Giải pháp

Một phần của tài liệu KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH (Trang 32 - 36)

II/ Cuộc Đạisuy thoái 1929 – 1933, khủng hoảng tài chín hở Mỹ 2007 2009

1/ Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933

1.4/ Giải pháp

- Khủng hoảng kinh tế đã đe dọa nền thống trị của chủ nghĩa tư bản ở các nước vì vậy đòi hỏi các nước phải tìm con đường để giải quyết hậu quả của khủng hoảng kinh tế.

- Để cứu vãn tình hình, chính phủ các nước tư bản thi hành một số chính sách như đánh thuế nhập cảng nặng để hạn chế hàng hoá nước ngoài vào, lấy tiền trong ngân quỹ nhà nước trợ cấp cho các nhà tư bản.

- Ở Mỹ. ban đầu, các nhà hoạch định chính sách cố gắng khôi phục lòng tin cho thị trường bằng các bài phát biểu trấn an người dân, tổng thống Herbert Hoover làm yên lòng người Mỹ rằng kinh tế nước này vẫn tiến triển tốt.

- Mọi thứ chỉ thay đổi sau khi tổng thống Franklin D Roosevelt lên làm tổng thống năm 1932, chính phủ can thiệp vào để khởi động lại chương trình trợ cấp thất nghiệp cho người dân, ổn định thị trường bằng cách hạn chế sản xuất, khuyến khích phát triển chương trình an sinh xã hội. Tuy nhiên, chính quyền của ông Roosevelt không có nhiều thành công trông hồi phục tăng trưởng kinh tế và lòng tin người tiêu dùng vẫn ở mức thấp.

- Cuộc Đại Khủng Hoảng kéo dài bất chấp một loạt các biện pháp mới nhằm giảm nhẹ thiệt hại cho người dân, cụ thể là cung cấp thêm việc làm mới, hỗ trợ hay bảo vệ các khoản thế chấp. Mãi đến đầu Chiến tranh Thế giới thứ Hai, khi chính phủ Mỹ áp dụng lý thuyết kinh tế học Keynes với trọng tâm chính là nêu bật vai trò tăng trưởng tiền lương (để tăng tổng cầu) và vai trò của nhà nước trong việc quản lý nền kinh tế, nền kinh tế mới hồi phục.

- Sản lượng sản xuất tăng gấp đôi trong chiến tranh, tình trạng thất nghiệp biến mất khi phụ nữ và người da đen được kêu gọi tham gia vào lực lượng lao động thay cho hàng triệu người đã tham gia vào quân ngũ.

- Cuộc khủng hoảng kéo dài trong 4 năm, đến năm 1933 thì chấm dứt.

Một phần của tài liệu KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w