0
Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

SPSS với một vài bài toán thực tế

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG SPSS ĐỂ TÌM HIỂU VỀ CÁC HỆ SỐ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC CẶP BIẾN (Trang 41 -41 )

Bài toán 1: Sử dụng SPSS để tìm mối tương quan giữa cân nặng và vòng eo:

Tiến hành đo lường cân nặng và vòng eo của 15 thành viên trong gia đình được kết quả như sau:

Trọng lượng(kg) Vòng eo(cm)

54 71 42 64 52 75 59 72 46 67 57 75 65 80 85 84 75 80 65 78 45 66 50 65 52 70 38 59 47 62 Bước 1: Nhập liệu. - Mở SPSS.

Bước 2: Sử dụng SPSS tính hệ số tương quan r.

• Từ thực đơn dọc chọn Analyse/Correlate/Bivariate.

• Từ danh sách biến đưa hai biến trọng lượng và vòng eo

chuyển vào hộp Variable bằng cách nhấp chuột lên .

• Kích vào OK cho ta kết quả theo bảng sau:

Theo kết quả trên ta có hệ số tương quan của hai biến cân nặng và vòng eo là r = 0.927. Như vậy trong nhóm đối tượng này giữa cân nặng và vòng eo có mối tương quan thuận rất cao.

Bước 4: Dự đoán.

Nếu mối tương quan này lặp lại ở các nhóm đối tượng khác chúng ta có thể dựa vào vòng eo để tiên đoán trọng lượng.

Bài toán 2: Sử dụng SPSS để tìm mối tương quan giữa kết qua học tập và rèn luyện của sinh viên trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Miền Trung:

Tiến hành điều tra kết quả học tập và rèn luyện của gần 300 sinh viên trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Miền Trung được kết quả như sau (có bảng số liệu đính kèm):

Bước 1: Nhập liệu. - Mở SPSS.

- Khai báo tên biến : Chọn Variable View - khai báo tên biến theo hàng.

- Khai báo dữ liệu của biến: Chọn Data View - Khai báo dữ liệu của biến theo cột.

• Từ danh sách biến đưa hai biến điểm trung bình chung và điểm rèn luyện chuyển vào hộp Variable

bằng cách nhấp chuột lên .

• Kích vào Pearson để chọn hệ số tương quan r.

• Kích vào OK cho ta kết quả theo bảng sau:

Theo kết quả trên ta có hệ số tương quan của hai biến điểm trung bình chung và điểm rèn luyện là r = 0.629. Như vậy giữa điểm trung bình chung và điểm rèn luyện có mối tương quan thuận cao.

Kết quả này rất đúng với thực tế lâu nay chúng ta thấy, những học sinh, sinh viên có kết quả học tập tốt cũng chính là những học sinh, sinh viên có kết quả rèn luyện đạo đức tốt.

Số các sinh viên được chia làm hai nhóm.

Nhóm 1: Kết quả học tập và rèn luyện năm học thứ nhất của 131 sinh viên các lớp 4MA, 4Q, 5Q ta có kết quả như sau:

• Sử dụng SPSS tính hệ số tương quan r cho ta kết quả theo bảng sau:

Vậy hệ số tương quan r = 0,576. Hệ số tương quan này cho thấy mối liên hệ giữa điểm trung bình chung và điểm rèn luyện của 131 sinh viên các lớp 4MA, 4Q, 5Q ở mức trung bình.

Nhóm 2: Kết quả học tập và rèn luyện năm học thứ hai của 154 sinh viên các lớp 4T,5M, 4MB, 4Q ta có kết quả như sau:

• Sử dụng SPSS tính hệ số tương quan r cho ta kết quả theo bảng sau:

Vậy hệ số tương quan r = 0,662. Hệ số tương quan này cho thấy mối liên hệ giữa điểm trung bình chung và điểm rèn luyện của 154 sinh viên các lớp 4T, 5M, 4MB, 4Q ở mức cao.

Như vậy ở hai nhóm mối liên hệ giữa điểm trung bình chung và điểm rèn luyện có sự khác nhau. Một số vấn đề được đặt ra để tiếp tục tìm hiếu là:

Thứ nhất, ảnh hưởng của các nhân tố khác như Cán bộ lớp, giáo viên trong việc đánh giá, cho điểm đối với sinh viên. Đối với việc đánh giá điểm rèn luyện có sự khác nhau như thế nào giữa lớp có sự quản lí chặt chẽ, sát sao với các lớp khác.

khác nhau về thời gian học chuyên nghành có điểm trung bình chung học tập có khác nhau không.

KẾT LUẬN

Luận văn đã tập trung nghiên cứu lý thuyết hệ số tương quan, ứng dụng SPSS để tính các hệ số tương quan và đã đạt được những kết quả như sau:

• Trình bày một cách hệ thống những khái niệm và kiến thức cơ sở về lý thuyết xác suất và thống kê toán.

• Nêu được ứng dụng của SPSS để tính hệ số tương quan.

• Nêu được cách xử lý bộ số liệu thực tế bằng phần mềm SPSS và đưa ra kết luận.

Mặc dù đã cố gắng nỗ lực và nghiêm túc trong việc nghiên cứu học hỏi, song do hạn chế về thời gian và chuyên môn nên các kết quả đạt được còn hạn chế.

Đề tài có thể tiếp tục được nghiên cứu theo hướng:

• Ứng dụng SPSS để phân tích những bộ số liệu trong những nghiên cứu tiếp theo.

• Tiếp tục nghiên cứu về ứng dụng của SPSS trong các bài toán thống kê, bài toán phân tích hồi quy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Tiến Dũng, Đỗ Đức Thái, (2009), Nhập môn hiện đại xác suất và

thống kê, Trung tâm Toán tài chính và Công nghiệp Hà Nội.

[2]. Trần Thái Ninh, Nguyễn Cao Văn, (2008), Lý thuyết xác suất và thống kê

toán, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

[3]. Nguyễn Văn Quảng, (2008), Xác suất nâng cao, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[4]. Nguyễn Duy Tiến, Vũ Viết Yên, (2001), Lý thuyết xác suất, NXB Giáo dục. [5].http://www.geoviet.vn/TechConner/TechConner.aspx?

pid=403&lang=vn&id=479&nt=menu2&inpage=0&ArtID=335.

[6].http://www.ykhoa.net/baigiang/lamsangthongke/lstk12_Phantichtuongquan.p df

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG SPSS ĐỂ TÌM HIỂU VỀ CÁC HỆ SỐ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC CẶP BIẾN (Trang 41 -41 )

×