Trình bày báo cáo tài chính Báo cáo tài chính giữa niên độ phải được trình bày so sánh với số liệu báo cáo tài chính giữa niên độ kỳ trước Nếu có thay đổi chính sách kế toán thì phải trình bày lại các báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu SO SÁNH CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ (Trang 33 - 35)

niên độ kỳ trước. Nếu có thay đổi chính sách kế toán thì phải trình bày lại các báo cáo tài chính giữa niên độ kỳ trước.

IAS 36 - Tổn thất tài sản

1) Mục đích Không có chuẩn mực kế toán Việt Nam

tương đương

Đảm bảo cho tài sản được ghi nhận không thấp hơn giá trị có thể thu hồi cũng như qui định cách tính toán giá trị có thể thu hồi.

2) Giá trị ghi nhận tổn thất tài

sản VN GAAP không đề cập tới vấn đề này,tài sản thông thường chỉ được ghi nhận theo giá gốc.

Theo IAS 36, nếu có bằng chứng về sự giảm giá trị tài sản, doanh nghiệp phải đánh giá và xác định giá trị có thể thu hồi của tài sản. Sự giảm giá trị của một tài sản được trình bày trên báo cáo tài chính là chênh lệch giữa giá trị còn lại và giá trị có thể thu hồi của tài sản đó. Giá trị thu hồi là giá trị cao hơn giữa giá bán thuần và giá trị của tài sản đó trong sử dụng. Tổn thất tài sản nên được ghi nhận như một khoản giảm trừ giá trị còn lại tài sản và một khoản chi phí được trình bày trên báo cáo kết quả kinh doanh.

IAS 37 và VAS 18 – Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng

1) Các khoản dự phòng Một khoản dự phòng chỉ được ghi nhận khi thoả mãn các điều kiện sau:

- Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ (trách nhiệm pháp lý hoặc trách nhiệm liên đới) do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra, dẫn tới sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra; và giá trị của nghĩa vụ nợ đó có thể được ước tính một cách đáng tin cậy.

- Giá trị ghi nhận một khoản dự phòng phải là giá trị được ước tính hợp lý nhất về khoản tiền sẽ phải chi để thanh toán nghĩa vụ nợ hiện tại tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

- Các khoản dự phòng phải được xem xét và điều chỉnh tại mỗi thời điểm kết thúc kỳ kế toán năm để phản ánh ước tính chính xác nhất tại thời điểm hiện tại.

2) Nợ tiềm tàng Nợ tiềm tàng phát sinh khi:

- Sự tồn tại của nghĩa vụ nợ này sẽ chỉ được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc không

hay xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được.

- Không chắc chắn có sự giảm sút về lợi ích kinh tế do việc phải thanh toán nghĩ vụ nợ; hoặc - Giá trị nghĩa vụ nợ đó không xác định một cách đáng tin cậy.

Doanh nghiệp không được ghi nhận các khoản nợ tiềm tàng mà chỉ cần phải trình bày các khoản nợ tiềm tàng trên báo cáo tài chính. Nếu khả năng giảm sút lợi ích kinh tế là khó xảy ra thì không phải trình bày.

3) Tài sản tiềm tàng Tài sản tiềm tàng phát sinh khi có khả năng gia tăng lợi ích kinh tế của doanh nghiệp có khả

năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và sự tồn tại của tài sản này chỉ được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hạơc không hay xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được.

Doanh nghiệp chỉ phải trình bày các tài sản tiềm tàng trên Báo cáo tài chính mà không được ghi nhận. Nếu khoản thu nhập gần như chắc chắn thì tài sản liên quan đến nó không còn là tài sản tiềm tàng nữa và được ghi nhận trên báo cáo tài chính là hoàn toàn hợp lý.

Một phần của tài liệu SO SÁNH CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w