngày 25/08/2010: Kết thúc quá trình đổ bê tông đầm lăn, đạt 2,7 triệu m3.
- Ngày 18/11/2010: Khởi động không tải tổ máy số 1. Ngày 17/12/2010, phát điện tổ máy số 1 lên lƣới điện quốc gia.
- Ngày 21/04/2011: Đúng 11 giờ 10 phút ngày 12/04, tổ máy số 2 thủy điện Sơn La đã chính thức khởi động không tải, theo đó, các thông số ban đầu cho thấy: độ đảo, độ rung, nhiệt độ…của các thiết bị nằm trong giới hạn cho phép. Sau đó, các đơn vị thi công tiến hành thực hiện các thí nghiệm hiệu chỉnh khác. Phát điện tổ máy số 2 lên lƣới điện quốc gia.
- Ngày 25/08/2011: Phát điện tổ máy số 3 lên lƣới điện quốc gia. - Ngày 19/12/2011: Phát điện tổ máy số 4 lên lƣới điện quốc gia.
- Ngày 28/04/2012: Đúng 8 giờ 3 phút ngày 28/04, tổ máy số 5 (công suất 400MW) Nhà máy Thủy điện Sơn La đã khởi động chạy không tải thành công, dƣới sự chứng kiến của Phó Thủ tƣớng Hoàng Trung Hải. Phát điện tổ máy số 5 lên lƣới điện quốc gia.
- Ngày 26/09/2012: Tổ máy số 6, tổ máy cuối cùng của nhà máy Thủy điện Sơn La, đã đƣợc khởi động không tải vào lúc 9 giờ ngày 23/09, sớm hơn dự kiến 1 ngày và các đơn vị thi công đang hoàn tất công việc cuối cùng để sẵn sàng cho tổ máy này phát điện, hòa lƣới điện quốc gia vào ngày 27/09.
- Sau 7 năm xây dựng, ngày 23/12/2012, Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức tuyên bố và cắt băng khánh thành Thủy điện Sơn La (vƣợt tiến độ Quốc hội phê duyệt 3 năm), công trình thủy điện có công suất lớn nhất Đông Nam Á.
Phần KẾT LUẬN
Qua nội dung của đề tài, ta sẽ biết đƣợc về khái niệm cũng nhƣ quá trình hình thành và phát triển của thủy điện. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, kèm theo sự phát triển của xã hội là những đòi hỏi về sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật, nhất là về mặt khai thác năng lƣợng. Đáp ứng nhu cầu cấp bách đó, bằng sức mạnh trí tuệ của mình, con ngƣời đã thay thế các bánh xe guồng nƣớc từ hơn 2.000 năm trƣớc ở Hy Lạp, hay các guồng quay bằng gỗ bởi nhà máy thủy điện đƣợc xây dựng tại bang Wisconsin (Hoa Kỳ) vào năm 1882. Đó cũng là nhà máy thủy điện đầu tiên trên thế giới. Từ nền tảng ấy, thủy điện ngày càng lớn mạnh với quy mô toàn cầu. Điểm qua tình hình trên thế giới ta thấy thủy điện chiếm vai trò hết sức quan trọng, nó đang đóng góp khoảng 20% tổng công suất điện năng, tƣơng đƣơng 2.600 TWh/năm. Đối với một số nƣớc nó còn là nguồn năng lƣợng chủ yếu nhƣ Na Uy, Iceland. Dựa theo bảng thống kê trữ lƣợng thủy năng thì châu Á là khu vực có diện tích, trữ lƣợng và mật độ công suất lớn nhất trong các châu lục. Cho đến hôm nay đã có nhiều nhà máy lớn và hiện đại đƣợc xây dựng ở nhiều quốc gia.
Đánh giá cả trên điều kiện địa hình và khí hậu, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về thủy điện. Theo ƣớc lƣợng, tổng tiềm năng thủy điện trên lý thuyết có thể đạt sản lƣợng đến 300 tỷ KWh/năm, công suất lắp máy đƣợc đánh giá vào khoảng 34.647 MW. Hiện nay, thủy điện là một trong những nguồn năng lƣợng chính đáp ứng nhu cầu điện quốc gia. Nhìn chung, ngành Điện lực Việt Nam có thể chia thành các giai đoạn phát triển sau: Giai đoạn 1954 - 1975, giai đoạn 1975 - 1995, giai đoạn 1995 - 2010. Và vào ngày 21/07/2011 Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 do Viện năng lƣợng lập. Quy hoạch đề ra một số mục tiêu cần đạt đƣợc trên các lĩnh vực năng lƣợng điện, để ngành Điện lực phấn đấu hoàn thành, nhằm nâng cao năng lực cung ứng điện năng cho toàn đất nƣớc.
Luận văn đã thống kê một cách tổng quan về hệ thống hồ chứa và nhà máy thủy điện ở Việt Nam. Bảng thống kê nêu một số thông tin cơ bản về các nhà máy thủy điện trên khắp 63 tỉnh và thành phố nhƣ: địa điểm, công suất lắp đặt, tổng vốn đầu tƣ, thời gian khởi công và thời gian hoàn thành của nhà máy. Bên cạnh đó còn có các công trình thuộc địa bàn nhiều tỉnh. Ngoài ra, luận văn còn giới thiệu tổng quát các đặc điểm cấu tạo, nguyên lý hoạt động, phân loại nhà máy thủy điện. Về phần cấu tạo, thiết bị trong nhà máy đƣợc chia thành các loại: Thiết bị động lực gồm Turbine thủy lực, máy phát thủy điện; Thiết bị cơ khí gồm cửa van trên thành ống dẫn Turbine, cửa van cửa ra ống hút, thiết bị nâng chuyển; Thiết bị điện gồm máy biến áp chính, hệ thống điện lực tĩnh; Cuối cùng là các hệ thống thiết bị phụ, gồm hệ thống dầu, hệ thống cung cấp nƣớc kỹ thuật, hệ thống khí nén, hệ thống tháo nƣớc ở các tổ máy và hệ thống tiêu nƣớc. Tất cả các nhà máy thủy điện phát ra năng lƣợng điện đều dựa trên nguồn năng lƣợng cơ năng của dòng nƣớc. Trong đó, hoạt động của Turbine đóng vai trò rất quan trọng. Tùy thuộc
vào vị trí địa lý mà nhà máy thủy điện đƣợc phân thành ba loại cơ bản: nhà máy thủy điện ngang đập, nhà máy thủy điện sau đập, nhà máy thủy điện đƣờng dẫn. Luận văn đã giới thiệu chung nhất về ba loại nhà máy này. Ngoài cách phân loại cơ bản trên, nhà máy thủy điện còn đƣợc phân loại theo vị trí tƣơng đối của bản thân nhà máy trong bố trí tổng thể, công suất lắp đặt, cột nƣớc và theo kết cấu (các nhà máy thủy điện đặc biệt). Tính đến thời điểm hiện tại thì Việt Nam đang sở hữu nhà máy thủy điện lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đó là nhà máy thủy điện Sơn La. Nó đƣợc luận văn đề cập đến với các thông tin nhƣ là: vị trí, nhiệm vụ, quy mô, các thông số kỹ thuật chính, bố trí tổng thể, giải pháp kết cấu chính, thiết bị công nghệ chính và các mốc thời gian quan trọng của công trình.
Từ những kết quả đạt đƣợc ở trên và so sánh với mục đích đã đề ra khi bắt đầu thực hiện đề tài em cảm thấy đề tài đã cơ bản hoàn thành. Nếu nhƣ có thời gian và điều kiện để phát triển đề tài một cách sâu hơn, em sẽ trực tiếp đến tham quan các nhà máy thủy điện điển hình trên từng khu vực của đất nƣớc. Từ đó sẽ có đƣợc cái nhìn khách quan và toàn diện hơn về các nhà máy thủy điện so với việc thu thập thông tin trên lý thuyết. Đồng thời có thể đúc kết đƣợc lợi ích mà thủy điện mang lại, cũng nhƣ ảnh hƣởng của nó đến con ngƣời và thiên nhiên xung quanh khu vực công trình.
Do việc nghiên cứu đề tài thực hiện dựa trên các thông tin qua sách, báo, Internet,… nên việc có chút thiếu sót về số lƣợng các nhà máy hiện có ở nƣớc ta là điều không tránh khỏi. Rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến từ quý thầy cô và các bạn để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Sĩ Dự, Nguyễn Duy Hạnh, Huỳnh Tấn Lƣợng, Phan Kỳ Nam. Công trình trạm thủy điện. Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội. Năm 2003.
2. Nguyễn Xuân Hoàng. Giáo trình năng lƣợng tái tạo. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. Năm 2004.
3. Trần Vinh Phú. Điều khiển Turbine thủy điện. Luận văn thạc sĩ kỹ thuật ngành tự động hóa. Trƣờng Đại học kỹ thuật công nghiệp. Đại học Thái Nguyên. Năm 2009.
4.Website http://evngenco2.vn/tin-tuc/tin-nghanh-dien/106-tap-doan-dien-luc-viet- nam-buoc-ngoat-lich-su.html 5. Website http://ievn.com.vn/tin-tuc/Quy-hoach-phat-trien-dien-Viet-Nam-giai- doan-2011-2020-tam-nhin-2030-muc-tieu-va-noi-dung-phat-trien-nang-luong-tai-tao-1- 731.aspx 6. Website http://luanvan.co/luan-van/thiet-ke-to-chuc-thi-cong-cong-trinh-thuy- dien-son-la-27893/ 7. Website https://sites.google.com/site/vnggenergy/thuydien 8. Website http://tainguyennuoc.vn/forum/showthread.php?p=9806 9. Website http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/101972/nhung--cot-moc--dang-nho-o- thuy-dien-son-la.html 10. Website http://www.baobinhdinh.com.vn/kinhte-phattrien/2008/4/58574/ 11. Website http://www.dalat.gov.vn/web/books/diachidalat/phan3/c4-3-1.htm 12. Website http://www.dulichvanhoaviet.com.vn/Location/Details/thac-ankroet 13. Website http://www.tienphong.vn/xa-hoi/595804/VN-co-7500-nha-may-thuy- dien-ho-chua-tren-song-tpp.html